Tướng Tình Báo Chiến Lược PHẠM XUÂN ẨN Đã Trở Thành Điệp Viên Hoàn Hảo Như Thế Nào?

  1. Lịch sử

Tướng Tình Báo Chiến Lược PHẠM XUÂN ẨN Đã Trở Thành Điệp Viên Hoàn Hảo Như Thế Nào?

Ngày 12/9/1927 là ngày chào đời của cậu bé Nguyễn Văn Trung. Không ai ngờ sau này cậu bé sẽ trở thành điệp viên lừng danh và hoàn hảo Phạm Xuân Ẩn. Hoàn hảo bởi ông đã cung cấp được khối lượng những tin tức tình báo đồ sộ cùng những phân tích đánh giá sắc sảo cho Tổng hành dinh kháng chiến; bởi tư thế ung dung tự tại trong công việc; và bởi suốt 30 năm “hành nghề”, ông đã làm được những việc ít có nhà tình báo cổ kim Đông Tây nào làm nổi - giữ được hành tung của mình cho đến phút cuối cùng.

Trong lịch sử tình báo Việt Nam và thế giới không hiếm những điệp viên tài ba, có những chiến công lẫy lừng, những hy sinh lớn lao, khiến người đời khâm phục, thương cảm, nhưng phần lớn cuộc đời của họ thường gắn với chữ “bi”: bi thảm, bi kịch, thậm chí bi hài, cuộc sống và nội tâm bị giằng xé chí ít một bên là nghĩa vụ một bên là tình cảm, giữa những đòi hỏi khốc liệt, cân não của nhiệm vụ và khát khao cuộc sống bình yên đời thường.

Nhưng với Phạm Xuân Ẩn thì có khác: ông là một con người và một nhà tình báo có thể nói là hoàn hảo. Ông vừa là nhà báo danh tiếng vừa là điệp viên tài ba. Hai “tư cách” đó gần như suốt đời “chung sống” hoà hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, đến mức thực chất hình như ông chỉ làm một việc duy nhất: thu thập thông tin và phân tích chúng.

Sự khác biệt hoạ chăng chỉ là ở chỗ, như ông đã có lần nói, cái nào thì cần nói, cần gửi cho ai; cái nào bí mật cái nào công khai; nhưng tất cả đều trung thực, chuẩn xác, tạo nên uy tín và sự tin tưởng, quý phục cao độ từ phía Cách mạng cũng như dư luận nghề nghiệp và cả từ phía các “đối thủ” một mất một còn.

Cho đến những ngày cuối đời ông vẫn làm cái công việc đó, mang lại lợi ích cho xã hội, cho mọi người, và nhẹ nhàng ra đi trong sự trân trọng, cảm phục của người đời.

Link:

Tướng Tình Báo Chiến Lược PHẠM XUÂN ẨN Đã Trở Thành Điệp Viên Hoàn Hảo Như Thế Nào?

Ngày 12/9/1927 là ngày chào đời của cậu bé Nguyễn Văn Trung. Không ai ngờ sau này cậu bé sẽ trở thành điệp viên lừng danh và hoàn hảo Phạm Xuân Ẩn. Hoàn hảo bởi ông đã cung cấp được khối lượng những tin tức tình báo đồ sộ cùng những phân tích đánh giá sắc sảo cho Tổng hành dinh kháng chiến; bởi tư thế ung dung tự tại trong công việc; và bởi suốt 30 năm “hành nghề”, ông đã làm được những việc ít có nhà tình báo cổ kim Đông Tây nào làm nổi - giữ được hành tung của mình cho đến phút cuối cùng.

Trong lịch sử tình báo Việt Nam và thế giới không hiếm những điệp viên tài ba, có những chiến công lẫy lừng, những hy sinh lớn lao, khiến người đời khâm phục, thương cảm, nhưng phần lớn cuộc đời của họ thường gắn với chữ “bi”: bi thảm, bi kịch, thậm chí bi hài, cuộc sống và nội tâm bị giằng xé chí ít một bên là nghĩa vụ một bên là tình cảm, giữa những đòi hỏi khốc liệt, cân não của nhiệm vụ và khát khao cuộc sống bình yên đời thường.

Nhưng với Phạm Xuân Ẩn thì có khác: ông là một con người và một nhà tình báo có thể nói là hoàn hảo. Ông vừa là nhà báo danh tiếng vừa là điệp viên tài ba. Hai “tư cách” đó gần như suốt đời “chung sống” hoà hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, đến mức thực chất hình như ông chỉ làm một việc duy nhất: thu thập thông tin và phân tích chúng.

Sự khác biệt hoạ chăng chỉ là ở chỗ, như ông đã có lần nói, cái nào thì cần nói, cần gửi cho ai; cái nào bí mật cái nào công khai; nhưng tất cả đều trung thực, chuẩn xác, tạo nên uy tín và sự tin tưởng, quý phục cao độ từ phía Cách mạng cũng như dư luận nghề nghiệp và cả từ phía các “đối thủ” một mất một còn.

Cho đến những ngày cuối đời ông vẫn làm cái công việc đó, mang lại lợi ích cho xã hội, cho mọi người, và nhẹ nhàng ra đi trong sự trân trọng, cảm phục của người đời.

Link: ẠM XUÂN ẨN Đã Trở Thành Điệp Viên Hoàn Hảo Như Thế Nào?

Ngày 12/9/1927 là ngày chào đời của cậu bé Nguyễn Văn Trung. Không ai ngờ sau này cậu bé sẽ trở thành điệp viên lừng danh và hoàn hảo Phạm Xuân Ẩn. Hoàn hảo bởi ông đã cung cấp được khối lượng những tin tức tình báo đồ sộ cùng những phân tích đánh giá sắc sảo cho Tổng hành dinh kháng chiến; bởi tư thế ung dung tự tại trong công việc; và bởi suốt 30 năm “hành nghề”, ông đã làm được những việc ít có nhà tình báo cổ kim Đông Tây nào làm nổi - giữ được hành tung của mình cho đến phút cuối cùng.

Trong lịch sử tình báo Việt Nam và thế giới không hiếm những điệp viên tài ba, có những chiến công lẫy lừng, những hy sinh lớn lao, khiến người đời khâm phục, thương cảm, nhưng phần lớn cuộc đời của họ thường gắn với chữ “bi”: bi thảm, bi kịch, thậm chí bi hài, cuộc sống và nội tâm bị giằng xé chí ít một bên là nghĩa vụ một bên là tình cảm, giữa những đòi hỏi khốc liệt, cân não của nhiệm vụ và khát khao cuộc sống bình yên đời thường.

Nhưng với Phạm Xuân Ẩn thì có khác: ông là một con người và một nhà tình báo có thể nói là hoàn hảo. Ông vừa là nhà báo danh tiếng vừa là điệp viên tài ba. Hai “tư cách” đó gần như suốt đời “chung sống” hoà hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, đến mức thực chất hình như ông chỉ làm một việc duy nhất: thu thập thông tin và phân tích chúng.

Sự khác biệt hoạ chăng chỉ là ở chỗ, như ông đã có lần nói, cái nào thì cần nói, cần gửi cho ai; cái nào bí mật cái nào công khai; nhưng tất cả đều trung thực, chuẩn xác, tạo nên uy tín và sự tin tưởng, quý phục cao độ từ phía Cách mạng cũng như dư luận nghề nghiệp và cả từ phía các “đối thủ” một mất một còn.

Cho đến những ngày cuối đời ông vẫn làm cái công việc đó, mang lại lợi ích cho xã hội, cho mọi người, và nhẹ nhàng ra đi trong sự trân trọng, cảm phục của người đời.

Link:

https://youtu.be/5TNmXlqF3XQ

Từ khóa: 

lịch sử