Vai trò của tổ chức quốc tế?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Tổ chức quốc tế (International Organization) là một thể chế bao gồm các thành viên đến từ ba nước trở lên, hoạt động của nó vượt qua biên giới quốc gia, tạo điều kiện cho các thành viên thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức quốc tế đó. Các tổ chức quốc tế có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí như: - Lĩnh vực hoạt động: kinh tế, quân sự, văn hóa-xã hội,… - Quy mô: khu vực, liên khu vực, toàn cầu,… - Tên gọi đặc thù của tổ chức: hiệp hội, diễn đàn, quỹ,… Nhìn chung, cách phân loại đơn giản, dễ xác định nhất và được tất cả học giả công nhận là dựa trên cấp độ tham gia của các quốc gia thành viên. Trên cơ sở đó các TCQT được chia thành 2 nhóm chính là tổ chức liên chính phủ quốc tế (International Government Organization- IGO) và các tổ chức phi chính phủ quốc tế (International Non-Government Organization- INGO) Trong quan hệ quốc tế hiện nay, các TCQT được coi là chủ thể quan trọng nhất bên cạnh chủ thể quốc gia. - Đối với thế giới, các TCQT đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra nhịp cầu đối thoại hợp tác. Từ đó các tổ chức này cũng có nhiệm vụ nhất định trong việc tránh xung đột, xây dựng cơ chế đảm bảo hòa bình và hợp tác phát triển. Trong một thế giới với xu thế toàn cầu hóa, với những vấn đề thách thức loài người như môi trường, bệnh dịch, khủng bố,…các TCQT càng khẳng định vị thế và lợi thế trong việc giải quyết những vấn đề này. - Đối với mỗi quốc gia thành viên, các TCQT là phương tiện hữu hiệu giúp các nước thực hiện những mục tiêu phát triển quốc gia. Trên trường quốc tế, các TCQT giúp các nước thành viên có tiếng nói có trọng lượng hơn, nâng cao vị thế quốc tế trong ngoại giao song phương và đa phương.
Trả lời
Tổ chức quốc tế (International Organization) là một thể chế bao gồm các thành viên đến từ ba nước trở lên, hoạt động của nó vượt qua biên giới quốc gia, tạo điều kiện cho các thành viên thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức quốc tế đó. Các tổ chức quốc tế có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí như: - Lĩnh vực hoạt động: kinh tế, quân sự, văn hóa-xã hội,… - Quy mô: khu vực, liên khu vực, toàn cầu,… - Tên gọi đặc thù của tổ chức: hiệp hội, diễn đàn, quỹ,… Nhìn chung, cách phân loại đơn giản, dễ xác định nhất và được tất cả học giả công nhận là dựa trên cấp độ tham gia của các quốc gia thành viên. Trên cơ sở đó các TCQT được chia thành 2 nhóm chính là tổ chức liên chính phủ quốc tế (International Government Organization- IGO) và các tổ chức phi chính phủ quốc tế (International Non-Government Organization- INGO) Trong quan hệ quốc tế hiện nay, các TCQT được coi là chủ thể quan trọng nhất bên cạnh chủ thể quốc gia. - Đối với thế giới, các TCQT đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra nhịp cầu đối thoại hợp tác. Từ đó các tổ chức này cũng có nhiệm vụ nhất định trong việc tránh xung đột, xây dựng cơ chế đảm bảo hòa bình và hợp tác phát triển. Trong một thế giới với xu thế toàn cầu hóa, với những vấn đề thách thức loài người như môi trường, bệnh dịch, khủng bố,…các TCQT càng khẳng định vị thế và lợi thế trong việc giải quyết những vấn đề này. - Đối với mỗi quốc gia thành viên, các TCQT là phương tiện hữu hiệu giúp các nước thực hiện những mục tiêu phát triển quốc gia. Trên trường quốc tế, các TCQT giúp các nước thành viên có tiếng nói có trọng lượng hơn, nâng cao vị thế quốc tế trong ngoại giao song phương và đa phương.