Vai trò và vị thế của Thiên Hoàng?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1.1 Vai trò và vị thế của Thiên Tử trong Nho giáo nguyên bản của Trung Hoa 1.1.1 Vị thế của Thiên Tử trong Nho giáo nguyên thủy a) Tư tưởng của Khổng Tử Vua chúa được đề cập trong học thuyết Ngũ luân của Khổng Tử, là một học thuyết nhằm sắp đặt lại trật tự vốn đang rối ren của xã hội. Trong học thuyết Ngũ luân, ông đề cao năm mối quan hệ cơ bản, chủ yếu mà con người phải tuân theo: Quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu. Trong đó, quan trọng nhất là mối quan hệ quân thần. Ông chủ trương chính danh và cho rằng, xã hội loạn lạc mà ông đang sống là xã hội bất chính danh. Một xã hội chính danh là một xã hội mà vua phải ra vua, bề tôi phải ra bề tôi, cha phải ra cha, con phải ra con,... Khổng Tử phản đối việc ngôi vua duy trì theo huyết thống, dòng tộc. Ông cho rằng người cầm quyền phải là người có tài, có đức, bất kể xuất thân hay đẳng cấp của người ấy là như thế nào. Trong Luận ngữ, Nhan Uyên, 7, Khổng Tử nói: Vua phải đảm bảo cho dân được no ấm, phải xây dựng được lực lượng quân đội hùng hậu và đặc biệt phải chiếm được lòng tin của dân. Trong Luận ngữ, Tử Lộ, 9: Vua phải biết làm cho dân giàu và phải biết giáo hóa dân. b) Tư tưởng của Mạnh Tử Nếu Khổng Tử chủ trương chính danh, đức trị thì Mạnh Tử - người tiếp nối Khổng Tử lại nổi danh với học thuyết nhân chính. Trong đó có đề cập đến vai trò của Thiên Tử. Nhân chính tức là bảo vệ điều nhân, thực hiện điều nhân. Đã là vua thì phải kính đức bảo dân, đấy là nhân chính. Trong Mạnh Tử, Tận tâm, hạ, 14, ông nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Tức dân chúng là đáng quý trọng hơn tất cả, sau đó đến xã tắc và cuối cùng mới đến vua. Song, Mạnh Tử một mặt thừa nhận dân vi quý, một mặt vẫn thừa nhận chế độ đẳng cấp trong xã hội. Ông viết: Chính quyền của những người cai trị là của trời. Vua chúa đang thực hiện ý trời (trích Mạnh Tử, Đằng Văn Công, thượng, 4) . Ông cho rằng, về bản chất, con người phân làm hai hạng người, người lao tâm và người lao lực. Người lao tâm là vua chúa, quan lại, quý tộc – là những người có tài có đức, lo việc trị dân và sống dựa vào sức lao động của nhân dân. Người lao lực là nhân dân lao động, phải phục tùng và dùng sức lao động của mình để phụng dưỡng hạng người thứ nhất. 1.1.2 Vị thế của Thiên Tử thời Hán Nho Từ thời Hán, Nho giáo mới bắt đầu được trọng dụng với công lao lớn nhất thuộc về Đổng Trọng Thư. Ông đã san dịch, tập hợp kinh sách của Nho gia đã thất lạc thời Tần, kết hợp với học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành và đề cao vai trò của mệnh trời, của Thiên Tử. Từ đây, Nho giáo bên cạnh việc là một học thuyết chính trị thì mang màu sắc của tôn giáo. Trên cơ sở học thuyết Ngũ luân của Nho giáo Tiền Tần, ông đã tiếp thu và tuyệt đối hóa ba mối quan hệ đầu tiên trở thành ba mối quan hệ giường cột: Quân thần, phụ tử, phu phụ. Xét về mối quan hệ vua tôi. Nếu theo Khổng Tử là: Quân nhân thần trung. Thì đến Đổng Trọng Thư đã trở thành: Quân vi thần cương. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Thể hiện sự thần phục tuyệt đối, sự phục tùng vô điều kiện đối với Thiên Tử. Bên cạnh đó, Đổng Trọng Thư còn kết hợp yếu tố Âm – Dương cho rằng Thiên Tử là dương, thần tử là âm, mà mệnh trời thì phù dương chứ không phù âm. Bên cạnh Tam cương, Đổng Trọng Thư còn tuyệt đối hóa quyền lực của Thiên Tử bằng cách kết hợp giữa Nho giáo và yêu tố tâm linh thần bí. Ông đưa ra quan niệm: Vương giả là tam thông (王), tức là người thông hiểu cả ba cõi thiên – địa – nhân thì mới có thể làm vương. Thiên Tử là xứ giả, theo ý trời hành đạo nên con người phải phục mệnh Thiên Tử, tuyệt đối trung thành với Thiên Tử như là phục mệnh trời vậy. Mục đích của ông chính là thiết lập một trật tự xã hội đẳng cấp phân biệt, trên ra trên, dưới ra dưới mà cao nhất là Thiên Tử. Quyền lực của Thiên Tử là tuyệt đối, tất cả thần dân trong thiên hạ đều phải phục tùng và tuân theo. 1.2 Vai trò và vị thế của Thiên hoàng Nhật Bản thời phong kiến Cũng giống như các vị vua chúa của Trung Hoa được tôn xưng là “con trời”, là sứ giả của thần linh. Theo thần thoại Nhật Bản, các vị Thiên hoàng được xem là con cháu của Thái Dương Thần Nữ và do đó cũng được xem là Thần linh cho tới tận trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945. Tuy nhiên, khác với Trung Quốc, Thiên Tử là người đứng đầu nhà nước và nắm giữ quyền lực tuyệt đối; hầu như thời kỳ nào, Thiên hoàng Nhật Bản cũng luôn bị chi phối, điều khiển bởi các thế lực chính trị, với mức độ cao hay thấp. Thực tế đã chứng minh trong lịch sử, đã có sáu gia tộc không thuộc hoàng gia nắm quyền kiểm soát Thiên hoàng: Gia tộc Soga (khoảng năm 530-645), gia tộc Fujiwara (khoảng năm 850-1070), gia tộc Taira (1159-khoảng năm 1180), gia tộc Minamoto (và Mạc phủ Kamakura) (1192-1333), gia tộc Ashikaga (1336-1565) và Mạc phủ Tokugawa (1603-1867). Song, điều đặc biệt là mỗi shogun từ các gia tộc Minamoto, Ashikaga và Tokugawa phải được chính thức công nhận bởi Thiên hoàng, cho thấy trên danh nghĩa, Thiên hoàng vẫn là người nắm chủ quyền, mặc dù không thể thực hiện quyền hạn của mình một cách độc lập khỏi Mạc phủ. Sự phát triển của tầng lớp võ sĩ từ thế kỷ thứ X dần dần làm suy yếu quyền lực của hoàng gia trên nhiều lĩnh vực, dần dẫn đến bất ổn về chính trị. Thiên hoàng bắt đầu có sự xung đột với các shogun trị vì. Trong thực tế, đã có những cuộc chiến tranh nội bộ xảy ra nhằm tranh giành quyền lực thống trị tại Nhật Bản giữa phe phái thuộc Hoàng gia đứng đầu là Thiên hoàng và phe phái của Mạc phủ đứng đầu là các Shogun (Tướng quân). Một số trường hợp có thể kể đến, ví dụ như loạn Jokyu năm 1221 của Thiên hoàng Go-Toba chống lại Mạc phủ Kamakura và sự kiện Tân chính Kemmu năm 1336 dưới thời Thiên hoàng Go-Daigo đã cho thấy việc các Thiên hoàng bị tiếm quyền, mất đi quyền lực thống trị và mong muốn giành lại thực quyền từ trong tay các Shogun như thế nào. Đặc biệt, ở Nhật Bản, cùng với Phật giáo và Thần đạo, Nho giáo cũng được sử dụng, nhưng phạm vi của nó rất hẹp, không ra khỏi tầng lớp quý tộc và tăng sĩ. Nhưng vào thời Thiên hoàng Godaigo Chu Tử học – một trong những học phái Nho gia rất phát triển ở Nhật đã được ông đặc biệt trọng dụng. Thiên hoàng Godaigo là nhà chính trị lỗi lạc, ông sớm biết giá trị của Chu Tử học trong việc giáo dục lòng Trung quân, nên rất nhiệt tâm trong việc khuyến khích Chu Tử học phát triển. Cho nên trong những hoạt động cố gắng giành lại quyền lực cho dòng họ thiên hoàng dưới thời Nam Bắc triều với nền tân chính Kiến Vũ, người ta cho rằng ông đã dựa vào Chu Tử học để cố kết nhân tâm. Tuy nhiên cố gắng của Godaigo cũng không kéo vãn được tình thế, ông mất trong khi Kinh đô vẫn còn nằm trong tay dòng họ Tướng quân Ashikaga. Về vấn đề đất đai, nếu như Thiên Tử của Trung Hoa được mệnh danh là con trời, nắm trong tay toàn bộ thiên hạ, đất đai của thiên hạ là đất đai của vua; thì đối với Thiên hoàng Nhật Bản, bởi có sự phân chia quyền lực giữa Hoàng gia và Mạc phủ, đất đai không còn nằm trong quyền khống chế của Thiên hoàng. Chế độ tư hữu ruộng đất xuất hiện rất sớm từ thời Mạc phủ Kamakura. Đến thời Edo, Mạc phủ hoàn toàn nắm trong tay quyền kiểm soát đất đai trên cả nước. Mãi cho đến thời kỳ Minh Trị, Nhật Bản mới hoàn toàn thuộc quyền cai trị của Thiên Hoàng, qua đó chấm dứt thể chế xã hội phong kiến do Mạc phủ nắm quyền kiểm soát và cùng với đó là chế độ ruộng đất theo lãnh địa đã tồn tại cùng với nó trong suốt hàng ngàn năm. Ở Nhật Bản, vị trí của Thiên hoàng vẫn luôn được đề cao. Tuy nhiên, bởi học thuyết của Nho giáo từ Trung Quốc khi truyền bá vào Nhật Bản đã không còn mang ý nghĩa là một công cụ chính trị, nên Thiên hoàng được coi là người nắm giữ biểu tượng quyền lực tối cao nhưng lại có rất ít thực quyền. Trên danh nghĩa, Thiên hoàng là người đứng đầu nhà nước và có quyền quyết định đối với mọi công việc của đất nước, thậm chí phê chuẩn chức vị Shogun. Nhưng về thực chất, Thiên hoàng bị áp chế và chi phối bởi gia tộc nhiếp chính và bị tiếm quyền bởi các Shogun. 1.3 Vai trò và vị thế của Thiên hoàng Nhật Bản từ thời kỳ Minh Trị đến nay Cuộc nội chiến dai dẳng trong suốt thời kỳ phong kiến của Nhật Bản giữa Hoàng gia và Mạc phủ đã kết thúc vào năm 1868 cùng với sự sụp đổ của Mạc phủ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji明治) lên ngôi tuyên bố bắt đầu công cuộc duy tân để đưa nước Nhật đuổi kịp các nước phương Tây. Năm 1868 thành phố Edo được đổi tên thành Tokyo/ Đông Kinh và trở thành thủ đô của nước Nhật mới. Dưới triều vua Minh Trị, trong khi Thần giáo là quốc đạo của đế quốc Nhật Bản, triều đình lấy hệ tư tưởng Nho giáo làm tiêu chí cho nền chính trị, cho công cuộc phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật theo cơ cấu các quốc gia phương Tây. Khác với Phật giáo bị chính quyền Minh Trị tìm mọi cách để đàn áp với chính sách “Thần – Phật phân ly”, Nho giáo lại được kết hợp chặt chẽ với Thần đạo nhằm củng cố địa vị và quyền lực tối cao của Thiên hoàng. Tuy nhiên, mặc dù có sự hòa nhập với Thần đạo, dấu ấn của Nho giáo để lại là hết sức mờ nhạt. Như vậy, sau cuộc duy tân Minh Trị, địa vị và quyền lực của Thiên hoàng ngày càng lớn mạnh, điều này được thể hiện hết sức rõ ràng qua một tờ cáo thị với nội dung: “Suy nghĩ kỹ đi nào ! Nước Nhật Bản là do tổ tiên của Thiên hoàng khai sáng. Tất cả những gì trên đất nước Nhật Bản đều là của Thiên hoàng. Khi các ngươi vừa sinh ra thì phải dùng nước của Thiên hoàng để tắm, và khi chết đi thì phải chôn xuống đất của Thiên hoàng”. Trong quan hệ đối ngoại, dưới sự quản lý và chủ trương chính sách của Thiên Hoàng Minh Trị, Nhật Bản mở rộng quan hệ ngoại giao, sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng, ký hiệp ước liên minh Anh-Nhật, chiến tranh Nhật-Thanh 1894-1895, chiến tranh Nhật-Nga và xâm chiếm Triều Tiên vào năm 1910. Trong thời kỳ này, quyền lực tối cao của nhà nước và quyền chỉ huy quân đội ngày càng được tập trung vào tay Thiên hoàng. Tuy nhiên, sau Đại chiến thế giới lần thứ II kéo theo đó là một loạt những biến đổi xã hội khiến cho Nhật Bản hoàn toàn bước trên con đường tư bản chủ nghĩa thì những giáo lý Nho giáo còn sót lại đã không còn tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ như trước nữa. Địa vị của Thiên hoàng với tư cách là người đứng đầu nhà nước và nắm thực quyền chính trị dần dần bị suy yếu. Hoàng gia Nhật vẫn do Thiên hoàng đứng đầu. Tuy nhiên, theo Hiến pháp Nhật Bản thì "Thiên hoàng là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc". Thiên hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí cả trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận. Như vậy, điều đó có nghĩa là, Nho giáo với những tư tưởng giáo lý nhằm bảo vệ cho quyền lực và địa vị của Thiên Tử đã không còn tồn tại nữa, có chăng chỉ còn sót lại chữ “trung” đã được khắc ghi trong tư tưởng của người dân Nhật Bản từ xa xưa, mà giờ đây Thần đạo và tín ngưỡng của người dân mới là yếu tố cốt yếu chống đỡ cho vương vị của Thiên Hoàng. Như vậy, ta có thể nhận thấy sự thay đổi về vị thế và quyền lực của Thiên hoàng đối với thần dân Nhật Bản. Dưới thời phong kiến Nhật Bản, thần dân tôn kính Thiên hoàng bởi Hoàng gia và Mạc phủ đã ra sức đề cao chữ “trung” của Nho giáo, thì đến thời kỳ hiện đại, họ tôn kính Thiên hoàng của mình với tư cách là một biểu tượng của thần thánh theo tư tưởng Thần đạo. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, Thiên hoàng trong thời kỳ Mạc phủ nắm thực quyền trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu một quốc gia, và vẫn có quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước. Song Thiên hoàng thời hiện đại không có bất cứ thực quyền chính trị nào, không được tham gia vào các vấn đề chính trị, thậm chí là những quyết sách lớn của quốc gia, không có đủ quyền lực để phê chuẩn chức vị tổng thống như những Thiên hoàng phê chuẩn chức vị Shogun trước đó. Thời kỳ Nho giáo hưng thịnh nhất, cũng là thời kỳ Thiên hoàng Nhật Bản nắm trong tay toàn bộ chính quyền và có toàn bộ thực quyền chính trị là thời kỳ Nho giáo mới được du nhập từ Trung Quốc, dưới thời chính quyền luật lệnh, nhất là trong thời kỳ Nara và nửa đầu thời kỳ Heian khi Nhật Bản có sự tiếp thu và học tập từ Trung Hoa rất nhiều, trong đó có tư tưởng Nho giáo - mặc dù không quá phổ biến (chỉ coi như một ngành học thuật thuần túy, giới hạn trong tầng lớp quý tộc và tăng sỹ). Trong thời kỳ phong kiến, Thiên hoàng bị lấn át bởi Mạc phủ và địa vị của Thiên hoàng là hết sức mờ nhạt trong quần chúng nhân dân, nhưng trên danh nghĩa, Thiên hoàng vẫn có quyền lực. Tuy nhiên, sau cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị, địa vị và vài trò của Thiên hoàng có những chuyển biến mạnh mẽ. Theo Hiến pháp thời Minh Trị, Nhật Hoàng (hay Thiên hoàng) là người lãnh đạo hệ thống hành chính, quân đội của nhà nước, tức là có toàn quyền chính trị và địa vị tối cao, tuy nhiên từ đây, ảnh hưởng của Nho giáo tới địa vị của Thiên hoàng đã dần không còn nữa mà thay vào đó là Thần đạo. Sau Chiến tranh thế giới thứ II cho đến nay, Hiến pháp đã có sự sửa đổi và quy định, Nhật Hoàng là biểu tượng của sự thống nhất quốc dân, không có quyền lực chính trị và quân sự, và ảnh hưởng của Nho giáo đến địa vị của Thiên hoàng đã hoàn toàn biến mất.
Trả lời
1.1 Vai trò và vị thế của Thiên Tử trong Nho giáo nguyên bản của Trung Hoa 1.1.1 Vị thế của Thiên Tử trong Nho giáo nguyên thủy a) Tư tưởng của Khổng Tử Vua chúa được đề cập trong học thuyết Ngũ luân của Khổng Tử, là một học thuyết nhằm sắp đặt lại trật tự vốn đang rối ren của xã hội. Trong học thuyết Ngũ luân, ông đề cao năm mối quan hệ cơ bản, chủ yếu mà con người phải tuân theo: Quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu. Trong đó, quan trọng nhất là mối quan hệ quân thần. Ông chủ trương chính danh và cho rằng, xã hội loạn lạc mà ông đang sống là xã hội bất chính danh. Một xã hội chính danh là một xã hội mà vua phải ra vua, bề tôi phải ra bề tôi, cha phải ra cha, con phải ra con,... Khổng Tử phản đối việc ngôi vua duy trì theo huyết thống, dòng tộc. Ông cho rằng người cầm quyền phải là người có tài, có đức, bất kể xuất thân hay đẳng cấp của người ấy là như thế nào. Trong Luận ngữ, Nhan Uyên, 7, Khổng Tử nói: Vua phải đảm bảo cho dân được no ấm, phải xây dựng được lực lượng quân đội hùng hậu và đặc biệt phải chiếm được lòng tin của dân. Trong Luận ngữ, Tử Lộ, 9: Vua phải biết làm cho dân giàu và phải biết giáo hóa dân. b) Tư tưởng của Mạnh Tử Nếu Khổng Tử chủ trương chính danh, đức trị thì Mạnh Tử - người tiếp nối Khổng Tử lại nổi danh với học thuyết nhân chính. Trong đó có đề cập đến vai trò của Thiên Tử. Nhân chính tức là bảo vệ điều nhân, thực hiện điều nhân. Đã là vua thì phải kính đức bảo dân, đấy là nhân chính. Trong Mạnh Tử, Tận tâm, hạ, 14, ông nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Tức dân chúng là đáng quý trọng hơn tất cả, sau đó đến xã tắc và cuối cùng mới đến vua. Song, Mạnh Tử một mặt thừa nhận dân vi quý, một mặt vẫn thừa nhận chế độ đẳng cấp trong xã hội. Ông viết: Chính quyền của những người cai trị là của trời. Vua chúa đang thực hiện ý trời (trích Mạnh Tử, Đằng Văn Công, thượng, 4) . Ông cho rằng, về bản chất, con người phân làm hai hạng người, người lao tâm và người lao lực. Người lao tâm là vua chúa, quan lại, quý tộc – là những người có tài có đức, lo việc trị dân và sống dựa vào sức lao động của nhân dân. Người lao lực là nhân dân lao động, phải phục tùng và dùng sức lao động của mình để phụng dưỡng hạng người thứ nhất. 1.1.2 Vị thế của Thiên Tử thời Hán Nho Từ thời Hán, Nho giáo mới bắt đầu được trọng dụng với công lao lớn nhất thuộc về Đổng Trọng Thư. Ông đã san dịch, tập hợp kinh sách của Nho gia đã thất lạc thời Tần, kết hợp với học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành và đề cao vai trò của mệnh trời, của Thiên Tử. Từ đây, Nho giáo bên cạnh việc là một học thuyết chính trị thì mang màu sắc của tôn giáo. Trên cơ sở học thuyết Ngũ luân của Nho giáo Tiền Tần, ông đã tiếp thu và tuyệt đối hóa ba mối quan hệ đầu tiên trở thành ba mối quan hệ giường cột: Quân thần, phụ tử, phu phụ. Xét về mối quan hệ vua tôi. Nếu theo Khổng Tử là: Quân nhân thần trung. Thì đến Đổng Trọng Thư đã trở thành: Quân vi thần cương. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Thể hiện sự thần phục tuyệt đối, sự phục tùng vô điều kiện đối với Thiên Tử. Bên cạnh đó, Đổng Trọng Thư còn kết hợp yếu tố Âm – Dương cho rằng Thiên Tử là dương, thần tử là âm, mà mệnh trời thì phù dương chứ không phù âm. Bên cạnh Tam cương, Đổng Trọng Thư còn tuyệt đối hóa quyền lực của Thiên Tử bằng cách kết hợp giữa Nho giáo và yêu tố tâm linh thần bí. Ông đưa ra quan niệm: Vương giả là tam thông (王), tức là người thông hiểu cả ba cõi thiên – địa – nhân thì mới có thể làm vương. Thiên Tử là xứ giả, theo ý trời hành đạo nên con người phải phục mệnh Thiên Tử, tuyệt đối trung thành với Thiên Tử như là phục mệnh trời vậy. Mục đích của ông chính là thiết lập một trật tự xã hội đẳng cấp phân biệt, trên ra trên, dưới ra dưới mà cao nhất là Thiên Tử. Quyền lực của Thiên Tử là tuyệt đối, tất cả thần dân trong thiên hạ đều phải phục tùng và tuân theo. 1.2 Vai trò và vị thế của Thiên hoàng Nhật Bản thời phong kiến Cũng giống như các vị vua chúa của Trung Hoa được tôn xưng là “con trời”, là sứ giả của thần linh. Theo thần thoại Nhật Bản, các vị Thiên hoàng được xem là con cháu của Thái Dương Thần Nữ và do đó cũng được xem là Thần linh cho tới tận trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945. Tuy nhiên, khác với Trung Quốc, Thiên Tử là người đứng đầu nhà nước và nắm giữ quyền lực tuyệt đối; hầu như thời kỳ nào, Thiên hoàng Nhật Bản cũng luôn bị chi phối, điều khiển bởi các thế lực chính trị, với mức độ cao hay thấp. Thực tế đã chứng minh trong lịch sử, đã có sáu gia tộc không thuộc hoàng gia nắm quyền kiểm soát Thiên hoàng: Gia tộc Soga (khoảng năm 530-645), gia tộc Fujiwara (khoảng năm 850-1070), gia tộc Taira (1159-khoảng năm 1180), gia tộc Minamoto (và Mạc phủ Kamakura) (1192-1333), gia tộc Ashikaga (1336-1565) và Mạc phủ Tokugawa (1603-1867). Song, điều đặc biệt là mỗi shogun từ các gia tộc Minamoto, Ashikaga và Tokugawa phải được chính thức công nhận bởi Thiên hoàng, cho thấy trên danh nghĩa, Thiên hoàng vẫn là người nắm chủ quyền, mặc dù không thể thực hiện quyền hạn của mình một cách độc lập khỏi Mạc phủ. Sự phát triển của tầng lớp võ sĩ từ thế kỷ thứ X dần dần làm suy yếu quyền lực của hoàng gia trên nhiều lĩnh vực, dần dẫn đến bất ổn về chính trị. Thiên hoàng bắt đầu có sự xung đột với các shogun trị vì. Trong thực tế, đã có những cuộc chiến tranh nội bộ xảy ra nhằm tranh giành quyền lực thống trị tại Nhật Bản giữa phe phái thuộc Hoàng gia đứng đầu là Thiên hoàng và phe phái của Mạc phủ đứng đầu là các Shogun (Tướng quân). Một số trường hợp có thể kể đến, ví dụ như loạn Jokyu năm 1221 của Thiên hoàng Go-Toba chống lại Mạc phủ Kamakura và sự kiện Tân chính Kemmu năm 1336 dưới thời Thiên hoàng Go-Daigo đã cho thấy việc các Thiên hoàng bị tiếm quyền, mất đi quyền lực thống trị và mong muốn giành lại thực quyền từ trong tay các Shogun như thế nào. Đặc biệt, ở Nhật Bản, cùng với Phật giáo và Thần đạo, Nho giáo cũng được sử dụng, nhưng phạm vi của nó rất hẹp, không ra khỏi tầng lớp quý tộc và tăng sĩ. Nhưng vào thời Thiên hoàng Godaigo Chu Tử học – một trong những học phái Nho gia rất phát triển ở Nhật đã được ông đặc biệt trọng dụng. Thiên hoàng Godaigo là nhà chính trị lỗi lạc, ông sớm biết giá trị của Chu Tử học trong việc giáo dục lòng Trung quân, nên rất nhiệt tâm trong việc khuyến khích Chu Tử học phát triển. Cho nên trong những hoạt động cố gắng giành lại quyền lực cho dòng họ thiên hoàng dưới thời Nam Bắc triều với nền tân chính Kiến Vũ, người ta cho rằng ông đã dựa vào Chu Tử học để cố kết nhân tâm. Tuy nhiên cố gắng của Godaigo cũng không kéo vãn được tình thế, ông mất trong khi Kinh đô vẫn còn nằm trong tay dòng họ Tướng quân Ashikaga. Về vấn đề đất đai, nếu như Thiên Tử của Trung Hoa được mệnh danh là con trời, nắm trong tay toàn bộ thiên hạ, đất đai của thiên hạ là đất đai của vua; thì đối với Thiên hoàng Nhật Bản, bởi có sự phân chia quyền lực giữa Hoàng gia và Mạc phủ, đất đai không còn nằm trong quyền khống chế của Thiên hoàng. Chế độ tư hữu ruộng đất xuất hiện rất sớm từ thời Mạc phủ Kamakura. Đến thời Edo, Mạc phủ hoàn toàn nắm trong tay quyền kiểm soát đất đai trên cả nước. Mãi cho đến thời kỳ Minh Trị, Nhật Bản mới hoàn toàn thuộc quyền cai trị của Thiên Hoàng, qua đó chấm dứt thể chế xã hội phong kiến do Mạc phủ nắm quyền kiểm soát và cùng với đó là chế độ ruộng đất theo lãnh địa đã tồn tại cùng với nó trong suốt hàng ngàn năm. Ở Nhật Bản, vị trí của Thiên hoàng vẫn luôn được đề cao. Tuy nhiên, bởi học thuyết của Nho giáo từ Trung Quốc khi truyền bá vào Nhật Bản đã không còn mang ý nghĩa là một công cụ chính trị, nên Thiên hoàng được coi là người nắm giữ biểu tượng quyền lực tối cao nhưng lại có rất ít thực quyền. Trên danh nghĩa, Thiên hoàng là người đứng đầu nhà nước và có quyền quyết định đối với mọi công việc của đất nước, thậm chí phê chuẩn chức vị Shogun. Nhưng về thực chất, Thiên hoàng bị áp chế và chi phối bởi gia tộc nhiếp chính và bị tiếm quyền bởi các Shogun. 1.3 Vai trò và vị thế của Thiên hoàng Nhật Bản từ thời kỳ Minh Trị đến nay Cuộc nội chiến dai dẳng trong suốt thời kỳ phong kiến của Nhật Bản giữa Hoàng gia và Mạc phủ đã kết thúc vào năm 1868 cùng với sự sụp đổ của Mạc phủ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji明治) lên ngôi tuyên bố bắt đầu công cuộc duy tân để đưa nước Nhật đuổi kịp các nước phương Tây. Năm 1868 thành phố Edo được đổi tên thành Tokyo/ Đông Kinh và trở thành thủ đô của nước Nhật mới. Dưới triều vua Minh Trị, trong khi Thần giáo là quốc đạo của đế quốc Nhật Bản, triều đình lấy hệ tư tưởng Nho giáo làm tiêu chí cho nền chính trị, cho công cuộc phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật theo cơ cấu các quốc gia phương Tây. Khác với Phật giáo bị chính quyền Minh Trị tìm mọi cách để đàn áp với chính sách “Thần – Phật phân ly”, Nho giáo lại được kết hợp chặt chẽ với Thần đạo nhằm củng cố địa vị và quyền lực tối cao của Thiên hoàng. Tuy nhiên, mặc dù có sự hòa nhập với Thần đạo, dấu ấn của Nho giáo để lại là hết sức mờ nhạt. Như vậy, sau cuộc duy tân Minh Trị, địa vị và quyền lực của Thiên hoàng ngày càng lớn mạnh, điều này được thể hiện hết sức rõ ràng qua một tờ cáo thị với nội dung: “Suy nghĩ kỹ đi nào ! Nước Nhật Bản là do tổ tiên của Thiên hoàng khai sáng. Tất cả những gì trên đất nước Nhật Bản đều là của Thiên hoàng. Khi các ngươi vừa sinh ra thì phải dùng nước của Thiên hoàng để tắm, và khi chết đi thì phải chôn xuống đất của Thiên hoàng”. Trong quan hệ đối ngoại, dưới sự quản lý và chủ trương chính sách của Thiên Hoàng Minh Trị, Nhật Bản mở rộng quan hệ ngoại giao, sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng, ký hiệp ước liên minh Anh-Nhật, chiến tranh Nhật-Thanh 1894-1895, chiến tranh Nhật-Nga và xâm chiếm Triều Tiên vào năm 1910. Trong thời kỳ này, quyền lực tối cao của nhà nước và quyền chỉ huy quân đội ngày càng được tập trung vào tay Thiên hoàng. Tuy nhiên, sau Đại chiến thế giới lần thứ II kéo theo đó là một loạt những biến đổi xã hội khiến cho Nhật Bản hoàn toàn bước trên con đường tư bản chủ nghĩa thì những giáo lý Nho giáo còn sót lại đã không còn tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ như trước nữa. Địa vị của Thiên hoàng với tư cách là người đứng đầu nhà nước và nắm thực quyền chính trị dần dần bị suy yếu. Hoàng gia Nhật vẫn do Thiên hoàng đứng đầu. Tuy nhiên, theo Hiến pháp Nhật Bản thì "Thiên hoàng là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc". Thiên hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí cả trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận. Như vậy, điều đó có nghĩa là, Nho giáo với những tư tưởng giáo lý nhằm bảo vệ cho quyền lực và địa vị của Thiên Tử đã không còn tồn tại nữa, có chăng chỉ còn sót lại chữ “trung” đã được khắc ghi trong tư tưởng của người dân Nhật Bản từ xa xưa, mà giờ đây Thần đạo và tín ngưỡng của người dân mới là yếu tố cốt yếu chống đỡ cho vương vị của Thiên Hoàng. Như vậy, ta có thể nhận thấy sự thay đổi về vị thế và quyền lực của Thiên hoàng đối với thần dân Nhật Bản. Dưới thời phong kiến Nhật Bản, thần dân tôn kính Thiên hoàng bởi Hoàng gia và Mạc phủ đã ra sức đề cao chữ “trung” của Nho giáo, thì đến thời kỳ hiện đại, họ tôn kính Thiên hoàng của mình với tư cách là một biểu tượng của thần thánh theo tư tưởng Thần đạo. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, Thiên hoàng trong thời kỳ Mạc phủ nắm thực quyền trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu một quốc gia, và vẫn có quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước. Song Thiên hoàng thời hiện đại không có bất cứ thực quyền chính trị nào, không được tham gia vào các vấn đề chính trị, thậm chí là những quyết sách lớn của quốc gia, không có đủ quyền lực để phê chuẩn chức vị tổng thống như những Thiên hoàng phê chuẩn chức vị Shogun trước đó. Thời kỳ Nho giáo hưng thịnh nhất, cũng là thời kỳ Thiên hoàng Nhật Bản nắm trong tay toàn bộ chính quyền và có toàn bộ thực quyền chính trị là thời kỳ Nho giáo mới được du nhập từ Trung Quốc, dưới thời chính quyền luật lệnh, nhất là trong thời kỳ Nara và nửa đầu thời kỳ Heian khi Nhật Bản có sự tiếp thu và học tập từ Trung Hoa rất nhiều, trong đó có tư tưởng Nho giáo - mặc dù không quá phổ biến (chỉ coi như một ngành học thuật thuần túy, giới hạn trong tầng lớp quý tộc và tăng sỹ). Trong thời kỳ phong kiến, Thiên hoàng bị lấn át bởi Mạc phủ và địa vị của Thiên hoàng là hết sức mờ nhạt trong quần chúng nhân dân, nhưng trên danh nghĩa, Thiên hoàng vẫn có quyền lực. Tuy nhiên, sau cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị, địa vị và vài trò của Thiên hoàng có những chuyển biến mạnh mẽ. Theo Hiến pháp thời Minh Trị, Nhật Hoàng (hay Thiên hoàng) là người lãnh đạo hệ thống hành chính, quân đội của nhà nước, tức là có toàn quyền chính trị và địa vị tối cao, tuy nhiên từ đây, ảnh hưởng của Nho giáo tới địa vị của Thiên hoàng đã dần không còn nữa mà thay vào đó là Thần đạo. Sau Chiến tranh thế giới thứ II cho đến nay, Hiến pháp đã có sự sửa đổi và quy định, Nhật Hoàng là biểu tượng của sự thống nhất quốc dân, không có quyền lực chính trị và quân sự, và ảnh hưởng của Nho giáo đến địa vị của Thiên hoàng đã hoàn toàn biến mất.