Tại sao mọi người nằm mơ?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

giấc mơ

,

tâm lý học

Câu hỏi được gộp với Tại sao khi ngủ con người hay nằm mơ?

Có lẽ đây là câu hỏi mà hàng ngàn chuyên các nhà khoa học, triết gia đang say mê kiếm suốt hàng nghìn năm qua. Mơ là một điều ai cũng đã từng trải qua trong đời, miễn là ta ngủ, thi thoảng ta sẽ mơ, những giấc mơ đẹp hay ác mộng luôn tồn tại sâu bên trong giấc ngủ của chúng.

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/dnp-khoa-hoc-ve-giac-mo-1-1649323262.jpg

Sự xuất hiện của những giấc mơ

Mỗi người chúng ta đều có mỗi giấc mơ khác nhau bởi chúng ta trải qua nhiều sự kiện và cảm xúc khác nhau mỗi ngày. Khi ngủ sâu, bộ não tiếp tục làm việc chăm chỉ, phân phối những khoảnh khắc vào trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Nó so sánh các sự kiện đã xảy ra gần đây với những sự kiện đã xảy ra từ lâu. Ví dụ như việc bạn có thể nhìn thấy hình ảnh quá khứ của mình khi bố bạn đang dắt bạn đi chơi công viên chẳng hạn.

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/ezhma4ac2iwbtho5mswh-1649323486.jpg

Có nhà khoa học đã từng đề xuất rằng giấc mơ đại diện cho mong muốn, suy nghĩ và thúc giục thuộc về tiềm thức của mỗi người, đặc biệt là mặt tối thầm kín ở con người hoặc do sự stress trong học tập và công việc, điều đó cũng có thể tồn tại trong giấc mơ. Ví dụ, bạn đang dốt sức học để có điểm tốt trong bài kiểm tra sáng hôm sau, rồi khi ngủ bạn sẽ chỉ mơ bạn đang học bài liên tục và có cảm giác luôn bị thúc giục nào đấy. Gây ra trạng thái stress ngay cả khi ngủ. Đôi khi nó còn biến thành 1 'recurring dream' (lặp lại giấc mơ).

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/decoding-recurring-dreams-from-a-psychological-perspective-picture-1-6s7reu8xl-1649323363.png

Mơ giúp chúng ta đối mặt với cảm xúc

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/z070833-1649323793.jpg

Bộ não sẽ tạo ra các kết nối liên quan đến những cảm xúc tồn tại sâu trong tiềm thức và khiến chúng hiện lên một cách rõ rệt. Vậy nên, việc giải mã và hiểu về giấc mơ sẽ giúp bạn phát hiện những cảm xúc ẩn giấu bên trong mình.

Mơ giúp tăng khả năng sáng tạo

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/maxresdefault-1649323647.jpg

Khi mơ, chúng ta thường không theo một logic cụ thể nào, vì vậy các suy nghĩ, ý tưởng vô cùng đa dạng mà không hề bị chi phối. Ví dụ, trong giấc mơ bạn muốn mình bay, đột nhiên bạn có thể bay trong tức khoắc, bạn muốn mình có khả năng nhảy cao bay xa, đột nhiên bạn có thể làm được điều đấy, với một cảm xúc vô cùng chân thật. Những khoảnh khắc kì lạ nãy có thể trở thành năng lượng tích cực khi bạn tỉnh dậy, hay thành nguồn cảm hứng để bạn viết lên một câu chuyện hoặc lên ý tưởng cho các tác phẩm nghệ thuật của mình.

Mơ giúp chúng ta giải quyết các tình huống ở đời thực

Chắc hẳn bạn đã từng gặp ác và không hề thích thú với chuyện, nhưng đôi khi những giấc mơ " đáng sợ" ấy lại cho chúng ta cách chiến đấu, khả năng thích nghi, trực giác nhạy bén cho những tình huống có thể xảy ra ở đời thực của chúng ta.

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/5302-1649323882.jpg

Ngoài ra khi mơ, bạn không bị giới hạn bởi thực tế và lối mòn tư duy thông thường. Lúc này não sẽ dựng nên bức tranh toàn cảnh giúp bạn nắm bắt vấn đề và xây dựng giải pháp mà mình không nghĩ ra khi còn thức

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/deja-vu-1649323929.jpg

-> Vẫn còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp mà khoa học vẫn đang tìm, chẳng hạn như hiện tượng déjà vu (giấc mơ ở đời thực), đôi khi thế giới thực còn đáng sợ hơn giấc mơ của mình nên chúng ta thường muốn trốn trong giấc mơ để thoát khỏi hiện thực.

Trả lời

Có lẽ đây là câu hỏi mà hàng ngàn chuyên các nhà khoa học, triết gia đang say mê kiếm suốt hàng nghìn năm qua. Mơ là một điều ai cũng đã từng trải qua trong đời, miễn là ta ngủ, thi thoảng ta sẽ mơ, những giấc mơ đẹp hay ác mộng luôn tồn tại sâu bên trong giấc ngủ của chúng.

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/dnp-khoa-hoc-ve-giac-mo-1-1649323262.jpg

Sự xuất hiện của những giấc mơ

Mỗi người chúng ta đều có mỗi giấc mơ khác nhau bởi chúng ta trải qua nhiều sự kiện và cảm xúc khác nhau mỗi ngày. Khi ngủ sâu, bộ não tiếp tục làm việc chăm chỉ, phân phối những khoảnh khắc vào trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Nó so sánh các sự kiện đã xảy ra gần đây với những sự kiện đã xảy ra từ lâu. Ví dụ như việc bạn có thể nhìn thấy hình ảnh quá khứ của mình khi bố bạn đang dắt bạn đi chơi công viên chẳng hạn.

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/ezhma4ac2iwbtho5mswh-1649323486.jpg

Có nhà khoa học đã từng đề xuất rằng giấc mơ đại diện cho mong muốn, suy nghĩ và thúc giục thuộc về tiềm thức của mỗi người, đặc biệt là mặt tối thầm kín ở con người hoặc do sự stress trong học tập và công việc, điều đó cũng có thể tồn tại trong giấc mơ. Ví dụ, bạn đang dốt sức học để có điểm tốt trong bài kiểm tra sáng hôm sau, rồi khi ngủ bạn sẽ chỉ mơ bạn đang học bài liên tục và có cảm giác luôn bị thúc giục nào đấy. Gây ra trạng thái stress ngay cả khi ngủ. Đôi khi nó còn biến thành 1 'recurring dream' (lặp lại giấc mơ).

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/decoding-recurring-dreams-from-a-psychological-perspective-picture-1-6s7reu8xl-1649323363.png

Mơ giúp chúng ta đối mặt với cảm xúc

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/z070833-1649323793.jpg

Bộ não sẽ tạo ra các kết nối liên quan đến những cảm xúc tồn tại sâu trong tiềm thức và khiến chúng hiện lên một cách rõ rệt. Vậy nên, việc giải mã và hiểu về giấc mơ sẽ giúp bạn phát hiện những cảm xúc ẩn giấu bên trong mình.

Mơ giúp tăng khả năng sáng tạo

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/maxresdefault-1649323647.jpg

Khi mơ, chúng ta thường không theo một logic cụ thể nào, vì vậy các suy nghĩ, ý tưởng vô cùng đa dạng mà không hề bị chi phối. Ví dụ, trong giấc mơ bạn muốn mình bay, đột nhiên bạn có thể bay trong tức khoắc, bạn muốn mình có khả năng nhảy cao bay xa, đột nhiên bạn có thể làm được điều đấy, với một cảm xúc vô cùng chân thật. Những khoảnh khắc kì lạ nãy có thể trở thành năng lượng tích cực khi bạn tỉnh dậy, hay thành nguồn cảm hứng để bạn viết lên một câu chuyện hoặc lên ý tưởng cho các tác phẩm nghệ thuật của mình.

Mơ giúp chúng ta giải quyết các tình huống ở đời thực

Chắc hẳn bạn đã từng gặp ác và không hề thích thú với chuyện, nhưng đôi khi những giấc mơ " đáng sợ" ấy lại cho chúng ta cách chiến đấu, khả năng thích nghi, trực giác nhạy bén cho những tình huống có thể xảy ra ở đời thực của chúng ta.

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/5302-1649323882.jpg

Ngoài ra khi mơ, bạn không bị giới hạn bởi thực tế và lối mòn tư duy thông thường. Lúc này não sẽ dựng nên bức tranh toàn cảnh giúp bạn nắm bắt vấn đề và xây dựng giải pháp mà mình không nghĩ ra khi còn thức

https://cdn.noron.vn/2022/04/07/deja-vu-1649323929.jpg

-> Vẫn còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp mà khoa học vẫn đang tìm, chẳng hạn như hiện tượng déjà vu (giấc mơ ở đời thực), đôi khi thế giới thực còn đáng sợ hơn giấc mơ của mình nên chúng ta thường muốn trốn trong giấc mơ để thoát khỏi hiện thực.

Theo mình thì nằm mơ là do lúc còn thức bạn suy nghĩ về 1 vấn đề gì đó quá nhiều.
thích thì mơ
Ban ngày nghĩ nhiều về 1 việc thì tối sẽ mơ về nó. Nguyên nhân là nghĩ nhiều và mệt nên nằm ngủ mơ