Vay tiêu dùng, nên hay không?

  1. Phong cách sống

Có một ví von vui như vầy: Ở VN, cứ 2 chiếc smartphone được bán ra thì có 1 chiếc từ cửa hàng X, trong đó thì cứ 2 chiếc lại có 1 chiếc là trả góp.

Trong khi ở phương Tây người ta đã quen dùng thẻ tín dụng (credit card) để mua hàng, ở VN cũng đang bắt đầu rộ lên các hình thức "cho vay tín chấp", "vay tiêu dùng"... thật ra là một phiên bản hợp pháp của "vay nóng" xưa nay thôi?!

Có người cho rằng tiêu trước rồi làm kiếm tiền trả dần, như vậy thúc đẩy người ta kiếm tiền, thúc đẩy xã hội phát triển.

Mình thì nghĩ xã hội không cần phải phát triển theo cách đó, vì người ta cứ tiêu xài hơn những gì họ có, thì sự thúc đẩy đó dẫn đến việc tạo ra những sản phẩm dư thừa, lãng phí tài nguyên, hơn nữa con người cũng không có hạnh phúc vì lúc nào cũng phải chạy theo đồng tiền, làm nô lệ cho đồng tiền. Trả nợ đến chết không hết mà gọi là hưởng thụ sao? Mình không nghĩ vậy. Mình thấy không cần biết thu nhập là bao nhiêu, hễ anh tiêu xài cao hơn hoặc bằng số anh kiếm được, thì anh khổ và ngược lại. Có nhiều người kiếm 3 triệu cũng hết, 9 triệu cũng hết, phải đến tầm 30 triệu mới có dư chút ít. Nhưng để kiếm 30 triệu/tháng dễ không? Bao nhiêu người làm được, và có phải đó là mục tiêu cuối cùng của tất cả chúng ta?

Còn bạn thì sao, ý kiến của bạn thế nào về vấn đề này?

Từ khóa: 

phong cách sống

Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn về hậu quả.

Việc tiêu trước kiếm tiền trả sau đúng là có thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng kéo theo đó là sự lãng phí tài nguyên và khiến xã hội chạy theo vật chất quá nhiều.

Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà chỉ hiểu khía cạnh xấu của vấn đề.

Bản thân mình đã từng vay tiêu dùng lẫn mua trả góp, mình có một số vấn đề như sau :

  • Mình rất thích một chiếc xe, nhưng nếu mình tiết kiệm mỗi tháng một ít, thì phải vài năm nữa mới mua được xe, mà khi đó có khi mình hết tuổi chơi xe rồi ? Nên mình vay tiêu dùng và mua xe, mình được chơi xe, vài năm nữa mình cũng trả xong, cũng bằng với việc mình tiết kiệm. Mình có xe đi, có niềm vui và nhiều trải niệm sống mới. Không gây hại tới xã hội.
  • Mình cũng mua điện thoại trả góp, bởi khi điện thoại mới ra, thường có chương trình khuyến mại trả góp 0% mà giá giữ nguyên (về sau thì nếu trả góp 0% nhưng giá sẽ đội lên một tí). Vậy thì thay vì mình phải trả cả cục tiền, mình có thể rải từng tháng mỗi tháng một vài triệu, tiền dư dần kia mình có thể tiêu việc khác cần kíp hơn.
  • Tâm lý người miền Bắc thường tiết kiệm, và lo những thứ việc rất lớn như mua nhà, xây nhà (an cư) rồi đến mua ô tô. Mình thấy nhiều người tới già rồi vẫn chưa được hưởng thụ, vẫn tiết kiệm lo cho con cho cháu. Nên mình khuyến khích việc tiêu dùng, vừa kích thích phát triển kinh tế (đồng tiền liên tục được luân chuyển chứ không nằm im một chỗ) vừa giúp người ta có những trải nghiệm mới trong cuộc sống.


Trả lời

Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn về hậu quả.

Việc tiêu trước kiếm tiền trả sau đúng là có thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng kéo theo đó là sự lãng phí tài nguyên và khiến xã hội chạy theo vật chất quá nhiều.

Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà chỉ hiểu khía cạnh xấu của vấn đề.

Bản thân mình đã từng vay tiêu dùng lẫn mua trả góp, mình có một số vấn đề như sau :

  • Mình rất thích một chiếc xe, nhưng nếu mình tiết kiệm mỗi tháng một ít, thì phải vài năm nữa mới mua được xe, mà khi đó có khi mình hết tuổi chơi xe rồi ? Nên mình vay tiêu dùng và mua xe, mình được chơi xe, vài năm nữa mình cũng trả xong, cũng bằng với việc mình tiết kiệm. Mình có xe đi, có niềm vui và nhiều trải niệm sống mới. Không gây hại tới xã hội.
  • Mình cũng mua điện thoại trả góp, bởi khi điện thoại mới ra, thường có chương trình khuyến mại trả góp 0% mà giá giữ nguyên (về sau thì nếu trả góp 0% nhưng giá sẽ đội lên một tí). Vậy thì thay vì mình phải trả cả cục tiền, mình có thể rải từng tháng mỗi tháng một vài triệu, tiền dư dần kia mình có thể tiêu việc khác cần kíp hơn.
  • Tâm lý người miền Bắc thường tiết kiệm, và lo những thứ việc rất lớn như mua nhà, xây nhà (an cư) rồi đến mua ô tô. Mình thấy nhiều người tới già rồi vẫn chưa được hưởng thụ, vẫn tiết kiệm lo cho con cho cháu. Nên mình khuyến khích việc tiêu dùng, vừa kích thích phát triển kinh tế (đồng tiền liên tục được luân chuyển chứ không nằm im một chỗ) vừa giúp người ta có những trải nghiệm mới trong cuộc sống.


Tùy vào cách sống của mỗi người kéo theo đó là cách sử dụng tiền như thế nào cho hợp lí theo cách sống của họ.

Như trong mối quan hệ của mình, có 1 người bạn kiếm được 10tr, tiết kiệm 5tr còn 5tr là để tiêu dùng nhưng vẫn sợ không có tiền, cũng có bạn kiếm được 7tr nhưng xài hết 7tr nhưng tâm trạng lúc nào cũng lạc quan,...

Nói như bạn thì chỉ nằm trong một vùng an toàn thôi, cách nghĩ của người an toàn.