Về văn hóa đọc

  1. Sách

Note tạm mấy cái về văn hóa đọc :

- Người ta đọc để nhằm bồi đắp cho 1 cái perception của người ta. Ví dụ để hiểu người dân VN thời Pháp thuộc thế nào, đọc Tắt đèn hình dung ra được 1 phần. Thế nhưng có rất nhiều cách để người ta tạo dựng được một perception tốt : Hình, phim ảnh, nói chuyện với người khác, du lịch… Sách không phải là cách thức tốt để làm chức năng này.


- Đọc để know-how, dạng sách 7 mẹo, 30 thủ thuật… Chức năng này của sách thì không lại được với search engine, thật ra search engine gần như vô đối ở khoản này.


- Đọc để nhằm tăng cường khả năng tư duy, khả năng phân tích, đánh giá, phán xét. Tạm gọi cái này là know-why, mở rộng tầm nhìn, thay đổi nhận thức, quan điểm của mình. Chức năng này sách đang làm tốt nhất, nhưng loại sách này không nhiều người đọc.


- Đọc sách nhiều nhưng không có thói quen nghi ngờ, phản biện, lập tức tin vào những thứ viết trong đó, biến nó thành quan điểm của mình mà không kiểm chứng lại thì đọc càng nhiều càng dở. Đặc biệt với các loại sách self-help, ít quyển well-researched.


- Sách văn chương chắc chủ yếu những người có cách tư duy thiên về cảm xúc viết ra, do đó có lẽ hợp với những người đọc như vậy. Do đó hiển nhiên là sẽ có nhiều người không nuốt nổi văn chương


- Đơn vị để đánh giá khả năng tiếp thu và xử lý thông tin tốt nhất có lẽ là insight. Ai có insight càng nhiều và càng xịn chứng tỏ khả năng đọc/xử lý thông tin càng tốt. À, không biết “văn hóa đọc” dịch thành “reading culture” hay “culture of reading” có đúng không? Nhưng Google “reading culture” ra 200K kết quả, “culture of reading” ra 154K, và “văn hóa đọc” ra 1560K kết quả. Thật đáng ngạc nhiên!!!


nguồn: nuphero

Từ khóa: 

sách

Sách có thể là kinh nghiệm được đúc kết, nhưng nó cũng chỉ là lý thuyết. Đọc xong phải áp dụng vào đời sống mới có giá trị.
Một cuốn sách dù hay đến đâu, viết lôi cuốn đến đâu đi nữa mà ko áp dụng dc vào thực tiễn thì cũng vô nghĩa.
Một cuốn sách bị chê bai khô khốc chán ngắt nhưng có được 1 điều j đó ứng dụng trong cuộc sống thì cuốn sách đó có giá trị.
Sách văn học tuy ít áp dụng thực tiễn, nhưng nó giúp nuôi dưỡng tinh thần và linh hồn. Đọc xong một cuốn tiểu thuyết hay, cảm xúc sẽ duy trì trong nhiều ngày và sau này khi nhắc lại thì sẽ ùa về như khi mới đọc xong. Nếu sau khi đọc xong người đọc chẳng giữ dc cảm xúc thì cũng vô nghĩa. 

Trả lời
Sách có thể là kinh nghiệm được đúc kết, nhưng nó cũng chỉ là lý thuyết. Đọc xong phải áp dụng vào đời sống mới có giá trị.
Một cuốn sách dù hay đến đâu, viết lôi cuốn đến đâu đi nữa mà ko áp dụng dc vào thực tiễn thì cũng vô nghĩa.
Một cuốn sách bị chê bai khô khốc chán ngắt nhưng có được 1 điều j đó ứng dụng trong cuộc sống thì cuốn sách đó có giá trị.
Sách văn học tuy ít áp dụng thực tiễn, nhưng nó giúp nuôi dưỡng tinh thần và linh hồn. Đọc xong một cuốn tiểu thuyết hay, cảm xúc sẽ duy trì trong nhiều ngày và sau này khi nhắc lại thì sẽ ùa về như khi mới đọc xong. Nếu sau khi đọc xong người đọc chẳng giữ dc cảm xúc thì cũng vô nghĩa. 

Mình thì có cách học và đọc theo dạng cross learning (vận dụng phương pháp học bằng tiềm thức) nên thành ra đọc loại nào cũng được, tạp cũng được, tinh cũng được, truyện cũng được, văn chương cũng được, kinh tế cũng được, chính trị cũng được. Dĩ nhiên đọc sách càng gần lĩnh vực mình đang quan tâm và muốn giải thì càng hiệu quả.
Quan trọng nhất là quá trình "tiêu hoá", nghiền ngẫm và chuyển hoá tri thức trong sách thành của mình.
Dạo này mình đang ngẫm nghĩ về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm vì thế mình đi đọc sách về nông nghiệp.

Góc nhìn của bạn rất thú vị, vì mình đang bị 1 vấn đề là mình ít đọc sách self-help vì mình bị Ko tin mấy sách đó lắm, đúng như bạn nói là thiếu well-research . Bạn có recommend cuốn sách self-help nào bạn nghĩ là đáng đọc Ko, từ góc nhìn của bạn.
Thứ 2 là ý cách tiếp nhận và xử lý thông tin tốt nhất là từ insight. Vậy câu hỏi đặt ra là insight có thể để build-up từ đâu? Đọc, research , trải nghiệm? Sách có giúp chúng ta có insight Ko? 
Thường thì đọc, cũng như xem phim, đi du lịch, chơi thể thao hay thậm chí là... ngủ, trước hết nó là sở thích. Chúng ta phải thích thì mới làm. Chứ mà không thích thì có ép cách nào cũng không ăn thua. Ở đây là việc đọc, thì ngoài thích chúng ta còn có rất nhiều lý do khác để đọc. Chẳng hạn như đọc vì đó là việc duy nhất mà ta có thể làm, và làm tốt. Hoặc đọc vì tính chất công việc. Hoặc đọc theo trào lưu. Hoặc đọc để ra vẻ trí thức. Chưa kể đọc để giải trí, để trau dồi kiến thức, để chém gió, để ru ngủ,... Tuy nhiên, đọc cũng có nhiều kiểu người đọc, người thích thể loại này, người thích thể loại khác. Không thể nói người nào đọc giỏi hơn. Vì túm quần lại, nó vẫn thuộc về sỞ thích. Trừ phi đọc vì một mục đích nào đó thì không nói.