Vì sao đồ ăn vặt có sức hấp dẫn khiến chúng ta không thể ngừng ăn?

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm lý học

Từ khóa: 

an_vat

,

sức khoẻ

,

tâm lý học

Đồ ăn vặt có chất phụ gia và hàm lượng đường cao trong hầu hết các loại đồ ăn vặt khiến chúng ta bị nghiện. Và không thể phủ nhận rằng (với một số người) đồ ăn vặt ngon hơn đồ ăn dinh dưỡng hằng ngày:))

Trả lời

Đồ ăn vặt có chất phụ gia và hàm lượng đường cao trong hầu hết các loại đồ ăn vặt khiến chúng ta bị nghiện. Và không thể phủ nhận rằng (với một số người) đồ ăn vặt ngon hơn đồ ăn dinh dưỡng hằng ngày:))

  • Lý do đầu tiên mà giới trẻ ưa thích đồ ăn vặt đó chính là "NGON". Không biết các bạn sẽ làm như thế nào khi mình tan trường, học tập mệt mỏi, và thêm cái bụng của bạn lại kêu "Ột Ột" trước cổng trường bao nhiêu là hàng ăn vặt: bánh tráng trộn, trà sữa, bánh tráng nướng, bắp xào. Đứng trước bao nhiêu là thứ hấp dẫn, mùi hương của bắp xào thơm phức cái lỗ mũi của mình, tiếng bánh tráng trộn xột xoạc lảo đảo lia lịa, tiếng lắc " cục cục" của món xoài lắc. Nếu là mình là mình sẽ xin "đầu hàng" và lao vào thưởng thức hết tất cả những món ý (xin lỗi mình tham ăn quá) ^^ 
  • Lý do thứ 2 là thứ mà đồ ăn vặt trở nên được học sinh - sinh viên ưa chuộng, không thể chê vào đâu được đó chính là: "RẺ". Người xưa thường hay có câu "Đồng tiền đi liền với khúc ruột", nói như vậy thì quá gần và quá chính xác với các bạn học sinh - sinh viên chúng ta rồi nhỉ. Chỉ cần 10.000đ hay 20.000đ thôi là bạn sẽ có ngay một phần ăn vặt, vừa ngon, chất lượng. Với những học sinh - sinh viên như mình còn phụ thuộc vào việc tài chính của bố mẹ thì giá này thật sự rất RẺ. Và mình nghỉ vì một giá "rẻ" là một trong những lý do mà giới trẻ hiện nay ưa thích
  • Lý do thứ 3 mà giới trẻ ưa thích đồ ăn vặt đó chính là "SỰ TIỆN LỢI". Thường thì các bạn thấy đồ ăn vặt được bao bọc bởi những bọc ni-lông, hay một cái tô nhựa đúng không ? Vâng, chính vì như vậy nên nó mới thật sự tiện lợi vô cùng. Mình có thể vừa cầm bịch bánh tráng trộn ngồi trên xe ông chở ăn mà không lo sợ rơi rớt gì cả. 

 

Đồ ăn vặt như khoai tây chiên hay bánh quy được sản xuất bằng cách kết hợp lượng muối, đường và chất béo theo tỉ lệ phù hợp. Nó khiến ta càng ăn càng thấy khoái khẩu và không thể ngừng lại. Nó được gọi là điểm hạnh phúc, một khi vị giác đạt đến điểm này, nó sẽ kích hoạt hệ thống phần thưởng trong não bộ để giải phóng hormone hạnh phúc dopamine. Điều này khiến cơ thể phớt lờ tín hiệu báo no từ não để tiếp tục ăn vặt.