Vì sao mặt trăng có nhiều màu?

  1. Khoa học

Tất nhiên hay thấy nhất vẫn là màu trắng/vàng cơ mà nó còn có chuyển đỏ, rồi xanh nữa. Vì sao mà mặt trăng có màu khác vậy?

Từ khóa: 

khoa học

Mặt Trăng không tự phát sáng, nên ánh sáng từ Mặt Trăng, hay màu sắc của nó phụ thuộc vào ánh sáng chiếu đến, khả năng hấp thụ ánh sáng của chính bề mặt Mặt Trăng và tất nhiên, do khí quyển Trái Đất nữa.

Ánh sáng chiếu đến Mặt Trăng gần như 100% là ánh sáng trắng của Mặt Trời. Do bề mặt chứa các khoáng chất như canxi, magie, silic,... nên nhìn chung nó có màu xám, các mảng màu khác nhau do bề mặt Mặt Trăng không đồng nhất nên có sự phản xạ khác nhau giữa các vùng (điều đó tạo nên Cây Đa và chú Cuội, hay con Thỏ). Và Mặt Trăng thực sự có màu xám, thể hiện qua những bức ảnh của các sứ mệnh Apollo. Đó là khi chúng ta thấy Mặt Trăng cao trên bầu trời. Lúc này ánh sáng ít bị tán xạ nhất, Mặt Trăng sẽ có màu xám trắng vàng. Càng xuống thấp gần đường chân trời, ánh sáng bước sóng ngắn (ánh sáng tím, xanh,...) đi vào khí quyển sẽ bị khúc xạ nhiều hơn so với ánh sáng dài (ánh sáng đỏ, cam,...), nên Mặt Trăng sẽ bắt đầu ngả vàng, đến đường chân trời nó sẽ có màu cam ngả sang đỏ.

Ban ngày thì Mặt Trăng thường có màu trắng xen các đốm sẫm hơn do ánh sáng từ Mặt Trăng bị ảnh hưởng bởi nền màu xanh của bầu trời.

Đặc biệt khi nguyệt thực, ánh sáng đến Mặt Trăng là ánh sáng Mặt Trời nhưng đã đi qua bầu khí quyển của Trái Đất, với 1 góc tới rất nhỏ, khiến ánh sáng bước sóng ngắn bị khúc xạ hết, chỉ còn lại chủ yếu là ánh sáng đỏ là đến được Mặt Trăng và được phản xạ lại. Từ đó tạo ra hiện tượng Trăng Máu.

(Bổ sung thêm) khi Nhật thực thì nó có màu đen, vì mặt hướng về Trái Đất lúc này ko đc chiếu sáng bởi Mặt Trời.

Còn màu xanh thì chỉ là tên gọi thôi chứ thực sự Trăng ko có màu xanh. Bluemoon chỉ là 1 hiện tượng khi 1 năm dương lịch có tận 13 lần trăng tròn. Tương tự Trăng Hồng hay Super Pink Moon cũng chỉ là cái tên khi trăng tròn trùng với thời điểm hoa chi anh nở, và hoa này có màu hồng, nên lấy tên theo mà thôi.

Trả lời

Mặt Trăng không tự phát sáng, nên ánh sáng từ Mặt Trăng, hay màu sắc của nó phụ thuộc vào ánh sáng chiếu đến, khả năng hấp thụ ánh sáng của chính bề mặt Mặt Trăng và tất nhiên, do khí quyển Trái Đất nữa.

Ánh sáng chiếu đến Mặt Trăng gần như 100% là ánh sáng trắng của Mặt Trời. Do bề mặt chứa các khoáng chất như canxi, magie, silic,... nên nhìn chung nó có màu xám, các mảng màu khác nhau do bề mặt Mặt Trăng không đồng nhất nên có sự phản xạ khác nhau giữa các vùng (điều đó tạo nên Cây Đa và chú Cuội, hay con Thỏ). Và Mặt Trăng thực sự có màu xám, thể hiện qua những bức ảnh của các sứ mệnh Apollo. Đó là khi chúng ta thấy Mặt Trăng cao trên bầu trời. Lúc này ánh sáng ít bị tán xạ nhất, Mặt Trăng sẽ có màu xám trắng vàng. Càng xuống thấp gần đường chân trời, ánh sáng bước sóng ngắn (ánh sáng tím, xanh,...) đi vào khí quyển sẽ bị khúc xạ nhiều hơn so với ánh sáng dài (ánh sáng đỏ, cam,...), nên Mặt Trăng sẽ bắt đầu ngả vàng, đến đường chân trời nó sẽ có màu cam ngả sang đỏ.

Ban ngày thì Mặt Trăng thường có màu trắng xen các đốm sẫm hơn do ánh sáng từ Mặt Trăng bị ảnh hưởng bởi nền màu xanh của bầu trời.

Đặc biệt khi nguyệt thực, ánh sáng đến Mặt Trăng là ánh sáng Mặt Trời nhưng đã đi qua bầu khí quyển của Trái Đất, với 1 góc tới rất nhỏ, khiến ánh sáng bước sóng ngắn bị khúc xạ hết, chỉ còn lại chủ yếu là ánh sáng đỏ là đến được Mặt Trăng và được phản xạ lại. Từ đó tạo ra hiện tượng Trăng Máu.

(Bổ sung thêm) khi Nhật thực thì nó có màu đen, vì mặt hướng về Trái Đất lúc này ko đc chiếu sáng bởi Mặt Trời.

Còn màu xanh thì chỉ là tên gọi thôi chứ thực sự Trăng ko có màu xanh. Bluemoon chỉ là 1 hiện tượng khi 1 năm dương lịch có tận 13 lần trăng tròn. Tương tự Trăng Hồng hay Super Pink Moon cũng chỉ là cái tên khi trăng tròn trùng với thời điểm hoa chi anh nở, và hoa này có màu hồng, nên lấy tên theo mà thôi.