Vì sao người ta bảo "nếu đủ ba mươi răng thì cơm áo no đủ, dưới ba mươi răng thì chết yểu, trên 30 răng thì giàu sang phú quý"?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Điều người ta đã nói với em chẳng có cơ sở khoa học nào cả. Ai cũng như ai đều có công thức răng là: 2 (2.1.2.3) 2.1.2.3 = 32 Điều đó có nghĩa là mỗi nửa bên (trái, phải) ở mỗi hàm răng đều có hai răng cửa (một răng cửa giữa, một răng cửa bên), 1 răng nanh, hai răng tiền cối và ba răng cối (răng tiền cối và răng cối được gọi chung là răng hàm). Đó là những răng vĩnh viễn. Ở tuổi mọc răng còn có các răng sữa (về sau sẽ rụng đi) bao gồm ở hàm trên răng cửa giữa (mọc lúc 8-10 tháng), răng cửa bên (8-10 tháng), răng nanh (16-20 tháng), răng cối thứ nhất (15-21 tháng), răng cối thứ hai (20-¬24 tháng); ở hàm dưới răng cửa giữa (6-9 tháng), răng cửa bên (15-21 tháng), răng nanh (15-21 tháng), răng cối thứ nhất (15-21 tháng), răng cối thứ hai (20-24 tháng). Chết yểu hay sống lâu, giàu sang hay nghèo hèn đâu phải do số mệnh, càng không thể do số răng (!) mà trước hết ở bản thân mỗi người (sức khỏe bẩm sinh, dinh dưỡng, sự học tập và rèn luyện, sự phấn đấu và tu dưỡng).
Trả lời
Điều người ta đã nói với em chẳng có cơ sở khoa học nào cả. Ai cũng như ai đều có công thức răng là: 2 (2.1.2.3) 2.1.2.3 = 32 Điều đó có nghĩa là mỗi nửa bên (trái, phải) ở mỗi hàm răng đều có hai răng cửa (một răng cửa giữa, một răng cửa bên), 1 răng nanh, hai răng tiền cối và ba răng cối (răng tiền cối và răng cối được gọi chung là răng hàm). Đó là những răng vĩnh viễn. Ở tuổi mọc răng còn có các răng sữa (về sau sẽ rụng đi) bao gồm ở hàm trên răng cửa giữa (mọc lúc 8-10 tháng), răng cửa bên (8-10 tháng), răng nanh (16-20 tháng), răng cối thứ nhất (15-21 tháng), răng cối thứ hai (20-¬24 tháng); ở hàm dưới răng cửa giữa (6-9 tháng), răng cửa bên (15-21 tháng), răng nanh (15-21 tháng), răng cối thứ nhất (15-21 tháng), răng cối thứ hai (20-24 tháng). Chết yểu hay sống lâu, giàu sang hay nghèo hèn đâu phải do số mệnh, càng không thể do số răng (!) mà trước hết ở bản thân mỗi người (sức khỏe bẩm sinh, dinh dưỡng, sự học tập và rèn luyện, sự phấn đấu và tu dưỡng).