Vì sao nhìn từ trên cao xuống, ta cảm thấy hồi hộp và chân tay yếu đi?

  1. Tâm lý học

Khi trong lòng nghĩ đến những chuyện vui trước đây, ta bỗng sung sướng cười lên; khi nhìn thấy mây đen đầy trời ta biết được trời sắp mưa; khi nhìn thấy dấu chân trên mặt đất ta biết rằng có người đã đi qua... Tất cả những điều này đều được hình thành trên cơ sở phản xạ có điều kiện.

Từ trên cao nhìn xuống, tim hồi hộp, chân run cũng là do nguyên lý đó. Khi nhìn từ trên cao xuống, ta sẽ đồng thời liên tưởng đến kinh nghiệm trong quá khứ bị ngã, do đó hiểu được hậu quả nguy hiểm của việc ngã từ trên cao xuống. Vì vậy, tim sẽ đập liên hồi, chân tay mềm nhũn ra. Những phản xạ tâm lý này của con người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường và tính năng động chủ quan. Nếu ta để cho một người mù đứng trên đỉnh nhà lầu cao mười tầng mà không báo cho anh ta biết trước thì chưa chắc người đó đã có cảm giác run sợ. Khi đứng trên đỉnh núi cao, nhìn ra phương xa ta có cảm giác thoải mái, nhưng khi đứng trên một vách tường dựng đứng, nhìn xuống vực sâu thì ta sẽ trở nên sợ hãi. Người mới học nhảy dù tuy rất lo sợ nhưng khi đã khắc phục được tâm lý hoang mang đó thì sẽ bình tĩnh nhảy vào trong không trung, không sợ gì cả.

Từ khóa: 

tâm lý học

Cơ thể người phản ứng với cảm giác sợ, khiến cho tim đập nhanh hơn, nhịp thở dồn dập hơn. Con người đứng vũng được là nhờ trọng tâm nằm trong diện tích tạo ra bởi hai bàn chân, nên khi cúi nhìn xuống thấp, thần kinh đưa ra phản xạ tiết diện giữ trọng tâm dồn xuống sâu dưới đất, nơi ta nhìn, chứ không phải ở chân, tạo cảm giác chênh vênh dễ ngã. Khi đó máu dồn lên não nhiều, khiến các cơ quan hoạt động mạnh, nóng người, kết hợp với hành động vừa muốn lui vào, vừa muốn đứng nhìn tiếp, dẫn đến không kiểm soát được cơ thể, và sinh ra cảm giác hồi hộp, chóng mặt, run người, toát mồ hôi, chân tay yếu...

Trả lời

Cơ thể người phản ứng với cảm giác sợ, khiến cho tim đập nhanh hơn, nhịp thở dồn dập hơn. Con người đứng vũng được là nhờ trọng tâm nằm trong diện tích tạo ra bởi hai bàn chân, nên khi cúi nhìn xuống thấp, thần kinh đưa ra phản xạ tiết diện giữ trọng tâm dồn xuống sâu dưới đất, nơi ta nhìn, chứ không phải ở chân, tạo cảm giác chênh vênh dễ ngã. Khi đó máu dồn lên não nhiều, khiến các cơ quan hoạt động mạnh, nóng người, kết hợp với hành động vừa muốn lui vào, vừa muốn đứng nhìn tiếp, dẫn đến không kiểm soát được cơ thể, và sinh ra cảm giác hồi hộp, chóng mặt, run người, toát mồ hôi, chân tay yếu...