Việc phá huỷ toàn bộ xã hội có đem lại một nền văn hoá mới hay không?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Thông qua phá hoại chúng ta không thể tạo ra bất cứ thứ gì mới đúng như những gì mà bạn trên nói. Chúng ta chỉ có thể thay đổi thế giới thông qua việc thay đổi chính bản thân mình. Thế giới là gì? Đó là nơi bạn sinh sống – là gia đình, bè bạn, hàng xóm. Và gia đình, bè bạn, hàng xóm có thể mở rộng ra và đó là cả thế giới. Bạn ở trung tâm của cái thế giới đó. Đó là thế giới nơi bạn sống. Con người là trung tâm của cuộc sống, vậy muốn thế giới thay đổi, chúng ta phải bắt nguồn từ bản thân mình, đúng không? Câu hỏi là: Làm sao để ta làm điều đó? Đây là một câu hỏi rất khó nhé. Trước hết nhìn ra được rằng bạn là trung tâm của thế giới này. Bạn cùng gia đình mình nằm ở vị trí giữa. Đó là thế giới và bạn xác định mình sẽ phải thay đổi nó và rồi bạn đặt ra câu hỏi “Làm sao để tôi có thể thay đổi (thế giới)?” Làm thế nào ư? Hầu như chúng ta không muốn thay đổi bản thân, vì chúng ta là người có lòng tự tôn nhất định. Khi trẻ, bạn muốn thay đổi. Trong bạn đầy sinh lực, năng lượng, bạn muốn trèo cây, muốn nhìn ngắm, bạn có rất nhiều sự tò mò. Vây mà khi lớn hơn một chút, đi học đại học, bạn đã muốn mình là nhất, là chính mình, bởi vì chúng ta là những màu sắc độc đáo và tuyệt với nhất. Bạn không muốn thay đổi. Bạn nói “Hãy để mặc tôi, để tôi được yên.” Có rất ít người muốn thay đổi thế giới và càng ít hơn những người muốn thay đổi bản thân họ, cũng bởi họ chính là trung tâm của thế giới nơi họ sống. Và tạo ra thay đổi đòi hỏi một sự-hiểu lớn lao. Một người có thể chuyển từ cái này sang cái kia. Nhưng đấy không phải là thay đổi. Khi người ta nói rằng “Tôi đang đổi từ cái này sang cái đó”, họ tưởng rằng mình đang vận động, đang có sự chuyển biến. Nhưng sự thật, họ chưa chuyển mình một chút nào. Họ mới chỉ dựng nên ý niệm về phiên bản họ nên trở thành. Ý niệm về cái họ “nên là” thì (dĩ nhiên) khác so với “cái-hiện-đang-là”. Và do vậy, họ cho rằng sự đổi khác để hướng đến “cái-nên-là” là một chuyển động. Nhưng đấy lại không phải là chuyển động. Họ tưởng đó là thay đổi, nhưng thay đổi trước tiên phải bắt nguồn từ việc ý thức được rõ cái gì mới thực sự “là” và chung sống với nó, rồi từ đó người ta mới quan sát để nhận thấy rằng chính việc “nhìn” là cái đem lại sự thay đổi.

Trả lời

Thông qua phá hoại chúng ta không thể tạo ra bất cứ thứ gì mới đúng như những gì mà bạn trên nói. Chúng ta chỉ có thể thay đổi thế giới thông qua việc thay đổi chính bản thân mình. Thế giới là gì? Đó là nơi bạn sinh sống – là gia đình, bè bạn, hàng xóm. Và gia đình, bè bạn, hàng xóm có thể mở rộng ra và đó là cả thế giới. Bạn ở trung tâm của cái thế giới đó. Đó là thế giới nơi bạn sống. Con người là trung tâm của cuộc sống, vậy muốn thế giới thay đổi, chúng ta phải bắt nguồn từ bản thân mình, đúng không? Câu hỏi là: Làm sao để ta làm điều đó? Đây là một câu hỏi rất khó nhé. Trước hết nhìn ra được rằng bạn là trung tâm của thế giới này. Bạn cùng gia đình mình nằm ở vị trí giữa. Đó là thế giới và bạn xác định mình sẽ phải thay đổi nó và rồi bạn đặt ra câu hỏi “Làm sao để tôi có thể thay đổi (thế giới)?” Làm thế nào ư? Hầu như chúng ta không muốn thay đổi bản thân, vì chúng ta là người có lòng tự tôn nhất định. Khi trẻ, bạn muốn thay đổi. Trong bạn đầy sinh lực, năng lượng, bạn muốn trèo cây, muốn nhìn ngắm, bạn có rất nhiều sự tò mò. Vây mà khi lớn hơn một chút, đi học đại học, bạn đã muốn mình là nhất, là chính mình, bởi vì chúng ta là những màu sắc độc đáo và tuyệt với nhất. Bạn không muốn thay đổi. Bạn nói “Hãy để mặc tôi, để tôi được yên.” Có rất ít người muốn thay đổi thế giới và càng ít hơn những người muốn thay đổi bản thân họ, cũng bởi họ chính là trung tâm của thế giới nơi họ sống. Và tạo ra thay đổi đòi hỏi một sự-hiểu lớn lao. Một người có thể chuyển từ cái này sang cái kia. Nhưng đấy không phải là thay đổi. Khi người ta nói rằng “Tôi đang đổi từ cái này sang cái đó”, họ tưởng rằng mình đang vận động, đang có sự chuyển biến. Nhưng sự thật, họ chưa chuyển mình một chút nào. Họ mới chỉ dựng nên ý niệm về phiên bản họ nên trở thành. Ý niệm về cái họ “nên là” thì (dĩ nhiên) khác so với “cái-hiện-đang-là”. Và do vậy, họ cho rằng sự đổi khác để hướng đến “cái-nên-là” là một chuyển động. Nhưng đấy lại không phải là chuyển động. Họ tưởng đó là thay đổi, nhưng thay đổi trước tiên phải bắt nguồn từ việc ý thức được rõ cái gì mới thực sự “là” và chung sống với nó, rồi từ đó người ta mới quan sát để nhận thấy rằng chính việc “nhìn” là cái đem lại sự thay đổi.

Phá hủy hoàn toàn có đem đến văn hóa mới hay không à? Các bạn cũng biết đến những cuộc nổi dậy trong quá khứ: Cách mạng Pháp, Cách mạng Nga, Cách mạng Trung Hoa. Họ phá hủy tất cả mọi thứ để bắt đầu cái mới. Họ đã tạo ra cái gì mới chưa? Mỗi xã hội có 3 tầng lớp/giai cấp: tầng cao – tầng giữa – tầng thấp; trên cao là nơi của người giàu có, thông minh; vị trí ở giữa – tầng lớp trung lưu, những người luôn làm việc, rồi đến tầng lớp lao động (“the labourer”, hiểu theo nghĩa những người làm công việc chân tay, dựa thể lực nhiều hơn so với trí lực – ND). Có sự tranh đấu giữa các tầng lớp với nhau. Người thuộc tầng lớp trung lưu muốn leo lên vị trí đầu, họ tiến hành các cuộc nổi dậy và khi đã lên đến nơi, họ giữ chặt địa vị mới có được đi kèm uy danh, phúc lợi, của cải, và điều này lặp lại với tầng lớp trung lưu mới – những người này sẽ lại tìm cách trèo lên trên. Những người dưới thấp cố gắng với tới vị trí ở giữa, ai đang ở giữa cố gắng lên trên cùng; cuộc chiến như vậy diễn ra suốt chiều dài lịch sử, ở mọi xã hội và mọi nền văn hóa. Tầng lớp trung lưu nói: “Tôi sẽ vươn tới vị trí cao nhất, và làm nên cuộc cách mạng.” Và khi quả thực đã đạt được vị trí ấy, bạn có thể thấy điều họ sẽ làm. Tầng lớp này biết làm thế nào để kiểm soát con người thông qua suy nghĩ, thông qua hành hạ, giết chóc, phá hoại, và thông qua nỗi sợ hãi.

Thế nên, thông qua phá hoại, không bao giờ có thể tạo ra bất cứ cái gì. Nếu bạn thấu hiểu toàn bộ quá trình của sự rối loạn và tàn phá, nếu bạn nghiên cứu không chỉ về những biểu hiện của chúng ở cả bên ngoài lẫn bên trong bản thân mình, thì từ sự thấu hiểu, quan tâm, tình thương, một trật tự hoàn toàn mới sẽ xuất hiện. Nhưng nếu không hiểu được, chỉ đơn thuần tạo ra biến loạn, khuôn mẫu sẽ đi rồi quay trở lại y hệt, bởi loài người chúng ta, trước kia, giờ đây và sau này không đổi. Không giống như việc phá dỡ một ngôi nhà để từ đó dựng lên một ngôi nhà mới – con người không được tạo ra theo cách ấy, bởi con người, ở bên ngoài họ được giáo dục, khoác lên văn hóa, họ có trí lực nhưng bên trong, họ hung bạo. Trừ khi bản năng loài vật của con người thay đổi một cách căn bản, còn không, bất kể điều kiện bên ngoài có là gì đi chăng nữa, yếu tố bên trong luôn có cách để vượt lên cái bên ngoài. Giáo dục là để thay đổi con người-bên trong.

Trích: coocxe.com