Viêm đại tràng co thắt - dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

  1. Sức khoẻ

Viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay viêm đại tràng co thắt chưa có thuốc đặc trị bệnh khỏi hẳn. Bệnh nhân chỉ có thể dựa vào việc cải thiện lối sống và uống thuốc để kiểm soát triệu chứng. Trong bài viết hôm nay, mời các bạn tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị bệnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt

Dấu hiệu đau bụng

https://cdn.noron.vn/2022/01/26/9814246137516806-1643198018.jpg
  • Dấu hiệu đầu tiên phải kể đến là có những cơn đau co thắt không xuất hiện tại vị trí cố định trên thành bụng. Vị trí các cơn đau thường đau dưới rốn cộng với các dấu hiệu đau quặn bụng.

  • Cơn đau có thể ập tới khi người bệnh ăn no, ăn những thức ăn lạ, những thức ăn có nhiều gia vị: cay, chua, thức ăn tanh, sống, không hợp vệ sinh.

  • Người bệnh bị đau nhiều khi căng thẳng, lo âu.

Dấu hiệu tiêu chảy và táo bón

  • Tiêu chảy và táo bón xen kẽ thành từng đợt. Phân đi ngoài lúc lỏng có nhầy nhưng hoàn toàn không có máu, do niêm mạc ruột không bị tổn thương. Thông thường đi ngoài vào buổi sáng hoặc tối là nhiều. Ngoài ra còn có những biểu hiện như cảm giác buồn đi ngoài nhưng không thể đi, rất buồn đi nhưng đi rất ít, hoặc đi xong lại buồn đi tiếp. Có thể đi nhiều lần trong ngày không có quy luật.

  • Trường hợp mạn tính khiến người bệnh khó chịu hơn khi vừa đi ngoài xong vài phút đã xuất hiện cơn đau quặn bụng và muốn đi ngoài tiếp. Hoặc đi ngoài không hết phân mà không thể đi được

Các dấu hiệu khác

  • Chướng bụng: Dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh dạ dày. Mà chướng bụng là triệu chứng hầu hết xảy ra ở người bệnh đại tràng co thắt.

  • Sôi bụng, ợ hơi, nóng bụng: Đôi khi người bệnh có triệu chứng bụng sôi ùng ục, nóng bụng, nóng ruột, ngoài ra còn có cảm giác cồn cào ở bụng, giống như rất đói.

Chẩn đoán bệnh đại tràng co thắt

Sau khi trải qua quá trình hỏi bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, cụ thể là:

Xét nghiệm máu:

Xét nghiệm công thức máu nhằm hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về đại trực tràng. Kết quả kiểm tra sẽ đánh giá số lượng hồng cầu và bạch cầu. Trong đó, số lượng tế bào hồng cầu giúp xác định lượng mất máu qua phân, số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.

Xét nghiệm phân:

Mục đích là để tìm máu ẩn trong phân hoặc cấy phân tìm vi khuẩn. Dấu hiệu máu trong phân sẽ giúp bác sĩ loại trừ các bệnh như viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng hoặc trực tràng.

Nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng toàn bộ bằng ống mềm:

Trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng như: đi ngoài ra máu, đau vùng bụng dưới, tiêu chảy kéo dài… bác sỹ sẽ chỉ định nội soi đại tràng. Đây là kỹ thuật hiện đại, đơn giản, nhanh và quan sát được rõ trong lòng đại tràng.

Chụp X-quang:

https://cdn.noron.vn/2022/01/26/979693611772939-1643198074.jpg

Để kiểm tra hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc thay đổi bất thường của đại tràng. Đối với bệnh nhân bị đại tràng co thắt sẽ nhận được hình ảnh X-quang rối loạn nhu động co bóp của đại tràng và không có bất cứ tổn thương nào khác.

Các loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt

Thuốc ức chế cơ trơn

  • Spasmaverin

  • Phloroglucinol

Hai loại thuốc này có tác dụng ly giải co thắt trên sợi cơ trơn do đó làm dịu cơn đau, giảm đau bụng do rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc này có thể gây tác dụng phụ hoặc đặc biệt không thể dùng cho một số trường hợp. Chính vì vậy khi sử dụng nên tham khảo và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Các thuốc trị chứng đầy hơi, chướng bụng

  • Trimebutine maleate

  • Domperidol

https://cdn.noron.vn/2022/01/26/979693611772940-1643198105.jpg

Thuốc có tác dụng điều trị chứng đầy hơi, chướng bụng. Tuy nhiên đặc biệt chú ý: Hai loại thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em, khi dùng nên chú ý thuốc có thể gây tác dụng phụ.

Trị triệu chứng phân lỏng, nát…

  • Smectite intergrade

  • Loperamid.

Lưu ý khi phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không tự động mua thuốc sử dụng, nếu thấy cần thiết dùng, cần có chỉ định của bác sĩ.

Trị dấu hiệu táo bón:

  • Macrogol

  • Lactulose…

Thuốc dùng để điều trị táo bón cho người lớn và trẻ trên 8 tuổi, nhưng chỉ dùng để điều trị táo bón tạm thời, không được dùng kéo dài.

Thuốc chống trầm cảm

Trong điều trị viêm đại tràng co thắt thường có 2 loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng là:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (như Amitriptyline).

  • Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin (Citalopram, Fluoxetine và paroxetine).

Có thể bạn quan tâm:

Các bài thuốc nam chữa viêm đại tràng co thắt hiệu quả

Cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống

Trước hết, việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bao gồm:

Chế độ ăn uống khoa học

Cần chú ý:

  • Tránh các thực phẩm gây đầy bụng, chướng hơi như cải bắp, bông cải, hành, tỏi, trái cây nếu bạn đang gặp phải triệu chứng này

  • Kiêng các thức ăn làm bệnh trở lên trầm trọng như: rượu bia, hạn chế đồ uống có ga và các chất kích thích như cà phê, nước chè đặc. Những loại thức ăn này gây kích thích niêm mạc ruột khiến bệnh càng trở nên trầm trọng.

  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị khiến người bệnh khó tiêu hóa

  • Các loại bánh kẹo, trái cây quá ngọt hoặc uống sữa chứa lactose khiến người bệnh dễ bị tiêu chảy trầm trọng hơn nên cần được hạn chế.

Tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa

  • Thực phẩm giàu chất xơ:

  • Cung cấp dinh dưỡng và bổ sung năng lượng cho cơ thể

  • Chế độ sinh hoạt: ăn đúng giờ, đủ bữa…

Luyện tập giúp hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng co thắt

1.Tập đi ngoài đều đặn 1 lần/ngày, đúng giờ, massage bụng, luyện tập thư giãn, khí công…

2.Tập thể dục:

Nằm ngửa làm giãn cơ thể:

Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng và giữ nguyên tư thế cho tới khi hết cơn đau, mỗi khi có cơn đau xuất hiện. Sau đó tiếp tục làm thêm 10 phút để củng cố, thở tự nhiên.

Xoa bụng

https://cdn.noron.vn/2022/01/26/9814246137516808-1643198143.jpg

Người bệnh nên thực hiện hàng ngày và nhất là mỗi khi xuất hiện cơn đau sẽ giúp làm giảm đau rất tốt bằng cách xoa bụng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần khoảng 10 phút.

Tập Yoga

Yoga giúp bạn thư giãn, thoải mái tinh thần góp phần trong điều trị viêm đại tràng co thắt. Bạn nằm tách 2 chân rộng hơn vai, mũi chân thả lỏng sang hai bên, cổ thẳng hàng với cột sống lưng, cằm hơi thu nhẹ về ức. Tay trái đặt lên ngực trái, tay phải để trên bụng. Hít thở 10 vòng. Bài tập này rất có ích cho người bệnh đại tràng giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Tập thở

Hơi thở trong Yoga giúp đưa oxy vào từng cơ quan nội tạng, giúp điều hòa cơ thể và lưu thông khí huyết nhịp nhàng.

Ngồi chính giữa thảm tập theo tư thế hoa sen, hai chân đan chéo vào nhau, 2 tay đặt lên đầu gối, thả lỏng cơ thể, ngồi thẳng lưng. Từ từ hít vào trong vòng khoảng 2 giây cho ngực và bụng căng ra, sau đó thở nhẹ nhàng đẩy ám khí ra ngoài cơ thể, hít vào, thở ra từ từ để oxy đi vào các cơ quan nội tạng. Nín thở 2 giây, thực hiện liên tục khoảng 15 lần.

Từ khóa: 

hội chứng ruột kích thích

,

sức khoẻ