Vợ chồng tương kính như tân

  1. Phong cách sống

  2. Tâm lý học

  3. Sáng tác

Hôm trước đang ngồi tám rôm rả vui vẻ thì cô Hằng nghe điện thoại. Sau cú điện thoại đó thì khuôn mặt cô thay đổi tông màu. Mọi người hỏi thì cô thở dài là con trai và con dâu đang cãi nhau, làm ảnh hưởng công việc chung của gia đình đến mệt. Ban đầu mọi người cũng cho qua với câu Vợ chồng nào chẳng có lúc cãi nhau. Nhưng hồi sau thì cô Hằng bảo, cãi nhau là chuyện thường tình. Nhưng lần này khác.

Đó là một teaser hết sức thu hút và khơi gợi sự tò mò của khán giả, gồm tớ, mẹ, mợ Thoa và o Liên. Không làm thất vọng sự tò mò đó, cô Hằng kể lể: Tui vốn xưa giờ không bênh con trai. Đúng sai tui phân định rõ ràng. Con dâu con trai gì cũng là con mình hết. Nhưng lần này tui thấy con dâu Trang nó sai hoàn toàn.

Rồi cô kể rằng hai vợ chồng Tuấn- Trang đang cãi nhau. Trang bực mình cau có chuyện chồng đi về muộn và việc gì cũng tới tay mình, từ công việc kinh doanh gia đình đến chăm sóc con cái. Cái bực đó cũng là dễ hiểu. Sức người có hạn, từ thể chất đến tinh thần. Nhưng cái sai của Trang, theo người mẹ chồng nhận định, đó là: "Trang chính nó thừa biết chồng nó đi làm chứ không phải đi chơi thì sao còn bực. Cái sai lớn nhất là lần này nó hỗn thực sự. Nó nhắn tin cho chồng với thái độ hỗn thực sự".

"Đàn bà nào mà chẳng chăm chồng chăm con. Mẹ đây còn chăm chồng chăm con chăm cháu đây thôi. Phụ nữ trong nhà mà không chăm chồng chăm con thì đem gói lại rồi bỏ vào thùng rác cho xe chở rác chở đi". Cô tiếp lời. Không hổ danh là con người khéo léo dịu dàng nhất trong team hổ báo nhà tớ, đến lúc giận dữ cô Hằng vẫn thật là cute. Cô nhắc lại 2 lần "đem gói lại rồi bỏ vào thùng rác cho xe chở rác chở đi".

Ái chà chà. Nếu mà ghi những dòng này lên Spiderum thì chắc chắn số downvote sẽ nhiều (hơn thường tình tớ bị), tớ đã nghĩ vậy. Nhưng để trung thực với chính mình và với sự việc, ngoài việc thay tên, tớ vẫn phải kể lại. Và kể thêm rằng các phụ nữ trong phân cảnh đó đều đồng tình 2 việc: Một là, Phụ nữ trong nhà là phải biết chăm chồng chăm con. Chăm như thế nào là tùy quan điểm, cách thức và điều kiện, hoàn cảnh của tứng người. Không phải cứ nhất thiết cơm ngày ba bữa, hầu nước tận tay hay suốt ngày dọn dẹp. Hai là, làm vợ thì không nên có thái độ và biểu hiện hỗn láo với chồng, dù là vợ chồng bằng tuổi.

Ngay lúc đó thì mẹ tớ nghe điện thoại của bố, dù đang bực mình chuyện gì đó nhưng mẹ vẫn Dạ, đương nhiên là chữ Dạ không được ngọt ngào cho lắm.

Và đầu mình nhảy số ra ngay câu: Vợ chồng tương kính như tân.

Nói thiệt là tớ thích ngôn từ bề mặt của câu này trước khi thích nghĩa của nó.

Nguồn gốc thì tớ không rõ nguồn nào là chính xác. Xưa kia tớ đọc được như thế này:

Vào thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên), vua nước Tấn cử một sứ thần sang thăm nước Lỗ.

Một hôm trời nắng, trên đường trở về nước Tấn, sứ thần đi ngang qua nước Kế. Ông nhìn thấy một nông phu đang làm cỏ ngoài đồng và một phụ nữ trẻ, có lẽ là vợ của anh ta, cô đang mang bữa trưa ra cho chồng. Người phụ nữ trẻ bưng bữa trưa bằng cả hai tay cho chồng một cách rất tôn kính. Và người chồng cũng như vậy, kính cẩn nhận lấy bữa trưa của mình. Trong lúc người nông phu dùng bữa, vợ anh đứng một bên chờ đợi một cách lễ độ.

Vị sứ thần vô cùng ấn tượng trước những gì ông đã thấy và nghĩ rằng: “Họ đối xử với nhau thật là tôn trọng như vậy!” Ông tiến đến nói chuyện với cặp vợ chồng, sau đó mời họ cùng đi về nước Tấn.

Khi về đến nước nhà, vị sứ thần ngay lập tức vào yết kiến vua nước Tấn và kể lại cho nhà vua nghe câu chuyện về cặp vợ chồng. Ông tâu với nhà vua rằng: “Tôn kính là một biểu hiện của đức hạnh. Ai biết kính lễ, ắt là người có đạo đức! Chúng ta cần giáo dục người dân về đức tính tốt này.”

Vị sứ thần vô cùng ấn tượng trước những gì ông đã thấy và nghĩ rằng: “Họ đối xử với nhau thật là tôn trọng như vậy!” Ông tiến đến nói chuyện với cặp vợ chồng, sau đó mời họ cùng đi về nước Tấn.

Khi về đến nước nhà, vị sứ thần ngay lập tức vào yết kiến vua nước Tấn và kể lại cho nhà vua nghe câu chuyện về cặp vợ chồng. Ông tâu với nhà vua rằng: “Tôn kính là một biểu hiện của đức hạnh. Ai biết kính lễ, ắt là người có đạo đức! Chúng ta cần giáo dục người dân về đức tính tốt này.”

Thôi tớ trích cho dài bài cho diễm lệ vậy thôi. Giống như đi thi văn xin thay giấy cho hết hồn bạn bè vậy. Ý tớ chỉ muốn nói là: Dù vợ chồng đã lâu hay mới, cũng nên giữ sự tôn trọng, biểu hiện qua ứng xử, thái độ trên- dưới, vợ- chồng.

Nhưng mà lười bịa nên tớ lại trích thêm:

TS Nguyễn Thị Kim Quý cho rằng, không chỉ trong mối quan hệ vợ chồng mà dường như trong tất cả các mối quan hệ thì việc thân thiết với nhau thường nảy sinh mặt trái là xem thường lẫn nhau. Trong tất cả các mối quan hệ thì có lẽ, mối quan hệ vợ chồng là thân thiết nhất, gần gũi nhất. Việc thân thiết với nhau tới mức sâu xa như vợ chồng, một mặt cũng dẫn tới khuynh hướng coi thường lẫn nhau. Khi nhìn thấy khuyết điểm của nhau, người ta cảm thấy sự hứng khởi về nét đẹp, sự duyên dáng, hay tài năng không còn hấp dẫn mạnh mẽ như khi còn sống riêng. Cái mặt trái đó chính là bi kịch ngàn đời nay, là lý do vì sao mà trong tình yêu hôn nhân ít ai có thể đạt được hạnh phúc một cách trọn vẹn.

Khuynh hướng vợ chồng sống với nhau lâu ngày dẫn đến coi thường nhau, xem thường nhau là khuynh hướng đi xuống, là khuynh hướng tiêu cực nhưng lại khá phổ biến. Còn khuynh hướng càng sống với nhau càng “kính” nhau là khuynh hướng thăng tiến, là phát triển, là đi lên, là tích cực... lại chiếm số ít, ít cặp đôi nào làm được. Đó là lý do vì sao mà ông bà xưa dặn con cháu rằng, vợ chồng sống với nhau cần phải đối đãi ứng xử với nhau “tương kính như tân” là vì vậy. Hay lời thánh nhân Trần Hưng Đạo cũng đề cập đến tầm quan trọng của cách ứng xử này. Ông viết: Làm con, gắng sao trọn chữ Hiếu; Làm tôi, gắng sao trọn chữ Trung; Anh em, gắng sao trọn chữ Hòa; Vợ chồng, gắng sao trọn chữ Kính; Bè bạn, gắng sao trọn chữ Tín”.

Năm trước H bạn tớ cưới, và có bất mãn không nhỏ với một số hành xử của anh chồng trước và trong lễ cưới. H kể chuyện, tớ phần nào hiểu những khó khăn và thiệt thòi to lớn mà nàng đang chịu. Đến phần H đưa tin nhắn cho tớ xem đoạn hai vợ chồng cãi nhau. Khi thấy có chữ Tao- mày xuất hiện ở trong đoạn hội thoại, phản ứng đầu tiên xẹt qua trong đầu tớ là Thôi xong!

Là bởi trong đầu tớ, ở bất kỳ một mối quan hệ nào, ĐẶC BIỆT LÀ VỢ CHỒNG, (nên) luôn tồn tại một ranh giới tôn trọng nhau. Không nên có biểu hiện thái độ ngang hàng và vô lễ dù sự việc có diễn ra tồi tệ đến mấy, cảm xúc có đang lên quá đà đến mấy. Khi theo bản năng mà bỏ qua ranh giới "có lối" đó, sự bất hòa và cảm xúc "vô lối" sẽ theo đó mà dễ dàng lan tỏa, và ở những trường hợp sau khác. Tớ không chắc là có do điều này không, nhưng sau này vợ chồng H cãi nhau thường xuyên hơn, và mỗi lẫn cãi nhau đều xưng Tao mày, thằng chồng- con vợ. Tớ không nói là cách xưng hô tạo nên cuộc cãi vã, nhưng tớ tin điều đó không làm giảm đi sự bất hòa mà còn đẩy xung đột cao lên. Cảm xúc tức giận và sự ăn nói hành vi khi tức giận theo bản năng cứ thế vô lối trào ra và không có điểm dừng, không có một điểm níu kéo để dừng lại. Và đương nhiên, ở bài này, tớ đang hi vọng cách xưng hô giao tiếp- biểu hiện cho thái độ và sự tôn trọng nhau trong mối quan hệ sẽ là "điểm níu kéo để dừng lại" đó.

Chị Linh anh Phương là cặp con nuôi của bác tớ. Hai vợ chồng ảnh dễ thương lắm, dù đã kết hôn chục năm nhưng (theo mọi người nhìn thấy) là vẫn quấn quít đáng yêu. Chị kể là ngày xưa mới lấy nhau về chị cũng khổ sở lắm. Ảnh thì nóng tính. Chị thì tính tiểu thư, ương bướng, không chịu được khổ. Hai vợ chồng bất hòa cãi nhau suốt. Đã có lúc anh tát chị, đó là khoảng thời gian chị thường khóc thâu đêm. Nhưng duyên số sao (mà không bỏ nhau được), cứ thế nhịn nhau vì nhau mà sửa mà sống. Nay chuyện gia đình của chị rất hài lòng. Lúc anh lên thì chị xuống, lúc chị nổi máu thì anh im. Và tuyệt nhiên là phải luôn xưng Anh- em kể cả khi giận nhau nhất. Tớ luôn thích thú cái cách chị xưng anh Phương dù nói chuyện với anh hay kể về anh khi nói chuyện với người khác. Có lần chị bảo, cãi nhau gì thì cãi, giận mấy thì giận, chị vẫn nấu cơm rồi mời Anh ra ăn cơm. Sai thì cũng là chồng mình là bố của con mình. Mình cứ làm đúng việc của mình, người ta rồi cũng tự thấy sai mà sửa. Lúc đó tớ ngưỡng mộ chị vô vàn. Đây có phải là người chị lúc nào cũng tưng tửng chọc hài, đi khen người khác thì chỉ khen "Ôi mợ Liễu/mợ Thoa/mẹ Liên quả là một người phụ nữ damdang có dấu".

Một lần lâu lắc tớ đến chơi nhà bác Hiền, bạn của bác Lập. Hai vợ chồng bác có tuổi rồi mà tình cảm lắm. Tớ ban đầu nghe bác gái xưng anh Hiền anh Hiền cứ thấy sao đó ngại ngại. Nhưng đoạn sau thấy hai bác tình cảm mến thương thì chẳng thấy gì nữa chỉ thấy quý. Tớ cũng thật thà nói với bác gái vậy, bác cười bảo Ừ riết thành quen. Cứ cảm thấy là sự trên dưới cân xứng vợ chồng thôi chứ không quan trọng câu từ nữa. Anh- em cũng được, ông- bà cũng được mà bố nó- mẹ nó cũng được. Thành cái nếp rồi, nhiều lúc cáu bực mà nghe vậy cũng dìu dịu đi. Lúc đó mới 20 tuổi nghe vậy, tớ đã ngạc nhiên Ồ cách xưng hô cũng đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ đến vậy. Sau này mới hiểu, là thái độ tạo nên ngôn từ, và ngôn từ tạo nên tình cảm.

Một vài ý kiến cho rằng Một điều nhịn chín điều nhục. Tớ thì quan điểm là nhịn vì gì? Nhịn cho một mối quan hệ trong đó chính mình là một phần chính, thì nhục hay là lành? Tớ còn nghĩ, kể cả mối quan hệ đó như thế nào, việc xảy ra đúng sai ra sao, thì cái cách "không nhịn"- cãi vã nặng lời xúc phạm vào, có thực sự giải quyết được vấn đề không đã? Cách nghĩ Anh không tôn trọng tôi thì tôi cũng không cần tôn trọng anh làm gì có đúng có tác dụng gì không ngoài thỏa mãn cảm xúc cá nhân? Mà cần làm rõ, ở đây chúng ta không nhịn, chúng ta dùng cách khác để giải quyết vấn đề khác đi, chứ không phải cãi vã chửi lộn hay bạo lực nhau.

Quan điểm, cách cảm nhận tôn trọng và được tôn trọng của từng người, từng cặp đôi, từng thời cũng khác nhau. Tớ chỉ đang nêu cảm nhận cá nhân của mình. Tớ cũng không thể tung hô hình ảnh cúi người nâng cơm cho chồng ăn rồi đứng nhìn một cách trìu mến yêu thương được. Mình cũng phải ăn vì nấu xong thì đói tụt huyết áp đến nơi chớ bộ. Tương tự thì tớ thấy bây giờ các đôi trẻ yêu nhau rồi xưng "con điên kia", "con dở"... cũng khá là phổ biến và thường tình. Các bạn ấy xem đó là sự thoải mái trong tình yêu. Vì vậy có thể khi thấy sự "lề lối" tớ đề cập nhiều người sẽ cảm thấy gò bó, mắc mệt. Yêu mà nhức đầu thế thì dẹp đi. Chúng ta tôn trọng lối sống và các quan điểm của nhau và lựa chọn sự phù hợp để tốt nhất cho bản thân mình. Nhưng, hãy giữ sự chừng mực trong cư xử, thái độ và nuôi dưỡng sự tôn trọng nhau trong một mối quan hệ. Tớ mong mỏi vậy.

Các ví dụ trong bài tớ liệt kê thường ám chỉ vợ nên tôn trọng chồng, không có nghĩa là Người chồng không làm điều ngược lại mà chỉ mặc nhiên nhận sự tôn kính. Chỉ là tớ thường nói chuyện với các cô nên các câu thoại là của tớ và các cô/bác gái. Còn ở tất cả các ví dụ trên các bác trai, anh chồng đều có thái độ tương xứng đối lại với vợ mình. Vậy mới nói, sự lề lối, ranh giới hay điểm hay thái độ trong một mối quan hệ được xây dựng cho và được cố gắng giữ gìn từ hai phía. Mà kể cả như chị Phương nói đó, kể cả ổng sai, mình làm đúng, thì lâu dài ông cũng tự thấy mà sửa. Đối phương bước qua ranh giới không có nghĩa là mình chạy theo đó. Tớ luôn tin cách thế giới đối đáp mình tỉ lệ thuận, cùng chiều với cách mình đối xử thế giới. Tỉ lệ thuận/cùng chiều thôi nhé, không có nghĩa là mình đối xử sao thì được đối đáp y chang lại được vậy. Biết đâu còn hơn cơ:)))

Ngày xưa bà nội tớ luôn nói: Bố mẹ sai như thế nào thì con cái cũng phải ngoan ngoãn nghe lời. Hồi đó tớ không thích câu đó tí nào, từ đó mà ghét lây sang Phật pháp tôn giáo. Đúng là đúng. Sai là sai. Sao lại vì làm con mà nương theo cái sai. Sau này mới hiểu ý của bà, "ngoan ngoãn nghe lời" là ý thái độ ứng xử. Bà bảo là dù bố mẹ có sai, thì con cái cũng nên có thái độ đúng mực làm con để phản đối lại. Tương tự thì tớ thấy trong tất cả mối quan hệ đều nên thế. Đương nhiên là một hành trình rất khó khăn. Con người đã quá mệt mỏi khi đối diện với cảm xúc với chính mình rồi. Khi cảm xúc đó gắn vào những con người khác nữa chúng ta lại dễ càng khổ sở hơn.

Nhớ một lần tớ t cãi nhau với mẹ về chuyện gì đó, khá là bực bội. Bạn tớ biết. Lúc mẹ gọi điện thì tớ nghe máy. Hồi sau tắt máy, bạn tớ bảo nửa đùa nửa thật rằng Tớ thảo mai ghê. Lúc đó ngạc nhiên tớ trố mắt nhìn kiểu tao không hiểu? Rồi nó nói là tớ đang bực mẹ thế mà nói chuyện nhỏ nhẹ thế. Tớ kiểu w*f??? Đó là tông giọng khi nói chuyện với mẹ của tớ, dù vui hay không vui thì tông giọng của tớ là vậy (mà lúc đó đang nói sang chuyện khác rồi). Còn chưa kể là cãi nhau hay bất đồng thì mẹ con vẫn là mẹ con chứ? Sao lại nói chuyện vô lễ đi được? Bạn thấy đó. Có những cách hiểu khác nhau từ những con người khác nhau. Thật là phức tạp.

Chúc cuộc sống của bạn đơn giản mà vui vẻ. Hoặc chúc cho cách bạn nhìn nó đơn giản đi mà vui vẻ hơn.

Tớ thì vẫn vui thích với câu Vợ chồng tương kính như tân.

Câu chữ và ý nghĩa của nó đều là những nét đẹp thật đẹp, trong lòng tớ.

Từ khóa: 

phong cách sống

,

tâm lý học

,

sáng tác

"tương kính như tân" với mình ko phải chỉ là "kính", hiểu đơn giản là lúc mới cưới quan tâm yêu chiều vợ ntn thì chục năm sau vợ đẻ 2 lứa già nua xồ xề eooif thì vẫn yêu chiều như lúc xưa á. Và ngc lại vợ đối với ck cũng thế.
Trả lời
"tương kính như tân" với mình ko phải chỉ là "kính", hiểu đơn giản là lúc mới cưới quan tâm yêu chiều vợ ntn thì chục năm sau vợ đẻ 2 lứa già nua xồ xề eooif thì vẫn yêu chiều như lúc xưa á. Và ngc lại vợ đối với ck cũng thế.

Mặc dù "Vợ chồng tương kính như tân" là câu yêu thích của em nhưng nếu được thì em có thể chuyển thành "Phu thê tương kính như tân" "Phu phụ tương kính như tân cách" hoặc là "Vợ chồng yêu kính nhau như khách" được không?

Có nhiều người thấy những câu kiểu như "Tôi thích đi shopping ở mall." là hoàn toàn bình thường, nhưng một số người đọc câu ấy sẽ có cảm giác giống như nhìn con cá bơi trên cát giữa sa mạc vậy. Anh nghĩ nguyên nhân là vì những người đó quá giỏi tiếng Việt. Câu trên trộn giữa tiếng Anh và tiếng Việt, còn câu của em trộn giữa âm Hán Việt và âm thuần Việt, những người quan tâm đến ngôn ngữ, và khó tính, chắc chắn không thích cách dùng như thế.

Em xin phép thể hiện quan điểm của mình như sau

Thứ nhất trong mối quan hệ vợ chồng thì em không dám nói. Tuy nhiên bản thân em một người từng trải qua mối quan hệ yêu đường nhận thấy các bạn nữ khá là tinh tế trong việc hiểu cho cái tôi của bạn trai họ. Tinh tế ở đây là tùy về từng góc độ ấy ạ. Ví dụ như cãi nhau về tài chính, bạn trai cô ấy gia cảnh nghèo khó, đang rất là vất vả xoay sở một chút xung đột tài chính nho nhỏ cô ấy sẽ nói nhẹ nhàng thôi, và nhường nhịn một chút. E chưa thấy bạn gái e bảo anh bất tài vl bạn trai người ta abc bajn trai người ta xyz.....Mỗi cặp đôi lại có cái nhịn và cái công bằng khác nhau. Còn về bố mẹ thì e ủng hộ việc thể hiện bản thân, nếu bố mẹ đủ bằng chứng rằng luận điểm của bố mẹ đúng thì còn có thể chứ nếu dùng một thái độ bảo thủ, quy chụp để nói chuyện với các con thì e nghĩ không lâu sau sẽ thành We dont talk anymore

Lý thuyết là thế, nhưng thực sự cũng khó lắm.

Trên noron từng có câu hỏi:

Với những người thân yêu, dường như chúng ta tự cho mình quyền được làm họ đau lòng.

Bài này mình post 1 vài nơi và nhận được nhiều ý kiến cùng chiều cũng như trái chiều. Đương nhiên chiều nào mình cũng muốn nghe vì để còn biết thêm kinh nghiệm và quan điểm cảm nhận. Rất mong nhận được chia sẻ của mọi người :))