Kem chống nắng yêu thích của bạn vào mùa hè?

  1. Làm đẹp

  2. Sức khoẻ

Tui thấy đi tìm kem chống nắng chân ái cho mặt, mùa hè còn khó hơn đi tìm ý nghĩa cuộc sống. =)))

Mùa hè nên mồ hôi ra nhiều. Ngồi máy lạnh từ sáng đến tối thì đỡ nhưng nếu ra ngoài thì rất phiềnnn. Có KCN nào bạn đang dùng mà thấy hài lòng không ạ?

Từ khóa: 

làm đẹp

,

sức khoẻ

Em Mỹ Hạnh xinh đẹp không nói rõ tình trạng da thì nàm thao các chiên gia tư vấn cho được 🤔

Mình về cơ bản khi chọn kem chống nắng chỉ quan tâm một số điểm sau thui:

1. Chỉ số SPF và PA

- SPF (Sun Protection Factor) đo khả năng chống tia UVB, SPF càng cao thì thời gian ở dưới nắng càng lâu. Trung bình mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Để biết kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20phút). Bình thường đi làm chỉ cần SPF 30 thôi, ra ngoài trời hay đi biển mới cần loại SPF 50 trở lên.

- PA (Protection Grade of UVA) đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).

Kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA có chức năng bảo vệ tốt nhất. Hầu hết kem chống nắng đều chống được UVB, nhưng không phải loại nào cũng chống được UVA. Các sản phẩm chống nắng toàn phần sẽ ghi là:

  • SPF… PA… (Ví dụ SPF50 PA+++)

  • UVA/UVB hoặc UV A/B, thậm chí là UV A/B/C

  • Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng)

Sản phẩm ghi mỗi chỉ số SPF thì chỉ xử lý UVB thôi nhé, dùng ổn nhưng sẽ không bảo vệ da một cách trọn vẹn.

2. KCN vật lý hay hóa học

Ngày trước gọi KCN vật lý là Sunblock, Kem chống nắng hóa học là Sunscreen. Nhưng giờ thì có thêm nhiều tên gọi quá (sun cream, sun gel, sun milk, sun matte,...) nên chúng ta cần phải đọc thêm cả thành phần để nhận biết.

- KCN vật lý tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Thể nào trong thành phần chính của nó cũng có Zinc oxideTitanium dioxide. Kem này thì lành, lì, bền nhưng lại quét luôn một lớp màu trắng lên da làm da bạn tự dưng lên tone 1 bậc, nên ai da ngăm cần test kĩ trước khi mua đó.

- KCN hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da. Thành phần chính của nó là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone. Kem loại này thấm nhanh nhưng không bền, cứ sau 2h lại phải bôi lại và chờ 15' trước khi ra nắng.

3. Chọn KCN theo loại da

- Da nhạy cảm: tránh thành phần oxybenzone và PABA hay có trong KCN hóa học;

- Da khô: tìm loại bổ sung cả dưỡng ẩm;

- Da dầu: cứ chọn loại có chữ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da

- Da mụn: again là tránh thành phần oxybenzone và PABA hay có trong KCN hóa học, ngoài ra tránh cả dẫn xuất, mùi hương, kết cấu kem nhờn, bóng, dạng gel. Nên chọn kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu, ghi “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông). Da đã mụn còn nhạy cảm thì nên dùng KCN vật lý hơn.

Ngoài ra nữa tùy cả mục đích sử dụng mà mình dùng KCN cho hợp. Nếu đi bơi hãy chọn loại “Water Resistant” hoặc “Water Proof” và thoa lại sau 1-2h sử dụng. Khi make up da nhờn thì nên thấm dầu rồi mới phủ KCN. Như mình thì mình dùng luôn cushion tích hợp cả chống nắng và kem nền cho tiện dụng.

https://cdn.noron.vn/2021/06/04/1c2ea9db-8db0-4fb8-8bb0-59bb20566f3f1920x1080-1622778197.jpg
Trả lời

Em Mỹ Hạnh xinh đẹp không nói rõ tình trạng da thì nàm thao các chiên gia tư vấn cho được 🤔

Mình về cơ bản khi chọn kem chống nắng chỉ quan tâm một số điểm sau thui:

1. Chỉ số SPF và PA

- SPF (Sun Protection Factor) đo khả năng chống tia UVB, SPF càng cao thì thời gian ở dưới nắng càng lâu. Trung bình mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Để biết kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20phút). Bình thường đi làm chỉ cần SPF 30 thôi, ra ngoài trời hay đi biển mới cần loại SPF 50 trở lên.

- PA (Protection Grade of UVA) đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).

Kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA có chức năng bảo vệ tốt nhất. Hầu hết kem chống nắng đều chống được UVB, nhưng không phải loại nào cũng chống được UVA. Các sản phẩm chống nắng toàn phần sẽ ghi là:

  • SPF… PA… (Ví dụ SPF50 PA+++)

  • UVA/UVB hoặc UV A/B, thậm chí là UV A/B/C

  • Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng)

Sản phẩm ghi mỗi chỉ số SPF thì chỉ xử lý UVB thôi nhé, dùng ổn nhưng sẽ không bảo vệ da một cách trọn vẹn.

2. KCN vật lý hay hóa học

Ngày trước gọi KCN vật lý là Sunblock, Kem chống nắng hóa học là Sunscreen. Nhưng giờ thì có thêm nhiều tên gọi quá (sun cream, sun gel, sun milk, sun matte,...) nên chúng ta cần phải đọc thêm cả thành phần để nhận biết.

- KCN vật lý tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Thể nào trong thành phần chính của nó cũng có Zinc oxideTitanium dioxide. Kem này thì lành, lì, bền nhưng lại quét luôn một lớp màu trắng lên da làm da bạn tự dưng lên tone 1 bậc, nên ai da ngăm cần test kĩ trước khi mua đó.

- KCN hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da. Thành phần chính của nó là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone. Kem loại này thấm nhanh nhưng không bền, cứ sau 2h lại phải bôi lại và chờ 15' trước khi ra nắng.

3. Chọn KCN theo loại da

- Da nhạy cảm: tránh thành phần oxybenzone và PABA hay có trong KCN hóa học;

- Da khô: tìm loại bổ sung cả dưỡng ẩm;

- Da dầu: cứ chọn loại có chữ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da

- Da mụn: again là tránh thành phần oxybenzone và PABA hay có trong KCN hóa học, ngoài ra tránh cả dẫn xuất, mùi hương, kết cấu kem nhờn, bóng, dạng gel. Nên chọn kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu, ghi “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông). Da đã mụn còn nhạy cảm thì nên dùng KCN vật lý hơn.

Ngoài ra nữa tùy cả mục đích sử dụng mà mình dùng KCN cho hợp. Nếu đi bơi hãy chọn loại “Water Resistant” hoặc “Water Proof” và thoa lại sau 1-2h sử dụng. Khi make up da nhờn thì nên thấm dầu rồi mới phủ KCN. Như mình thì mình dùng luôn cushion tích hợp cả chống nắng và kem nền cho tiện dụng.

https://cdn.noron.vn/2021/06/04/1c2ea9db-8db0-4fb8-8bb0-59bb20566f3f1920x1080-1622778197.jpg

Kem chống nắng của mình là cái kính, cái khẩu trang và cái áo khoác :)))

Mùa hè mình đang dùng cell fussion loại laser, loại này chống nắng tốt nhất, finish bóng và có tdung đều màu da, ko lên tone lắm. Nếu thích lên tone mình thêm 1 lớp loại vạch xanh là đẹp luôn. Mùa đông mình dùng image, chống nắng phổ rộng tốt nhưng dính dính, mùa đông dùng phù hợp, hoặc hè thì phải thêm lớp phấn phủ. Hôm nào mình peel thì mây hôm sau mình sẽ dùng image vì nó chống nắng tốt hơn.

Tại sao phải tôn tiền tốn thời gian đi mua kem chống nắng nhỉ??