Vỡ quỹ BHXH

  1. Đầu tư & Tài chính

Nhân vụ tăng tuổi hưu vì lo vỡ quỹ nếu không tăng mức đóng và kéo dài thời gian đóng. Và nguyên nhân vỡ quỹ thường được quy về vụ 1700 tỷ tại Công ty cho thuê TC 2 của Agribank. Tuy nhiên 1700 tỷ kia chả là cái đinh gỉ gì so với các nguyên nhân sau:

1. Điều chỉnh mức lương hưu với các cụ: Ai cũng biết BHXH thực sự bắt đầu đóng (có dòng tiền thật vào ra) từ 1993, trước đó đều là ghi sổ kiểu "in kind" - phần ghi sổ này được coi là một phần vốn của BHXH VN khi thực sự đi vào hoạt động. Tuy nhiên cái phần "in kind" ngày xưa tính bằng đồng, ngàn đồng, trăm đồng thì giờ các cụ toàn hưởng lương triệu đồng. Đội này đang chiếm đa số dân hưởng lương hưu bao gồm các cụ 4x và 5x. Ví dụ thấy rõ nhất là bà mẹ chồng nhà này, năm 2000 về làm dâu lương hưu bà là 250k, hiện tại đã điều chỉnh lên mức 3020k/tháng

2. Đóng ít hưởng nhiều 1: xảy ra ở khối ăn lương ngân sách nhà nước và các DNNN tính lương theo hệ số thang bảng. Ví dụ cho dễ hiểu: cùng ra trường, anh A vào nhà nước hệ số kỹ sư 1 là 1.78 với lương cơ bản là 290.000 đ/tháng (thời điểm 1994), anh B tương tự nhưng anh B làm cho công ty TNHH của tư nhân. Khi về hưu của anh A được nhân hệ số điều chỉnh (xem luật LĐ và luật BH 2015) còn anh B không. Vô tình tụi đi làm các cty tư nhân và nước ngoài đang đóng để san sẻ lương hưu với bọn làm nhà nước. Bắt đầu xảy ra với hội 5x đời cuối và 6x đời đâu và 10 năm tiếp theo sẽ là toàn bộ hội 5x đời cuối, 6x và 7x tính đến 1975

3. Đóng ít hưởng nhiều 2: ít thôi nhưng vẫn có là hội về hưu những năm 1997 - 2005 chỉ tính 5 năm cuối đóng BHXH. Tiêu biểu cho khối này là các đ/c NN được điều sang liên doanh như Phạm Phú Ngọc Trai với lương hưu vài trăm triệu/tháng dù suốt bao năm ông ta đóng thấp tè và chỉ đóng cao 5 năm cuối khi làm liên doanh

4. Đóng ít hưởng nhiều 3: khối QĐ và CA. Nếu CA là tính hệ số thì QĐ quy đổi năm công tác và cả hai đều tính thời gian tham gia BH khi bước vào môi trường CA, QĐ kể cả các học viên các trường sĩ quan. Và thông thường nếu sĩ quan CA hay QĐ ko lên ngạch sĩ quan chỉ huy thì sẽ về hưu ở tuổi 40-45 (QĐ do quy đổi 1 năm trong QĐ bằng 1,5 - 1,8 năm, thậm chí là 2 năm bên dân sự). Thực đóng 20 năm nhưng lương hưu hưởng 25-30 thậm chí 35-40 năm là chuyện bình thường ở khối này. Và chưa có sự tách bạch giữa NS cho ANQP với phần đóng BHXH (cái này là bí mật)

5. Chi phí QL của BHXH quá lớn 35-40% tổng thu hàng năm. Thế giới trung bình là 20%

6. Thất thoát đầu tư: cái này có nhưng "muỗi" so với 5 mục trên

Chúng ta đi Sing, đi Nhật hay một số nước bắt gặp NV thu ngân, lái xe taxi toàn người già. Lý do: đóng BH bao năm thì hưởng bấy nhiêu năm nhưng tối đa không quá 25 năm (tuỳ nước) hoặc theo mức rút ra kiểu rút dần. Với mức sinh hoạt đắt đỏ, nhiều người lựa chọn lđ khi còn sức khoẻ để dành lương hưu cho lúc chân chùn gối mỏi. Ngay cả một số nước có ASXH tốt như Bắc Âu, cũng ko có kiểu trả lương hưu điều chỉnh tăng như ở VN. Họ chấp nhận hy sinh "thiểu số" để giữ đại cục. Mặt khác nghiệp vụ đầu tư sinh lời của quỹ BH các nước rất tốt, bổ sung lãi vào quỹ ASXH, cùng với thị trường bảo hiểm ASXH được mở cho cả tư nhân nên phí quản lý của các quỹ chỉ vào tầm 15-20% là cao.

VN mà còn điều hành BHXH kiểu này thì có kéo tuổi hưu và tăng mức đóng thì vẫn vỡ quỹ

Phạm minh đức

Từ khóa: 

đầu tư & tài chính