Vụ 152 người Việt mất tích ở Đài Loan và "văn hóa tự nhục"

  1. Phong cách sống

Trong thời gian từ ngày 21 - 23/12/2018, 152/153 người Việt theo đoàn du lịch bỗng biến mất tại thành phố Cao Hùng - Đài Loan. Ngày 25/12/2018, chính phủ Đài Loan chính thức đưa ra thông báo khẩn ngưng cấp visa cho người Việt muốn du lịch tại Đài Loan.

Về động thái của Đài Loan, họ tạm ngưng cấp visa là hợp lí và cần thiết, và cũng chỉ là tạm ngưng thôi, không cần làm quá lên như thể cấm cửa người Việt luôn?

crowd-of-people_2325564

Ảnh minh họa: Tristar Investigation

Việc 152 người mất tích tập thể, khả năng cao là bỏ trốn và vẫn còn đang điều tra, cũng có khả năng là bị bắt cóc chứ nhỉ? Mình chỉ tự hỏi là sao không ai quan tâm chuyện một nhóm lớn đồng bào mất tích trên đất khách, mà lại quan tâm đến khả năng bị cấm du lịch của bản thân nhiều hơn? (Trong khi chưa biết bao giờ họ mới đi du lịch Đài Loan nữa)

Nếu 152 người kia là bỏ trốn, thì ai sẽ chứa chấp họ, và ai là người tổ chức cả nhóm lớn như vậy bỏ trốn, không phải quá lộ liễu sao? Nếu thật sự là trường hợp này thì vẫn cần điều tra để triệt phá đường dây xuyên quốc gia này. Trách nhiệm thuộc về cả Đài Loan và Việt Nam.

Nguyên nhân vì sao người Việt sang Đài rồi trốn ở lại? Mình cho là cũng giống như việc người Trung Quốc trốn sang Hồng Kông thôi: lao động bất hợp pháp để kiếm tiền. Muốn giải quyết việc này? Một là ngăn chặn các đường dây theo giả thuyết trên. Hai là tạo việc làm tốt hơn cho người dân trong nước. Ba là kiểm tra, kiểm soát việc xuất nhập cảnh tốt hơn.

Mấy cái đó là việc lớn, mình chỉ mong người Việt bớt tự hào, tự nhục, mà chưa biết làm sao. Sự việc này xảy ra, nhiều người lại liên tưởng đến những hành động xấu xí của người Việt khắp nơi trên thế giới đang làm ảnh hưởng đến “hình ảnh” của họ. Và có người thì tự hỏi làm thế nào để hình ảnh người Việt trong lòng bạn bè quốc tế được tốt hơn?

Có rất rất nhiều việc phải làm để có thể đạt được mục tiêu "thay đổi hình ảnh người Việt trong mắt cộng đồng quốc tế". Tuy nhiên ở khía cạnh cá nhân, mình thấy chỉ cần bản thân làm thật tốt vai trò của mình, cố gắng đạt được thành tựu nào đó là tốt nhất, còn không thì chỉ cần ứng xử văn minh, nói chuyện lịch sự, tôn trọng người khác và chính mình là tròn trách nhiệm rồi.

Ngược lại, có một số bạn trẻ vì "hình ảnh người VN" mà vào các vụ tai tiếng của người Việt ở nước ngoài để "đại diện người Việt xin lỗi bạn bè quốc tế" hoặc "phân tích dẫn chứng" rằng "không phải người VN nào cũng vậy"... haizz, mình thấy việc này chẳng có tác dụng gì mà ngược lại còn tự mình bêu xấu thêm.

Bản thân những người Việt làm chuyện xấu, họ không đại diện cho cả dân tộc Việt, những người đứng ra xin lỗi càng không có khả năng đó. Mấy chuyện "thấy sang bắt quàng làm họ" kiểu "người A, người B gốc Việt đạt cái này cái nọ" hay "người Việt làm chuyện nọ chuyện kia xấu ở nước A nước B" chỉ la chiêu trò câu view của truyền thông mà thôi.

Tóm lại mình thấy nhiều người quá dễ "tự hào", cũng quá dễ "tự nhục" vì những việc chả liên quan. Và mong rằng vụ 152 du khách này có thể sớm được điều tra rõ, mong rằng họ chỉ bỏ trốn vì muốn nhập cư bất hợp pháp mà không phải là trường hợp xấu hơn.

(Bài này mình tổng hợp lại từ 2 câu mình vừa trả lời trên Noron)

Nhất Bảo

Từ khóa: 

mất tích

,

hình ảnh quốc gia

,

quan điểm tranh luận

,

phong cách sống

Hi anh, em xin phép trình bày quan điểm cá nhân của em:

Việc mọi người phẫn nộ 152 người bị tình nghi là bỏ trốn tại Đài Loan và nếu nó có ảnh hưởng đến việc xin visa của người ta thì người ta phẫn nỗ là lẽ thường tình ạ. Cái cảm giác nó giống như em học bài kĩ để chuẩn bị kiểm tra nhưng thầy thông báo hủy vì phát hiện lộ đề thi. Cái cảm giác hụt hẫng và bị "vạ lây" dù mình không có dính líu rất khó chịu ạ.

Em chính là một trong đám đông phẫn nộ ấy khi đọc thấy thông tin. Hôm nay, em được lắng nghe nhiều góc nhìn khác. Em thừa nhận em đã sai khi chưa tìm hiểu kĩ mà đã phán xét người khác.

Theo tìm hiểu, chính phủ Đài chỉ ngừng cấp visa cho các công ty tổ chức tour du lịch và thông báo siết chặt bằng cách thay đổi một số quy trình cấp cho các công ty tổ chức tour. Điều này đồng nghĩa gây bất lợi cho công ty du lịch Việt, hậu quả tính đến hiện tại.

Đối với những bạn có ý định du lịch tự túc và dưới 4 người, các bạn vẫn phải xin visa cùng những tiêu chí đặt ra từ trước của chính phủ Đài như bình thường. Miễn là các bạn đạt những tiêu chí đó, các bạn vẫn được du lịch tại Đài Loan. 

Bên cạnh đó, nếu có thể tổ chức điều tra động cơ của 152 người mất tích tại Đài Loan, cụ thể là tìm hiểu gia cảnh, lí lịch và liệu lí lịch khó khăn có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành động của 152 người này hay không.

Em nghĩ nếu mọi người hiểu được câu chuyện 152 người mất tích vẫn không ảnh hưởng đến xin visa du lịch của họ cũng như động cơ bỏ trốn. Mọi người sẽ thôi phẫn nộ và có thể cùng nhau tìm hướng giải quyết. Mọi người không thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn, bằng chứng là những bài viết giúp đỡ người vẫn được nhiều share, tương tác lẫn sự ủng hộ thiết thực. 


Trả lời

Hi anh, em xin phép trình bày quan điểm cá nhân của em:

Việc mọi người phẫn nộ 152 người bị tình nghi là bỏ trốn tại Đài Loan và nếu nó có ảnh hưởng đến việc xin visa của người ta thì người ta phẫn nỗ là lẽ thường tình ạ. Cái cảm giác nó giống như em học bài kĩ để chuẩn bị kiểm tra nhưng thầy thông báo hủy vì phát hiện lộ đề thi. Cái cảm giác hụt hẫng và bị "vạ lây" dù mình không có dính líu rất khó chịu ạ.

Em chính là một trong đám đông phẫn nộ ấy khi đọc thấy thông tin. Hôm nay, em được lắng nghe nhiều góc nhìn khác. Em thừa nhận em đã sai khi chưa tìm hiểu kĩ mà đã phán xét người khác.

Theo tìm hiểu, chính phủ Đài chỉ ngừng cấp visa cho các công ty tổ chức tour du lịch và thông báo siết chặt bằng cách thay đổi một số quy trình cấp cho các công ty tổ chức tour. Điều này đồng nghĩa gây bất lợi cho công ty du lịch Việt, hậu quả tính đến hiện tại.

Đối với những bạn có ý định du lịch tự túc và dưới 4 người, các bạn vẫn phải xin visa cùng những tiêu chí đặt ra từ trước của chính phủ Đài như bình thường. Miễn là các bạn đạt những tiêu chí đó, các bạn vẫn được du lịch tại Đài Loan. 

Bên cạnh đó, nếu có thể tổ chức điều tra động cơ của 152 người mất tích tại Đài Loan, cụ thể là tìm hiểu gia cảnh, lí lịch và liệu lí lịch khó khăn có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành động của 152 người này hay không.

Em nghĩ nếu mọi người hiểu được câu chuyện 152 người mất tích vẫn không ảnh hưởng đến xin visa du lịch của họ cũng như động cơ bỏ trốn. Mọi người sẽ thôi phẫn nộ và có thể cùng nhau tìm hướng giải quyết. Mọi người không thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn, bằng chứng là những bài viết giúp đỡ người vẫn được nhiều share, tương tác lẫn sự ủng hộ thiết thực. 


Nếu so sánh số lượng thì chưa ăn thua gì so với số du khách Việt Nam sang Mỹ rồi trốn lại luôn.
Theo thống kê của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ thì trong năm 2016 số du khách VN trốn ở lại Mỹ là 2,689 người. Tức là mỗi tháng có hơn 200 người Việt sang Mỹ chơi rồi trốn lại không về nữa. Cho nên 150 người Việt sang Đài Loan mà trốn lại thì cũng chả có gì phải xôn xao cả.

undefined

Hôm qua đến giờ, em rất phân vân về ý kiến một số bạn "đại diện người Việt xin lỗi bạn bè quốc tế không có tác dụng mà còn tự mình bêu xấu thêm".

Em không nghĩ sự xin lỗi là một sự bêu xấu bản thân. Văn hóa của người Nhật mà em rất ngưỡng mộ chính là "lời xin lỗi và lời cảm ơn". Họ không ngại cảm ơn ngay cho một hành động người khác giúp đỡ họ dù chỉ là nhỏ nhặt. Họ không ngại xin lỗi ngay người khác dù họ có thể không có lỗi hoặc lỗi không quá nghiêm trọng. Họ xem xin lỗi và cảm ơn như một lời chào vì lời xin lỗi và lời cảm ơn được sử dụng nhiều trong văn hóa giao tiếp hàng ngày của họ đến nỗi xin lỗi và cảm ơn như một câu cửa miệng của người Nhật khi nói với người khác. 

Năm ngoái, thủ tướng Nhật trực tiếp xin lỗi người Việt vì hành động cưỡng hiếp bé Linh của một tội phạm người Nhật - một vụ gây chấn động cả Nhật lẫn Việt. Không chỉ thủ tướng, tất cả người Nhật khi biết câu chuyện này gặp người Việt đều xin lỗi dù họ không có lỗi - không liên quan câu chuyện này. Phản hồi của người Việt sau hành động này? Cảm thấy được cảm thông và nguôi ngoai cơn giận dữ.

Thông điệp đằng sau câu chuyện này? Đôi khi xin lỗi không chỉ dùng trong trường hợp mình là người có lỗi. Xin lỗi trong nhiều trường hợp thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác, cảm thông. 

Nếu có thể, em nghĩ mình thử trải nghiệm "chăm" xin lỗi khi có lỗi với người khác và cảm ơn với hành động giúp đỡ của họ. Em tin có sự khác biệt giữa trước và sau khi "chăm" hơn. Một hành động nhỏ nhưng tác động lớn. 

Em không cảm thấy xấu hổ với chuyện khi thành thật xin lỗi với bạn bè quốc tế khi biết câu chuyện buồn này. Xin lỗi là cách không chối bỏ sự việc vấn nạn nhức nhối nó thực sự tồn tại và cùng tìm cách giải quyết.