Vùng Đông Bắc: Góc Nhìn Địa Lịch Sử [Phần 1]

  1. Lịch sử

VÙNG ĐÔNG BẮC

GÓC NHÌN ĐỊA LÝ LỊCH SỬ

Cánh cung Đông Triều, nơi có dãy núi Yên Tử cùng hệ thống đồng bằng, sông nước, biển đảo bắt nguồn từ đó và bao quanh nó, từ xa xưa đã được biết đến như một phúc địa của Giao Châu. Ngoài cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, dải núi cánh cung Đông Triều còn là xương sống, là động mạch chủ là phên giậu của vùng đất này.

https://cdn.noron.vn/2023/02/22/138832445713984847-1677079040.jpg

NÚI YÊN TỬ - DẤU MỐC LINH THIÊNG CỦA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM

Câu chuyện về truyền thống sử dụng lãnh thổ thích ứng với các đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tôn giáo xã hội và quân sự của Trúc Lâm Phật giáo có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà ở cả khu vực Châu Á rộng lớn do đó nó là một câu chuyện của di sản thế giới.

Trên Bản đồ Việt Nam địa hình vùng núi phía Bắc được chia thành bốn cánh cùng rõ rệt bao gồm cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều. 3 cánh cung đầu tiên xếp liên tiếp nhau có đỉnh cong hướng về phía đông trong khi đó cánh cung Đông Triều giáp biển khá tách biệt và có phần đỉnh cong thay đổi hướng về phía Đông Nam phía Nam và cuối cùng là tây nam. Các dãy núi hình cánh cung thường có địa hình cao và hiểm trở, cánh cung Đồng Triều dài gần 300 km chủ yếu nằm trên địa phận các tỉnh Quảng Ninh Lạng Sơn Bắc Giang Bắc Ninh Vĩnh Phúc và một phần tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Về phía Bắc và Đông Nam các dãy núi của cánh cùng còn kéo dài ra ngoài biển tạo nên hệ thống các đảo trên quốc tịch Hạ Long và Bái Tử Long.

Cánh cung Đông Triều mở rộng bao gồm thêm các đồi và núi thấp phân bố ở khu vực Kinh Môn, Thủy Nguyên và Kiến An, Đồ Sơn. Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương trong khi Thủy Nguyên, Kiến An và Đồ Sơn thuộc Thành Phố Hải Phòng.

Về mặt tiến hóa địa chất từ vùng đất đấy cũng cực kì biến động nó trải qua rất nhiều các thăng trầm nhưng mà trong đó thì nổi bật nhất là vai trò của một cái đứt gẫy sâu sau chúng tôi gọi là một cái đứt gẫy sâu đường 18 nó chạy suốt từ phía mạn gần kinh thành Thăng Long chạy suốt ra biển theo vĩ tuyến là hướng các con sông Kinh Thầy Đá Bạc nó chạy. Và đứt gẫy sâu đường 18 ấy đã hoạt động rất lâu dài và ra đến biển đông còn chạy vòng lên phía bắc nữa. Hoạt động đó quyết định địa hình, cảnh quan của vùng Cánh Cung Đông Triều này.

Dãy núi Yên Tử trên Cánh Cung Đông Triều cùng hệ thống sông suối xuất sinh từ đó và bao quanh nó là nơi chứng kiến nhiều hiện tượng, quá trình địa chất quan trọng như các hoạt động tạo núi san bằng kiến tạo, biển tiến biển thoái, đất liền tiến ra biển rồi lại ngập chìm trong nước biển. Sông suối đổi dòng, cửa sông châu thổ chuyển thành cửa sông hình phễu và ngược lại.

Từ xa xưa, khu vực này đã được biết đến như một phúc địa, ngoài cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ thì nó còn là xương sống là động mạch chủ là phên giậu của Đại Việt. Nhận thấy giá trị di sản to lớn của vùng không gian địa lý khu vực Đông Bắc bao gồm địa giới hành chính của các tỉnh Quảng Ninh Bắc Giang và Hải Dương hiện nay, các cơ quan quản lý cùng các nhà khoa học Việt Nam đang tiến hành hồ sơ đăng ký với Unesco (tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc) công nhận giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản quần thể di tích và danh thắng Yên tử Vĩnh Nghiêm Côn Sơn Kiếp Bạc với nhiều tiêu chí khác nhau, 

Di sản này không chỉ là 1 quần thể, không phải là 1 phức hệ mà bao gồm 1 chuỗi Seri, chuỗi di sản một chuỗi các điểm. Nó vắt qua một không gian văn hóa kết nối được 3 tỉnh. Trên thế giới cũng không nhiều nơi có thể khẳng định chắc chắn là như vậy. Cuối cùng những gì chúng ta phải có một cái nhìn phân biệt rất rõ giữa không gian văn hóa với địa vực hành chính, lâu nay mình cứ nghĩ là Yên tử tại sao lại chỉ có ở Quảng Ninh Sao lại không có Hải Dương, tại sao không có Bắc Giang. Nếu ta xét về không gian Văn Hóa thì nó vượt tầm không gian điạ vực hành chính.

Kể từ sau khi kết thúc thời kỳ Bắc thuộc trong suốt triều đại nhà Lý - Trần và một vài thế kỷ sau đó kinh thành Thăng Long gần như luôn nằm ở vị trí trung tâm của đất nước cánh cung Đông triều khi đó chảy từ trung tâm ra tới biển làm ranh giới tự nhiên về phía Bắc của đồng bằng châu thổ, hệ thống các sông Hồng và sông Thái Bình. Trên bình diện tổng quát toàn bộ cánh cung Đông Triều ôm gọn lấy và che chở cho phần lục địa của đông bắc Việt Nam trong khi lại có thể giao lưu với bên ngoài bằng đường biển. Toàn bộ phần Đông Bắc của cánh cùng là các sườn hướng ra biển và miền duyên hải phía đông nam toàn bộ phận Tây Bắc là các sườn núi bao bọc tới thung lũng sông Lục Nam để làm bồn địa lớn Lục Nam, Lục Ngạn. Do đó, toàn bộ vùng này có vai trò rất lớn trong chiến lược phòng vệ aninh quốc gia. Lùi thì có thể giữ bởi sự kín đáo và hiểm yếu của các núi, tiến thì có thể đánh vì thế tung hoành ngang dọc ra biển và xuống đồng bằng.

Hệ thống sông ngòi kết nối liên thông còn là thủy lộ quan trọng kết nối giao thương cũng như bố phòng quân sự. Có 1 điểm đặc biệt chính là vị thế của cánh cung đông triều này. Là 1 vùng đất, 1 động mạch, 1 cái xương sống và hơn nữa có hệ thống sông đóng vai trò giao thương thùy lộ thì cánh cung Đông triều phải đi liền với hệ thống sông này thì nó mới thể hiện đầy đủ nhất cái bối cảnh cũng như điều kiện của nó.

Như các đạo sĩ, các thiền sư từ phương bắc đi vào Đại Việt cơ bản là đi theo đường biển vì vùng đất này được con người biết đến, tìm đến cứ trú sinh sống từ rất sớm và các đặc điểm địa chất, địa hình nổi trội như vậy đồng thời cũng quyết định hệ sinh thái. Trên cơ sở nền tảng địa chất cũng đa dạng như vậy sản sinh ra nhiều giống loài thực vật, động vật đặc sắc và con người từ xa xưa đã tìm đến, biết đến đó như là nơi có điều kiện tự nhiên tốt để sinh sống, để mà tu hành.

Câu chuyện về các đạo sĩ phương bắc mà đại diện là An (Yên) kì sinh từ khoảng hơn 2000 năm trước đã tìm đến vùng núi Yên Tử để tu đạo, luyện đan trong quá trình đó tìm các loại thảo dược.

Dãy núi Yên Tử thường được ví với 1 con rồng lớn đang vươn mình ra biển, địa hình cao nhất là đầu rồng – đỉnh Yên Tử cao 1068m trên mực nước biển. Thấp nhất là đuôi rồng ở Côn Sơn – Kiếp Bạc, Lục Đầu Giang chỉ còn khoảng 200-240m. Đỉnh núi Yên Tử nằm trên trục đường thẳng đi qua Cổ Loa và đỉnh núi Ba Vì (140km) về phía đông là Vịnh Hạ Long (48km). Từ đỉnh Yên Tử nhìn về phía bắc là rừng núi các tỉnh Lạng Sơn & Quảng Ninh và tiếp đó là thành phố Hải Phòng.

Một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá quần thể di tích và danh thắng Yên tử Vĩnh Nghiêm Côn Sơn Kiếp Bạc là chứa đựng 1 minh chứng duy nhất hoặc ít cũng hết sức khác biệt về 1 truyền thống văn hóa hay 1 nền văn minh hiện vẫn đang tồn tại hoặc đã diệt vong. Theo đó, với hệ thống di tích của khu di sản dày đặc bao gồm hàng chục ngôi chùa, quán, đền miếu, hàng trăm am tháp hàng ngàn di vật cổ quý hiếm, những bản kinh văn và những tác phẩm văn học cổ chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng của phật giáo Trúc Lâm, của đạo giáo Việt Nam của tư tưởng văn hóa trên nền văn hóa huy hoàng rực rỡ thời Đại Việt đang tồn tại giữa 1 vùng thiên nhiên hùng vĩ, cảnh trí tuyệt mĩ. Do vậy khu di sản cùng 1 lúc minh chứng nhiều nét văn hóa vật thể & phi vật thể đặc sắc để hiểu nền văn minh Đại Việt với nhiều giá trị to lớn hiện chưa thấy ở các di tích Đại Việt khác. 

Hai khía cạnh: cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và khả năng của người Việt – cha ông chúng ta- thời xa xưa đã thích ứng (khả năng thích nghi vô hạn) được với cảnh quan thiên nhiên ấy để tạo lập nên được những thiết chế văn hóa, tụ cư ở đấy, sinh sống & phát triển tạo dựng nên 1 hệ thống chùa – phật nổi tiếng.

Không gian quần thể di tích và danh thắng Yên tử hiên nay được phân thành 4 khu di tích khác nhau :

Khu di tích Yên tử - Quảng Ninh

Khu di tích nhà Trần – Quảng Ninh 

Khu di tích và danh thắng Tây Yên tử - Bắc Giang

KDT Côn Sơn – Kiếp Bạc, Thanh Mai ở Hải Dương và 1 số khu vực khác.

Trải rộng trên vùng không gian di sản đó là 1 hệ thống các di tích lịch sử gồm nhiều đền miếu chùa tháp. Nhiều cuộc khai quật khảo cổ trong hàng chục năm qua đã làm hé lộ giai đoạn rực rỡ về tôn giáo, kinh tế, quân sự thuộc triều đại nhà Trần, tầm vóc và quy mô giai đoạn lịch sử là trang sử hào hùng của quân và dân nước Việt. 

Không gian khu di sản nằm trên con đường giao thương quốc tế đông từ nhiều thế kỉ trước công nguyên và nằm ở cửa ngõ có vị trí quan yếu của Việt Nam và thế giới. Do vậy, những di tích trên mặt đất và khai quật được dưới lòng đất tại khu vực quần thể di tích và danh thắng Yên tử trong suốt hàng trăm năm qua đã được các nhà khảo cổ học phát hiện, nghiên cứu minh chứng đặc sắc cho quá trình giao lưu văn hóa lâu dài. 

Đó là cơ sở nền tảng quan trọng để Việt Nam giao thoa và tiếp nhận nhiều văn hóa từ bên ngoài. Nhiều học thuyết tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt là tư tưởng triết luận của Phật giáo, đạo giáo, nho giáo, thuyết phong thủy.

Tất các chùa triền, am… mà ta nhìn thấy bây giờ ở dãy núi Yên tử cả phía đông lẫn phía tây (QN & HD) đều nhìn về phía Nam hoặc Đông Nam, đó là nét đặc biệt về mặt địa thế. Không những thế, trên núi có nhiều vị trí phù hợp, đảm bảo nhiều yếu tố để cổ nhân tìm đến đó sinh sống, cư trú và tu hành.

Dưới triều Trần, sự phát triển của Trúc Lâm đã tạo nên hệ thống chùa tháp Trúc Lâm dầy đặc trong khu di sản minh chứng cho quá trình hình thành của phật giáo Trúc Lâm và tư tưởng độc đáo của Phật giáo Trúc Lâm.

KDTLS và DT Yên tử với hệ thống chùa tháp lần lượt kể lại hành trình khá đầy đủ và chi tiết của đức vua Trần Nhân Tông trở thành trúc lâm đại sĩ tu tập, truyền đạo và đắc đạo trở thành Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ.

KSTLS Nhà Trần tại Đông Triều đánh dấu sự thành công của Trúc Lâm Phật giáo ghi dấu nới Phật Hoàng hóa và nhập Niết bàn và hình thành 1 hệ thống di tích thể hiện cho sự thành công đó của Trúc Lâm Phật giáo. KDT này không chỉ có Am, Chùa Ngọa Vân quan trọng hơn nó còn là khu Lăng mộ của các vị Vua Trần, là triều đình phía đông của nhà Trần. Khu lăng mộ này cũng minh chứng cho truyền thống sử dụng vùng đất trước núi vào 1 triết tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Khu di tích Tây Yên tử nơi các di tích Trúc Lâm phát triển dày đặc và được phát triển song song với phật giáo Trúc Lâm ở khu đông và nam Yên tử. Đặc biết Tây Yên tử được nhấn mạnh vì ở đây có trụ sở GHPG Trúc Lâm thống nhất Chùa Vĩnh Nghiêm.

KDT Côn Sơn – Kiếp Bạc, Thanh Mai nơi đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao và toàn diện của Phật giáo Trúc lâm trong thời Trần gắn bó với đệ nhị tổ Pháp Loa với Tổ Đình Thanh Mai và đệ tam tổ Huyền Quang với tổ đình Côn Sơn.

KDT LS chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 tại Quảng Yên, Quảng Ninh & Thủy Nguyên, Hải Phòng. Chiến thắng Bạch Đằng đã mang đến thắng lợi hoàn toàn của quân dân Đại Việt trong lần xâm lược thứ 3 của quân Nguyên và phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt cùng các nước trong vùng đông á và ĐNA.

Ông cha ta đã tận dụng được thế mạnh của của thiên, của văn hóa trong đó có Phật giáo Trúc Lâm để giải quyết thành công những vấn đề thực tiễn đặt ra. Chúng ta cần phải vinh danh di sản di tích và danh thắng Yên tử để phục vụ khát vọng văn hóa và con người Việt Nam 1 cách toàn diện. Khi nó trở thành di sản thế giới và chúng ta biết phát huy 1 cách tích cực các giá trị di sản văn hóa của KDTDT Yên tử thì chúng ta sẽ có khả năng phát triển nghành công nghiệp văn hóa có tiềm năng.

Không gian địa di sản vùng đông bắc với quần thể di tích và danh thắng Yên tử ở 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đã thể hiện sự giao thoa mất thiết của văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa trên thế giới. Giao thoa và tiếp nhận các tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc, Đạo giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy tạo nên 1 khu di sản hiện hữu, di tích kiến trúc dày đặc nhất, có niên đại sớm nhất và lâu dài nhất của Việt Nam với các kiến trúc chùa tháp, quán đạo, chùa miếu vừa có các nét văn hóa tiêu biểu của thế giới vừa có những nét văn hóa đặc sặc của Việt Nam.

Trong vùng không gian lịch sử thấm đẫm chiến công hiển hách của nhà Trần tại vùng đông bắc, dấu tích các chùa tháp, đền miếu gắn liền với các triều vua Trần tại đây không chỉ là các hiện vật đánh dấu 1 giai đoạn lịch sử. Giá trị trường tồn mà 1 trong các vị vua Trần để lại hậu thế còn to lớn hơn thế.

(Còn nữa)

Từ khóa: 

lịch sử

Em cảm ơn anh đã chia sẻ một bài viết bổ ích, chất lượng ạ

Trả lời

Em cảm ơn anh đã chia sẻ một bài viết bổ ích, chất lượng ạ

bài viết có vẻ tâm huyết quá ạ😅