Hươu Trong Phật giáo Và Văn Hóa

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

  3. Triết học

  4. Tôn giáo

Hươu Trong Phật giáo Và Văn Hóa

Hình tượng hươu không phổ biến lắm trong chùa nói chung và chùa Việt nói riêng tuy nhiên loài này lại là một hình ảnh cát tường ở Đông Á và chiếm một vai trò không nhỏ trong đạo Phật.

Sự kiện đáng ghi nhớ hàng đầu của Phật giáo phải kể đến việc Đức Phật lần đầu chuyển Pháp Luân cho năm anh em tôn giả Kiều Trần Như tại vườn Sarnath hay còn gọi Vườn Nai, Lộc Uyển, Ngài cũng thuyết Pháp trong suốt mùa mưa đầu tiên tại đây, cùng với đó Tăng Đoàn phát triển được 60 vị. Kể từ đó hình ảnh hươu và bánh xe Pháp đã trở thành biểu tượng của Chuyển Pháp Luân, xuất hiện trên nóc của nhiều tự viện như thánh tượng thiêng liêng.Ngài Huyền Trang trích dẫn trong (Tiền Sanh Truyện - Nigrodhamiga Jàtaka (J..145ff) giải thích cho nguồn gốc của vườn Lộc Uyển. Ông viết rằng Vườn Nai nguyên là khu rừng của vua xứ Ba Na Lại (Benares) trong Tiền Sanh hiến cúng khu rừng nơi loài nai đi lang thang mà không bị quấy rày. Vườn được gọi như vậy là vì loài nai được phép đi rong chơi ở đây mà không bị quấy rày. 

Lộc (Dã) Uyển: Tiếng Phạn là "Mrgadava", là nơi sau khi đức Phật thành đạo lần đầu đã chuyển pháp luân tại đây, tức là Sa Nhĩ Na Tư ngày nay (Sranath tức Saranganathan), nằm cách 6m về hướng Bắc Ấn Độ ngày nay. Trong "Xuất diệu kinh" lấy chỗ này chính là nơi thần tiên và các học giả đắc đạo Ngũ thông dừng chân, không phải nơi người thường sống, cho nên gọi nó là "Tiên nhân trú xứ". Lại nói xưa có vua nước Ba La Nại đi săn đến đây, bắt được 1000 con hươu, song vua hươu cầu cứu thảm thiết, thà hi sinh mình làm thức ăn cho vua để cứu đồng loại, vua Ba La Nại lập tức thả chúng hươu, cho nên gọi là Lộc Dã Uyển. Trong "Đại tì bà sa luận" có ghi, đức Phật trước đây khi là Tối Thắng Tiên, lần đầu chuyển pháp luân tại nơi đây, cho nên gọi là "Tiên nhân luận xứ"; lúc đức Phật chưa đản sinh hay đã đản sinh, luôn có các vị thần tiên sống ở đây, cho nên gọi là "Tiên nhân trú xứ". Do ngày xưa có 500 vị tiên nhân bay trong không trung, đến đây nhìn thấy tài nữ của quốc vương, nảy sinh dục vọng mà mất phép thần thông, rơi xuống đất này, cho nên gọi là "Tiên nhân đọa xứ". Ngoài ra, trong "Đại Đường Tây vực ký thi" ghi lại: "Lộc vương vì thay hươu mẹ mang thai xả thên mà chết, do đó cảm động đến quốc vương Phạn Đạt Đa, khiến cho nhà vua thả chúng hươu và bố thí cho khu vừng, gọi nó là "Thí lộc lâm". Lộc Dã Uyển từ thời xa A Dục vương (Asoka) đến nay, đã được ngưỡng mộ sùng bái. Đầu thế kỷ 8, lúc Huyền Trang đi Tây Trúc thỉnh kinh, nơi đây trùng trùng điệp điệp, xung quanh tường thành vây kín, trong tường thành có tinh xá 200 thước của Cao Đạt; phía Tây Nam có cột đá hơn 70 thước do A Dục vương xây dựng, đá sáng như ngọc, ánh sáng chiếu xa vạn dặm, trong đó có hơn nghìn hòa thượng, được coi là thời đại thịnh vượng nhất. Song vào thế kỷ 13, lần lượt gặp phải sự phá hoại của các tín đồ Hồi giáo và Ấn Độ giáo, đã trở thành đống hoang tàn, ngày nay chỉ còn lại một tòa tháp tròn với 2 tầng tường xung quanh chạm khắc đá, và một nửa cột đá A Dục vương được lan can sắt bảo vệ xung quanh, để mọi người tưởng nhớ.

Theo "Tì nại gia tạp sự" ghi lại, đức Phật xưa kia từng là vua hươu, vì cứu chúng hươu mà hy sinh cả tính mạng. Trước lúc lâm trung đã thề rằng, khi được chứng đắc Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sẽ có thể độ hóa thoát khỏi vòng sinh tử của chúng hươu. Còn trong "Cửu sắc lộc kinh" và "Đại trí độ luận" cũng ghi lại một câu chuyển bản sinh của đức Phật xưa kia lúc tu hành theo Bồ Tát là hươu. Trong kinh còn gọi hươu là vua hươu, bởi vì hươu sống ở núi sâu, cho nên ví như thần tiên; xuất chúng trong đồng loại, cho nên gọi là vua. Trong "Vãng sinh yếu tập" có ghi: "Chân của vua hươu, chính là mu bàn chân của Thiên Phúc Luân", tức chân Phật ví với chân của vua hươu.

Lộc Tử mẫu: Trong "Pháp cú kinh" bản Ba Lợi ghi lại, Tỳ Xá Khư chính là con gái của vị trưởng giả nước Uyên Gia, vì gặp đức Phật du hóa mà chứng dự lưu quả, được gả cho con của Di Gia La, sau này Di Gia La đó quy y cửa Phật, Di Gia La rất vui mừng, gọi Tỳ Xá Pháp là mẹ, người đời sau vì thế mà gọi đó là Di Khư La mẫu, tức chỉ Lộc Tử mẫu, sau đó sinh con gọi là Lộc Nữu. Lộc Tử mẫu đã từng thề 8 lời nguyện với đức Phật, tức cung cấp lương thực cho các hòa thượng bên ngoài đến, các hòa thượng đi xa, ban thuốc cho các hòa thượng ốm đau, cung cấp lương thực cho người chăm sóc bệnh nhân, bố thí cháo cho các hòa thượng, bố thí áo,... Khi kết hôn, lại quyên góp trang phục có trị giá lớn, thỉnh cầu xây dựng tinh xá, sau khi được đức Phật cho phép, do Mục Kiền Liên giám sát công việc, trải qua 9 tháng mới thành, hai tầng trên dưới, đều có 500 phòng gọi là Đông viễn Lộc Tử mẫu giảng đường, hay gọi là Lộc mẫu giảng đường

Lộc Túc vương: Tên tiếng Phạn là "Kalmasapada", trong "Hiền ngu kinh" ghi chép lại: "Kiếp trước có nước Ba La Nại (Benares, Varanasi), tên vua nước đó là Ba La Ma Đạt, một ngày du hành vào trong rừng núi, giao phối với sư tử mà sinh con, hình dạng của nó giống như người, song trên chân có bớt, cho nên gọi là Ban Túc. Ban Túc oai phong mà anh dũng, kế thừa ngôi vị của cha. Sau này Ban Túc thích ăn thịt trẻ con, bị dân bắt, liền hóa thành La sát bay lên sống ở giữa núi. Ban Túc đã từng muốn ăn thịt 1000 vị vua, lúc Ban Túc bắt được 999 vị vua, cuối cùng cũng bắt được Tu Đà Tố Di vương (Srutasoma) vì được cảm hóa mà hối hận ngộ ra tội nghiệp mình đã tạo, từ đó, không ăn thịt người nữa.

Lộc Đầu nhân: Người đầu hươu, ý nói tuy thân thể là hươu, song có thể hành đạo, giống như con người. Ngược lại, tuy là con người, lại không thể hành đạo, thì giống với loài hươu, nên gọi là hươi đầu người. Trong "Đại trí độ luận" ghi lại, đức Phật Thích Ca Mâu Ni kiếp trước là hươu, từng có tâm đại từ đại bi cứu hươu mẹ sắp sinh, tự nguyện chịu tội thay nó, tuy hình hài là cầm thú, song tâm từ bi của nó đã vượt cả con người, cho nên gọi là Lộc Đầu nhân.

Lộc Bồ Tát: Còn gọi là Cửu sắc Lộc Bồ Tát, sừng của nó màu trắng như tuyết, lông có 9 màu, cho nên gọi là hươu cửu sắc, đây là câu chuyện về đức Phật xưa kia tu hành đạo Bồ Tát.

Ngoài các bài học thân giáo trong Kinh hình ảnh Hươu còn xuất hiện trên vai trái của một số tôn tượng Quán Thế Âm như Tứ Thủ, Thập Nhất Diện gọi là áo da nai, áo da thú nêu biểu hạnh nguyện cao cả của Ngài là nhập thế, đồng sự cứu độ chúng sinh.

Đôi khi Hươu xuất hiện trong trang trí chùa nói chung và chùa Việt nói riêng không hẳn là hình ảnh gợi nhớ các mốc lịch sử Phật giáo, cũng không phải điển tích kinh điển sâu xa mà chỉ đơn giản là những biểu tượng tốt lành của người phương Đông nói chung.

Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, loài hươu được sinh ra từ ánh hào quang của viên ngọc quý, nó có cơ duyên mang lại vạn điều tốt lành. Thiên lộc là một loài hươu có tuổi thọ khá cao, trên thân có nhiều đốm hoa ngũ sắc. Chỉ khi đấng quân vương trong thiên hạ trị nước bằng hiếu đạo thì loài hươu này mới xuất hiện. Còn có một loại hươu khác gọi là bạch lộc (hươu trắng) cũng là loại thú tượng trưng cho sự cát tường, thường cũng xuất hiện cùng bậc tiên nhân. Hươu trắng có thể sống tốt hơn một nghìn năm. Khi sống được khoảng 500 tuổi, màu lông của hươu dần chuyển sang màu trắng, trở thành hươu trắng. Khi đấng quân vương ổn định được nền chính trị cuộc sống trăm dân an lành tất hươu trắng xuất hiện.

Người Trung Quốc thường lấy dùng từ đuổi hươu (trục lộc) để nói về sự tranh giành trong thiên hạ (Trục lộc Trung Nguyên). Hươu trở thành vật tượng trưng cho cơ đồ. Việc săn hươu là ám chỉ của hoạt động tranh đoạt thiên hạ ở Trung Quốc (Trục lộc Trung Nguyên) xuất phát từ điển tích chém rắn, đuổi hươu của Lưu Bang, cũng đồng thời được nhắc đến trong tác phẩm Lộc đỉnh ký của nhà văn Kim Dung.

Chữ "鹿" (lộc- hươu nai) và chữ "" (lộc- phúc lộc) đồng âm, do vậy hươu được xem là tượng trưng cho phúc lộc. Trong một số bức tranh cát tường thường vẽ 100 cái đầu hươu, gọi là Bách lộc. Khi vẽ con hươu và con Dơi cạnh nhau thể hiện phúc lộc song toàn vẽ con hươu và hai chữ Phúc- Thọ biểu thị ý nghĩa Phúc- Lộc- Thọ. Hươu cũng là vật tượng trưng cho sự trường thọ. Do vậy, trong các bức tranh chúc thọ truyền thống thường vẽ con hươu cùng Thọ tinh. Loài hươu ở Trung Quốc là loài vật làm nền tảng cho sinh vật Tứ Bất Tượng là thú cưỡi của Khương Tử Nha, sừng giống hươu nhưng không phải hươu, mặt giống ngựa nhưng không phải ngựa, tiếng kêu giống bò nhưng không phải bò, đuôi giống lừa nhưng không phải lừa. Tứ bất Tượng cùng với Thanh Loan, Hỏa Phụng, Bò thần ngũ sắc theo truyện được coi như các Thần Thú cổ đại.

Trong văn hóa đại chúng, hươu là biểu tượng cho một cuộc sống lâu dài và khả năng chịu đựng tốt, là biểu tượng của sự may mắn và trường thọ. Cách đọc tiếng hươu trong tiếng Trung Quốc cũng gần giống vỡi cách đọc của từ thu nhập. Chính vì vậy, loại động vật này cũng là biểu tượng của sự sung túc, giàu có. Trong nghệ thuật Trung Quốc, hươu cũng thường gắn liền với các chức quan tòa án, biểu tượng của sự công bằng, lẽ phải, danh tiếng và sự nghiệp thành công.

Với rất nhiều tầng ý nghĩa và cái nhìn từ thế gian đến xuất thế gian Hươu quả thực là một trong những hình ảnh cao quý trong văn học và nghệ thuật, kiến trúc Phật giáo cũng như những bài học thân giáo sâu xa nhưng bình dị trong lòng người Phật tử, ở góc độ gian dã nhất Hươu là biểu trưng tốt lành mà người ta dâng lên chùa tháp cũng như cầu nguyện nó đến với mọi người trong xã hội.

Tài liệu tham khảo: 

Cửu Sắc Lộc Kinh

Luận Đại Trí Độ

Phật Thuyết Lộc Mẫu Kinh

Luận vãng sinh yếu tập

Tiền Sinh Truyện

Kinh Hiền Ngu

Đại Đường Tây Vực Ký

Hành Gỉa Kim Cương Thừa

Vườn Lộc Uyển của Minh Hạnh

Từ khóa: 

lịch sử

,

văn hóa

,

triết học

,

tôn giáo

Nhiều thông tin thú vị về hình tượng Hươu giờ em mới được biết, hiểu hơn ạ. Em cảm ơn anh đã chia sẻ.

Trả lời

Nhiều thông tin thú vị về hình tượng Hươu giờ em mới được biết, hiểu hơn ạ. Em cảm ơn anh đã chia sẻ.

thấy ở VN cũng có một số gia đình trưng sừng hươu