"Vượt khó" với "vượt sướng" cái nào khó hơn ? ?

  1. Tin Tức

Từ bé đến lớn chắc hẳn mọi ngừoi đều nghe hàng trăm câu chuyện về gương vượt khó. Trong những điều kiện khó khăn và thiếu thốn nhất, một nhân vật nào đó bằng ý chí quật cường + niềm tin sắt đá + hi vọng sẽ tìm mọi cách để vượt qua hoàn cảnh, chiến thắng bản thân.

Nhưng đối với những thế hệ sinh ra vào thời điểm vật chất đủ đầy và mọi sự êm ấm, chả bao giờ phải vật lộn sống qua ngày, lúc nào cũng đủ ăn, thì dường như sẽ khó tìm thấy động lực để bứt phá hơn. Lúc đầy đủ no ấm sung sướng thì con ngừoi khó thắng khỏi cái quán tính quen sướng của mình.

Thế nên gương vượt khó thì đầy mà ko biết có gương nào "vượt sướng" không nhỉ ?

Từ khóa: 

tin tức

Vượt khó thì sướng. Vượt sướng thì khó.

Chẳng ai đi quan tâm vượt khó có khó không và vượt sướng có sướng không?

Trả lời

Vượt khó thì sướng. Vượt sướng thì khó.

Chẳng ai đi quan tâm vượt khó có khó không và vượt sướng có sướng không?

Với mỗi người có cái khó khác nhau, người khó lo ăn từng bữa, người có bữa ăn thì khó lo trả đủ thứ thuế phí, người có nhà cửa thì khó lo trả góp ngân hàng ...

Ở Việt Nam nếu nói tới sinh ra đã sướng không phải lo nghĩ gì, chắc là con của các ông chủ tập đoàn lớn (hoặc quan chức cấp cao), tuy nhiên mình cũng chưa thấy tấm gương thành công nổi bật. Còn nếu sinh ra mà chẳng phải lo nghĩ gì, chắc có các bạn bên phương Tây, nơi cuộc sống phát triển hơn.

Một số ví dụ thì mình có thấy Bill Gates, ông sinh ra với bố là luật sư có tiếng và mẹ là giám đốc công ty tài chính, ông ngoại là chủ tịch ngân hàng liên bang, gia đình rất khá giả. Và ai cũng biết đó, ông "vượt sướng" trở thành người giàu nhất thế giới nhiều năm liền.

Mình thấy cuộc đời con người nó có đồ thị lên xuống:

  • Vượt khó - xuất phát điểm bạn ở số 0 - bạn có xu hướng cố gắng vượt qua để tiến về phía trc--> Bạn khó ở giai đoạn đầu, có xu hướng tiến lên khẳng định và tạo lập vị thế --> phát triển ở giữa và sau, nhóm này thuờng phát triển ổn định
  • Vượt sướng - xuất phát điểm bạn ở gần đích - chắc phải tới 80% có xu hướng hưởng thụ & bảo lưu lợi ích hiện tại hơn là suy nghĩ "vượt sướng" để tiến về phía trc, bởi bạn có nhiều thứ xug quanh để có vị thế, nghĩ đó là giá trị của bạn rồi --> nhóm này nếu rơi vào khủng hoảng và về số 0 thì sẽ vất vả, loay hoay hơn nhiều so với nhóm "Vượt khó". ; nếu bạn vẫn tỉnh táo xây dựng đc giá trị dựa trên những lợi thế thì bạn sẽ tiến xa hơn nhiều so với nhóm "vượt khó"

Nói chung người ta hay nói câu "không ai giàu 3 họ, ko ai khó 3 đời" âu cũng có lý do của nó :)