Xoay chuyển trong Startup

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Bài nói của Dalton Caldwell về việc xoay chuyển trong startup gợi cho mình vài kỷ niệm cay đắng. Có lần vì mình xoay chuyển quá nhiều nên các đồng sáng lập mất nhiệt khiến cho hợp tác tan rã cho dù sản phẩm cuối cùng là một cái rất ổn. Lần khác thì vì mình xoay chuyển nhiều khiến đối tác không theo được đã bắt mình cam kết "Từ nay trở đi không được đề xuất ý tưởng mới nữa". Lúc đó thấy buồn và không biết đúng sai thế nào. Giờ đọc bài này thấy bức tranh rõ hơn nhiều. Xin chia sẻ để mọi người rút kinh nghiệm:

Xoay chuyển (trong startup) là gì?

- Xoay chuyển thực chất là thay đổi ý tưởng. Pivot là từ tương đối đặc thù với startup chỉ việc một công ty thay đổi ý tưởng sau khi đã ra sản phẩm hoàn chỉnh và có khách hàng. Ví dụ Slack dừng làm video game đã có người dùng để chuyển sang làm nền tảng giao tiếp doanh nghiệp. Với startup ở giai đoạn sớm, từ pivot (xoay chuyển) vẫn hay được dùng mặc dù không hoàn toàn đúng lắm.

- Xoay chuyển liên tục là bình thường trong startup. Việc bạn làm khi cứ làm đi làm lại hết ý tưởng này đến ý tưởng khác phải được coi là việc nhẹ nhàng, nhất là với các startup ở giai đoạn sớm, trước hoặc ngay sau khi ra sản phẩm. Và thực tế là nếu bạn không sẵn sàng xoay chuyển thì có lẽ bạn đang làm sai, hoặc bạn đi quá chậm. Xoay chuyển liên tục để tìm ra phiên bản chuẩn cho ý tưởng của mình chính là điều bạn cần làm ngay từ đầu.

Vì sao phải xoay chuyển

- Đó là vấn đề của chi phí cơ hội: Khi bạn hy sinh lợi ích tiềm năng của một cơ hội này bằng việc lựa chọn làm một cơ hội khác. Bạn làm điều đó nếu bạn cố gắng trong nhiều tháng mà không đạt được kết quả mong muốn.

- Các lý do tốt để xoay chuyển:

+ Tôi ghét làm việc này

+ Biz không tăng trưởng

+ Tôi không hợp với ý tưởng này lắm

+ Tôi phải dựa vào các yếu tố bên ngoài để phát triển startup này

+ Tôi không còn ý tưởng khác nào để làm cho nó bắt đầu hoạt động

- Các lý do KHÔNG tốt để xoay chuyển

+ Tránh làm việc khó

+ Tôi thay đổi ý tưởng liên tục trước khi ra mắt và bán sản phẩm

+ Tôi đọc báo thấy có hướng mới đang hot và quen thuộc với nhà đầu tư hơn nên muốn làm theo.

Khi nào nên xoay chuyển

- Xét bình quân thì đa số mọi người xoay chuyển quá chậm. Lý do khiến mọi người xoay chuyển quá chậm là:

+ Lo sợ mất mát

+ Có một chút kết quả. “Thung lũng kỳ lạ của điểm hoà hợp thị trường” là khi startup đạt được 1 chút kết quả vừa đủ để họ không muốn xoay chuyển nhưng lại không đủ để đạt được hoà hợp thị trường thực sự. Điều này còn tệ hại hơn là ý tưởng thất bại ngay từ đầu vì nó làm tốn nguồn lực và tinh thần của những người sáng lập

+ Khách hàng tiềm năng từ chối lịch sự mà người sáng lập không biết. “Oh, ý tưởng hay quá. Bạn làm thêm mấy tính năng nữa đi rồi mình bàn tiếp nhé”. Kiểu lịch sự tệ hại này khiến cho người sáng lập nhầm lẫn và có thể mất nhiều thời gian vì tưởng sẽ có khách thật.

+ Không dám chấp nhận thất bại

+ Đổ lỗi cho khách hàng/nhà đầu tư cho thất bại. “Tôi không sai. Chỉ là khách hàng không biết mình muốn gì”

+ Mê tín rằng nếu bạn tin tưởng vào một điều gì đó thì sẽ tạo ra sự thay đổi. Có nhiều loại thông điệp kiểu mê tín như vậy thực ra là rất phản tác dụng. Không có huyền thoại kiểu cứ tin sắt đá và mua xổ số mỗi ngày trong nhiều năm rồi một ngày bất ngờ trúng độc đắc. Chúng ta cần có niềm tin để vượt qua khó khăn nhưng phải tránh những niềm tin kiểu không dẫn ta đến hành động mà trông chờ vào kỳ diệu. Cần dựa vào dữ liệu và hành động để đạt kết qủa.

Khi nào bạn nên coi xoay chuyển như là một quyết định của cá nhân bạn với cảm nhận, hoàn cảnh gia đình, cá nhân, ước mơ, hy vọng, khả năng, nguồn lực… của bạn. Đừng trông đợi hoặc nghe lời ai đó nói bạn cần thay đổi.

Những điều cần lưu ý về điểm hoà hợp sản phẩm thị trường:

  • Hầu hết mọi người không đạt được điểm hoà hợp sản phẩm thị trường
  • Bạn đạt được điều đó khi tăng trưởng không còn là vấn đề nữa.
  • Nếu bạn đã cố gắng mà vẫn không đạt được điểm hoà hợp sản phẩm thị trường thì bạn có thể đạt được điều đó dễ hơn bằng cách xoay chuyển hơn là tiếp tục ném thời gian/tiền bạc vào cách cũ.
  • Một trong những lý do tốt để xoay chuyển là bạn muốn có thêm cơ hội đạt được điểm hoà hợp sản phẩm thị trường. Bạn có nhiều cơ hội đạt được điều đó với nửa tá thử nghiệm được thực thi với chất lượng cao hơn là chỉ làm một lần.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để xoay chuyển?

- Nhanh nhất ngay khi xảy ra:

- Bạn ra sản phẩm và cố để có người dùng trong vài tuần hoặc vài tháng và thấy vô vọng.

- Khi ý tưởng không thể bắt đầu được hoặc mất vài năm hoặc cần quá nhiều tiền để phát triển

- Trong thâm tâm bạn thấy nó không khả thi

Đánh giá ý tưởng để xoay chuyển đúng hướng

- Cần tìm ra thứ mà người sáng lập thích làm, lạc quan và có hứng khởi mỗi ngày khi làm việc với nó.

- Phân tích điểm mạnh yếu của người sáng lập để tìm ra ý tưởng hợp với họ hơn

- Tìm thứ gì dễ bắt đầu với nó và dễ có được xác nhận từ thị trường

Bắt đầu với ý tưởng không cần vốn VC cũng chẳng sao.

- Đa số các công ty trên thế giới không cần vốn VC

- Cứ cố gọi vốn trong khi VC không quan tâm sẽ chỉ mất thời gian

- Nếu tự đánh giá chất lượng ý tưởng dựa vào nhà đầu tư thì sẽ dễ bị rơi vào trạng thái lúng túng

Gợi ý về loại ý tưởng được VC quan tâm và không được VC quan tâm:

- Không có định nghĩa cụ thể nhưng có 1 số gợi ý về kiểu công ty được VC tài trợ:

- Bạn có tưởng tượng rằng doanh nghiệp này có thể tạo ra vài trăm triệu đến vài tỷ doanh thu mỗi năm?

- Bạn có tưởng tượng được nó sẽ tăng trưởng đến mức đó trong không đầy 10 năm?

- Bạn có tưởng tượng rằng có ngày nó sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán?

- Một số đặc điểm khác của loại công ty được VC tài trợ:

+ Công nghệ là yếu tố trọng yếu. Công nghệ phải được phát triển bởi người sáng lập, không phải thuê ngoài.

+ Có tỷ suất lợi nhuận cao cho“phần mềm”

+ Sở hữu phần lớn bởi Shark Tank sẽ không được VC tài trợ.

Lưu ý khi xoay chuyển:

- Khi xoay chuyển nhiều lần sẽ gây tổn thương. Có khi nó sẽ làm cho người sáng lập nản và đóng cửa công ty.

- Cần cân bằng giữa việc không xoay chuyển gặp khó khăn và xoay chuyển quá nhiều gặp loại khó khăn khác.

- Nếu có nhân viên thì xoay chuyển sẽ siêu khó. Tốt nhất là chỉ xoay chuyển giữa những người sáng lập với nhau.

Đánh giá ý tưởng:

- Ý tưởng có đủ lớn không? 1-10

- Người sáng lập có phù hợp với ngành không? 1-10

- Bắt đầu có dễ không? 1-10

- Có dễ nhận được phản hồi sớm từ khách hàng không? 1-10

Điểm trung bình: 1-10

Hình minh hoạ: 8 sự xoay chuyển của startup làm thay đổi thế giới

startup-pivots
Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp