4 Bẫy Tâm Lý Nguy Hiểm Trong Giao Dịch Chứng Khoán

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  2. Đầu tư & Tài chính

https://cdn.noron.vn/2021/11/30/thi-truong-chung-khoan-vnb-15547978342231222599554-1638242926.jpg

1. Bẫy Định kiến

Bên cạnh việc trung thành với những phân tích ban đầu của bản thân, một số nhà giao dịch còn có xu hướng thuận theo những phân tích cùng chiều với mình. Tuy nhiên, khi lên chiến lược thực hiện giao dịch, việc quá tập trung vào định kiến sẽ khiến bạn rơi vào thế chủ quan và bỏ qua những rủi ro có thể xảy ra.

Để tránh được bẫy tâm lý này, bạn nên nhớ: luôn để cho cái đầu mình một sự linh hoạt khi đánh giá thị trường dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, và không “gắn chặt” định kiến vào suy nghĩ của mình, tự ru ngủ thị trường sẽ đi theo ý mình.

Thời mới bước chân vào thị trường, những chiến thắng dồn dập khiến mình quá hưng phấn và cho rằng mình “hiểu” thị trường. Điều này cũng gây ra những rắc rối ngay sau đó. Cái cảm giác kiểu mình giỏi, mình dự đoán đúng thị trường (dù không nói với ai), nên khi giá dịch chuyển sang trạng thái ngược chiều, mình vẫn không cắt lỗ và kỳ vọng giá sẽ quay lại với niềm tin mơ hồ. Sự việc này lặp đi lặp lại vài lần khiến mình thức tỉnh.

Đến cuối cùng, mình phát hiện ra tầm quan trọng của kế hoạch giao dịch, về sau mình dần hoàn thiện 11 bước giao dịch theo kế hoạch một cách rõ ràng và rành mạch đến hiện giờ.

2. Bẫy Thông tin nhiễu

Nhờ vào sự phát triển của thông tin mạng, việc các nhà đầu tư nắm bắt đuợc nhiều nguồn thông tin tạo ra sự thuận lợi lớn cho việc vào lệnh hiệu quả. Nhưng nếu không biết cách xác minh chúng, bạn sẽ rơi vào bẫy nhiễu thông tin. Các nhà đầu tư không bỏ sót bất cứ một thông tin nào thường là những người không kiểm soát được hành động của mình. Họ dễ dàng rơi vào trạng thái tâm lý không biết phải đi theo hướng nào và chỉ chăm chăm làm theo tin tức thị trường.

Có những thông tin là do các nhà tạo lập thị trường, cá mập, các đội lái và các bên thứ 3 tạo ra nhằm các mục đích cho riêng họ. Chúng ta chỉ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, nên hãy hết sức cẩn trọng với những thông tin này.

Mình từng biết một case đánh chứng khoán theo room nghe-nói-là được phím tin chuẩn từ đội lái. Sau vài lần VNindex tạo đỉnh, các cổ phiếu lên giá ào ào thì bạn ấy trúng lớn nhưng sau đó đã mất sạch vì nghe thông tin lái bảo “còn đánh lên” sau đợt thị trường điều chỉnh.

3. Bẫy Quá khứ

Mỗi trader đều có một chuỗi những giao dịch trong quá khứ, và bạn sẽ có những giao dịch có lợi nhuận cũng sẽ có những giao dịch thua lỗ. Thoát lệnh khi khoản giao dịch bị lỗ và giá quay lại mức hoà vốn. Thoát lệnh khi mới có một phần lợi nhuận rất nhỏ, hoặc bị lỗ một ít so với kế hoạch.

Hãy không ngừng học hỏi kiến thức đầu tư, lên kế hoạch giao dịch rõ ràng, sử dụng tiền vốn nhàn rỗi, viết nhật ký giao dịch và xây dựng niềm tin bằng thư viện mẫu là những yếu tố then chốt để thoát những ám ảnh không tốt trong quá khứ.

4. Bẫy Nghiện giao dịch

Giao dịch nhiều hơn sau một đợt thua lỗ là do tác động tâm lý gây nên. Nhiều nhà đầu tư không kiểm soát được cảm xúc, càng thua lỗ họ càng thiết lập nhiều hơn nữa những giao dịch với kỳ vọng lấy lại được số tiền đã mất. Lúc đó họ sẽ bỏ qua những nguyên tắc đã thiết lập trước đó.

Cách thoát khỏi hành động này chính là: chỉnh sửa phương pháp giao dịch, đặt mục tiêu lợi nhuận hợp lý, loại bỏ tâm lý gỡ gạc sau một giao dịch thua lỗ, thiết lập 6 điều kiện an toàn trước khi tham gia đầu tư, có những hoạt động sinh hoạt lành mạnh trong cuộc sống sẽ giúp bạn cân bằng các giao dịch của mình.

Mình chọn phương thức giao dịch dài hạn, giúp bản thân hạn chế vào các điểm giao dịch, vì với mình mỗi một lần vào lệnh là một lần gánh lấy rủi ro. Thế nên, mình luôn cố gắng tối ưu hoá điểm vào lệnh, khi thị trường giá diễn biến theo như ý muốn, mình thường gồng lời để tối đa hoá lợi nhuận hoặc hoà vốn, chứ ít khi cắt điểm lợi nhuận ngắn ngắn. Và một phần nữa là, để những giao dịch này ít ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của mình hết sức có thể.

Tất nhiên là, với những lệnh mình vào vị thế không đúng, mình luôn sẵn sàng cắt lỗ theo kế hoạch và xem như đó chỉ là chi phí của việc kinh doanh món hàng “đầu tư” mà thôi.

Đây chỉ là những ý kiến và trải nghiệm mang tính chất cá nhân của bản thân mình, nó phù hợp với mình nhưng không có nghĩa là phù hợp với bạn.

Từ khóa: 

đầu tư

,

bẫy đầu tư

,

chứng khoán

,

cổ phiếu

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

đầu tư & tài chính

Thị trường không ngày nào giống ngày nào vì vậy quá khứ và kinh nhiệm tưởng chừng là thanh kiếm giúp ta giành chiến thắng nhưng hãy cẩn thận nó có thể làm bạn chảy máu bất cứ lúc nào vì nó có 2 lưỡi. Vì vậy luôn có 1 kế hoạch để phục nếu khi kế hoạch của ta không đúng

Đó là những gì đọc trên mạng và hiện tại em đã tham gia thị trường được 1 tháng và chuẩn bị rời thị trường và chào " thân ái và quyết"

Trả lời

Thị trường không ngày nào giống ngày nào vì vậy quá khứ và kinh nhiệm tưởng chừng là thanh kiếm giúp ta giành chiến thắng nhưng hãy cẩn thận nó có thể làm bạn chảy máu bất cứ lúc nào vì nó có 2 lưỡi. Vì vậy luôn có 1 kế hoạch để phục nếu khi kế hoạch của ta không đúng

Đó là những gì đọc trên mạng và hiện tại em đã tham gia thị trường được 1 tháng và chuẩn bị rời thị trường và chào " thân ái và quyết"

huhu thị trường vụ quyết còi biến động mấy hôm nay quá. Mình vừa cắt lỗ 😭

Mình luôn tự nhắc bản thân điều này: Một nửa sự thật không phải là sự thật. Đôi khi nó tồi tệ hơn sự dối trá. Dối trá ít ra còn trọn vẹn. Ta biết để tránh.

Truyền thông bạn biết rồi. Nó chỉ cung cấp một nửa sự thật. Thị trường biến động chủ yếu do một nửa kia quyết định. Vì thế mà cái thực tế "bán trúng đáy, mua trúng đỉnh" xảy ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩ.

Khi truyền thông đang ủng hộ xu hướng nào đó. Tôi thường có thói quen đọc các bài phân tích ngược lại. Điều nay giúp bạn tiệm cận tới sự thật hơn.

Cảm ơn bài chia sẻ của chị rất nhiều ạ!

11 bước giao dịch mà chị nhắc đến là gì vậy ạ?