Theo thần thoại Ấn Độ, La hầu – Kế đô (Rahu – Ketu) có nguồn gốc từ một câu chuyện như sau: Một lần, thần và quỷ kết hợp với nhau để tìm bảo vật, trong đó có thuốc trường sinh ở dưới đáy biển. Khi thuốc được vớt lên, thần Vishnu (1 trong ba vị thần tối cao của Ấn giáo) liền biến thành một cô gái xinh đẹp, với mục đích làm lũ quỷ phân tâm để các thần độc chiếm nước trường sinh. Nhưng, có 1 con quỷ tên Rahu không bị trúng kế vì tâm trí của nó đã đặt hoàn toàn vào lọ nước thần. Nó khôn khéo cải trang thành, và ngồi giữa 2 thần là Mặt trăng và Mặt trời. thần để được uống thuốc trường sinh.
Sau khi uống được thuốc trường sinh thì nó bị thần Mặt trời và Mặt trăng phát hiện à báo cho thần Vishnu. Ngay lập tức, thần Vishnu đã chém đứt đôi người Rahu – đầu 1 nơi, thân 1 nơi. Nhưng vì bất tử rồi nên Rahu không chết. Cái đầu vẫn tên là Rahu, thân thì được gọi là Ketu. Vì hận thù Mặt Trời và Mặt Trăng nên mới xuất hiện hiện tượng thiên thực.
Như vậy, La Hầu gắn với hình tượng có đầu mà không có thân, Kế Đô: có thân mà không có đầu.
Trong Bản Đồ Sao, La Hầu & Kế Đô không bao giờ trùng tụ mà luôn đối đỉnh, luôn cách nhau 7 Nhà. Ví dụ La hầu ở Nhà 1 thì Kế Đô ở Nhà 7, hoặc La Hầu Nhà 2, Kế Đô Nhà 8.