Nguyên tắc bất biến khi đi chung xe với sếp?

  1. Kỹ năng mềm

Bỏ túi những nguyên tắc khi đi chung xe với sếp. Đây là tình huống rất thường gặp với dân công sở. Xin mời các anh chị đi trước và các bạn chia sẻ kinh nghiệm để mọi người cũng học hỏi nào.

Từ khóa: 

chung xe với sếp

,

kỹ năng ứng xử

,

kỹ năng mềm

NHỚ:
https://cdn.noron.vn/2022/05/17/ngoi-xe-voi-sep-1-1024x650-1652798454.jpg
Vị trí ngồi sau bên phụ luôn được ưu tiên cho các lãnh đạo
1. Sếp chọn “ôm vô-lăng”​
Lúc này bạn nên ngồi cạnh sếp để trò chuyện thuận tiện, tuyệt đối không ngồi ghế sau nếu không muốn bị nhầm tưởng thành “ông chủ”.

2. Sếp chọn vị trí cạnh tài xế
Bạn nên ngồi ngay sau tài xế để có thể dễ dàng trò chuyện hơn, đồng thời bạn và sếp có thể nhìn bạn khi muốn dễ dàng. Ngồi ngay sau lưng sếp khiến câu chuyện dễ bị ngắt quãng, và đôi khi bạn sẽ bị người ngoài lầm tưởng là cấp trên trong khi sếp lại trông như vệ sĩ riêng của bạn vậy.

3. Sếp chọn ngồi sau bên phụ
Bạn có thể chọn ngồi trước cạnh tài xế để sếp có được không gian riêng. Nhưng trong trường hợp bạn là trợ lý hoặc thư ký thì cứ ngồi phía sau lưng tài xế, như vậy trao đổi công việc sẽ thuận tiện hơn.

4. Sếp chọn ngồi sau lưng tài xế
Lúc này bạn nên ngồi tại ghế phụ phía trước, dù rằng cuộc nói chuyện sẽ không mấy suôn sẻ nhưng sẽ tránh được việc bạn ngồi sau và bị nhầm lẫn vai trò với cấp trên.

5. Sếp yêu cầu bạn lái xe
Lúc này mặc định bạn sẽ không cần lo lắng về việc chọn chỗ ngồi nữa, trừ khi là bạn không có bằng lái ô tô mà thôi. Bây giờ sếp ngồi đâu không quan trọng, vì việc bạn cần ưu tiên là lái xe thay vì đối đáp và trò chuyện.​

Như vậy, các bạn có thể nhận ra điểm chung là không nên ngồi vị trí phía sau bên phụ vì đây là nơi vốn dành cho các ông chủ với độ an toàn và sự thoải mái cao hơn những vị trí còn lại.

Trả lời
NHỚ:
https://cdn.noron.vn/2022/05/17/ngoi-xe-voi-sep-1-1024x650-1652798454.jpg
Vị trí ngồi sau bên phụ luôn được ưu tiên cho các lãnh đạo
1. Sếp chọn “ôm vô-lăng”​
Lúc này bạn nên ngồi cạnh sếp để trò chuyện thuận tiện, tuyệt đối không ngồi ghế sau nếu không muốn bị nhầm tưởng thành “ông chủ”.

2. Sếp chọn vị trí cạnh tài xế
Bạn nên ngồi ngay sau tài xế để có thể dễ dàng trò chuyện hơn, đồng thời bạn và sếp có thể nhìn bạn khi muốn dễ dàng. Ngồi ngay sau lưng sếp khiến câu chuyện dễ bị ngắt quãng, và đôi khi bạn sẽ bị người ngoài lầm tưởng là cấp trên trong khi sếp lại trông như vệ sĩ riêng của bạn vậy.

3. Sếp chọn ngồi sau bên phụ
Bạn có thể chọn ngồi trước cạnh tài xế để sếp có được không gian riêng. Nhưng trong trường hợp bạn là trợ lý hoặc thư ký thì cứ ngồi phía sau lưng tài xế, như vậy trao đổi công việc sẽ thuận tiện hơn.

4. Sếp chọn ngồi sau lưng tài xế
Lúc này bạn nên ngồi tại ghế phụ phía trước, dù rằng cuộc nói chuyện sẽ không mấy suôn sẻ nhưng sẽ tránh được việc bạn ngồi sau và bị nhầm lẫn vai trò với cấp trên.

5. Sếp yêu cầu bạn lái xe
Lúc này mặc định bạn sẽ không cần lo lắng về việc chọn chỗ ngồi nữa, trừ khi là bạn không có bằng lái ô tô mà thôi. Bây giờ sếp ngồi đâu không quan trọng, vì việc bạn cần ưu tiên là lái xe thay vì đối đáp và trò chuyện.​

Như vậy, các bạn có thể nhận ra điểm chung là không nên ngồi vị trí phía sau bên phụ vì đây là nơi vốn dành cho các ông chủ với độ an toàn và sự thoải mái cao hơn những vị trí còn lại.

Nhiều người thường coi nhẹ việc đi chung xe với sếp và ngồi 1 cách ngẫu nhiên. Đương nhiên, với những người không quá chú trọng điều đó thì thật bình thường. Nhưng hầu hết, biết những nguyên tắc tói thiểu khi đi chung xe với sếp sẽ khiến bạn ghi điểm rất lớn trong mắt của họ. Tùy từng trường hợp thì chúng ta có những lựa chọn khác nhau.

1. Sếp là người lái xe

Lúc này bạn nên chủ động ngồi cạnh sếp để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin. Tuyệt đối không ngồi ghế sau nếu không muốn bị nhầm tưởng thành “ông chủ” và sếp là tài xế của mình.

2. Sếp chọn vị trí cạnh tài xế

Bạn nên ngồi ngay sau tài xế để có thể dễ dàng trò chuyện hơn, đồng thời bạn có thể dễ dàng quan sát thái độ của sếp để điều chỉnh hành vi, chọn chủ đề để nói chuyện. Ngồi ngay sau lưng sếp khiến câu chuyện dễ bị ngắt quãng khi cần thiết, xếp phải quay xuống gần như 180 độ thì mới nhìn thấy bạn để trao đổi và đôi khi bạn sẽ bị người ngoài lầm tưởng là cấp trên trong khi sếp lại trông như vệ sĩ riêng của bạn

3. Sếp chọn ngồi sau bên phụ

Bạn nên ngồi trước, cạnh tài xế để sếp có không gian riêng. Trong trường hợp bạn là trợ lý hoặc thư ký, bạn có thể ngồi phía sau lưng tài xế, như vậy trao đổi công việc sẽ thuận tiện hơn.

4. Sếp chọn ngồi sau lưng tài xế

Lúc này bạn nên ngồi tại ghế phụ phía trước, cạnh tài xế. Dù rằng cuộc nói chuyện sẽ không mấy suôn sẻ nhưng sẽ tránh được việc bạn ngồi sau và bị nhầm lẫn vai trò với cấp trên. Bạn hoàn toàn có thể linh động trong việc thường xuyên quay người lại phía sau trong lúc trò chuyện để nắm bắt hết nội dung câu chuyện và thể hiện sự tôn trọng đối với cấp trên

5. Sếp yêu cầu bạn lái xe

Trong trường hợp mặc định như vậy, bạn không có sự lựa chọn nào khác với vai trò là tài xế, trừ khi là bạn không có bằng lái ô tô hay thậm chí là không biết lái xe mà thôi. Bây giờ sếp ngồi đâu không quan trọng, vì việc bạn cần ưu tiên là lái xe thay vì đối đáp và trò chuyện.​

Tuy nhiên với công việc thường xuyên phải đi gặp đối tác, khách hàng, nhiều khi sếp phải "nhậu" thì một nhân viên vừa hỗ trợ công việc, vừa có khả năng lái xe tốt là rất cần thiết.

Lưu lại những nguyên tắc này để thành "gà cưng" của sếp nhé😉

https://cdn.noron.vn/2022/05/13/846601082215894637-1652457306.jpg