Yết Kiêu có thật không?

  1. Lịch sử

Mình thấy rất thắc mắc về nhân vật này vì những điều nhân vật này làm được nghe có vẻ hơi vô lý. Làm thế nào mà Yết Kiêu có thể lặn ở dưới nước đục thủng thuyền của giặc, hơn nữa còn có sức cản của nước.

Bơi lặn được đã khó, nhưng thỉnh thoảng phải nổi lên để thở, tại sao có đủ sức lực để tập trung khoan vào 1 điểm để làm đắm thuyền địch được.

Chưa kể nếu thuyền địch làm theo kiểu nhiều ngăn để cách ly nước vào từng ngăn thì đục như thế nào để thuyền của chúng chìm được?

https://cdn.noron.vn/2022/10/19/000-25-1666173836.jpg

Từ khóa: 

lịch sử

Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê tại làng Tường, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyệnGia Lộc, tỉnhHải Dương). Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi (nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi cha bệnh tật. Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực củaTrần Hưng Đạo.

Ngày nay vẫn còn tồn tại đền thờ Yết Kiêu, gọi làđền Quát, thuộc tả ngạnsông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnhHải Dương,Việt Nam. Tương truyền, năm 15 tuổi, vào một buổi sáng tinh mơ, Phạm Hữu Thế ra sông gánh nước. Sương trắng mù mịt nổi khắp mặt sông, Phạm Hữu Thế thấy hai con trâu trắng húc nhau liền dùng đòn ống đánh đuổi, can ngăn. Hai con trâu biến mất, Hữu Thế thấy còn hai chiếc lông còn dính vào đòn ống, đặt xuống nước, nước rẽ ra làm đôi.

Cho đây là lông trâu thần, ông liền nuốt vào bụng. Từ đấy, Phạm Hữu Thế có thân thể hùng cường, trí lực, bơi lội tài giỏi, đi trong nước như ở trên đất bằng vậy. Sự lạ lùng ấy ứng với bức hoành phi trong đền Quát “Thiên cổ dị nhân” (từ trước tới nay mới có người lạ thường như vậy). Thực ra, đây là một cách lý giải tài bơi lội của Phạm Hữu Thế để làm tăng thêm tính phi thường của viên tướng xứ Đông này, khẳng định tài bơi lội của ông như do thần linh mang lại. 

Nguồn: wikipedia.org

Cũng có lẽ ông sống ở vùng sông nước quen và thích nghi được khi ở dưới nước, do tính chất công việc của ông buộc cơ thể ông phải làm quen với nước. Và một điều quan trọng hơn hết là cuộc sống người Đại Việt khi đó văn hoá sông nước ăn sâu vào tâm khảm nên người Việt khi đó có tục lệ xăm mình rất nhiều để tránh thú dữ ( thuồng luồng,..)

Để tìm hiểu sâu hơn nữa bạn phải biết thiết kế đóng tàu thời nhà Mông- Nguyên ( rất ít tài liệu ghi chép về hải quân của họ cũng như các tài liệu về đóng tàu thuyền )

Trả lời

Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê tại làng Tường, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyệnGia Lộc, tỉnhHải Dương). Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi (nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi cha bệnh tật. Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực củaTrần Hưng Đạo.

Ngày nay vẫn còn tồn tại đền thờ Yết Kiêu, gọi làđền Quát, thuộc tả ngạnsông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnhHải Dương,Việt Nam. Tương truyền, năm 15 tuổi, vào một buổi sáng tinh mơ, Phạm Hữu Thế ra sông gánh nước. Sương trắng mù mịt nổi khắp mặt sông, Phạm Hữu Thế thấy hai con trâu trắng húc nhau liền dùng đòn ống đánh đuổi, can ngăn. Hai con trâu biến mất, Hữu Thế thấy còn hai chiếc lông còn dính vào đòn ống, đặt xuống nước, nước rẽ ra làm đôi.

Cho đây là lông trâu thần, ông liền nuốt vào bụng. Từ đấy, Phạm Hữu Thế có thân thể hùng cường, trí lực, bơi lội tài giỏi, đi trong nước như ở trên đất bằng vậy. Sự lạ lùng ấy ứng với bức hoành phi trong đền Quát “Thiên cổ dị nhân” (từ trước tới nay mới có người lạ thường như vậy). Thực ra, đây là một cách lý giải tài bơi lội của Phạm Hữu Thế để làm tăng thêm tính phi thường của viên tướng xứ Đông này, khẳng định tài bơi lội của ông như do thần linh mang lại. 

Nguồn: wikipedia.org

Cũng có lẽ ông sống ở vùng sông nước quen và thích nghi được khi ở dưới nước, do tính chất công việc của ông buộc cơ thể ông phải làm quen với nước. Và một điều quan trọng hơn hết là cuộc sống người Đại Việt khi đó văn hoá sông nước ăn sâu vào tâm khảm nên người Việt khi đó có tục lệ xăm mình rất nhiều để tránh thú dữ ( thuồng luồng,..)

Để tìm hiểu sâu hơn nữa bạn phải biết thiết kế đóng tàu thời nhà Mông- Nguyên ( rất ít tài liệu ghi chép về hải quân của họ cũng như các tài liệu về đóng tàu thuyền )

1 nhân vật đương đại, có thật nhưng được phóng tác mô tả truyền miệng và áp đặt tư tưởng
: người đứng đầu nước Triều Tiên - Kim Jong Un
Dựa theo nhân vật này, thì bạn mường tượng sự huyền thoại hóa 1 nhân vật vì 1 mục đích lớn.