Yếu tố thị trường trong tam giác quan hệ: nhà văn – tác phẩm – thị trường văn học?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo sự diễn hóa của thời đại, thị trường trở thành một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học. Đồng thời, một tam giác quan hệ được hình thành: nhà văn – tác phẩm – thị trường văn học. Thực chất, thị trường không phải là một khái niệm mang tính tiêu cực, nó là một xu thế khách quan của xã hội. Vấn đề ở chỗ, các tác giả đã có những phương thức gì để tiến vào thị trường văn học, hoặc, có những sự “chuẩn bị” để thích ứng như thế nào trong bối cảnh thị trường hóa. Từ góc độ văn hóa kinh tế để xét: “quá trình lưu thông hàng hóa văn học nghệ thuật không chỉ có lưu thông tiền của mà cũng có sản sinh và lưu thông ý nghĩa, sự thích thú và tư cách xã hội, cho nên độc giả (hoặc người cảm thụ) cũng có tiếp nhận được những thứ đó. Họ sẽ chọn lựa loại văn học nghệ thuật nào đó là quan niệm về giá trị văn hóa của họ. Ý nghĩa và sự thú vị của văn học nghệ thuật trong quá trình lưu thông có khi nhiều khi ít, khi mạnh khi yếu, song không phải do lưu thông mà chủ yếu do bản thân nó. Từ góc độ truyền bá mà xét, văn học nghệ thuật là thứ hàng hóa trao đổi càng nhiều thì ảnh hưởng ý nghĩa càng lớn, hiệu ích xã hội càng nhiều, giá trị xã hội càng tăng lên”[10]. Ở thời đại tiêu dùng, khi văn học trở thành hàng hóa, cơ hội trao đổi, lưu thông sản phẩm càng cao, thì nhà văn càng phải suy nghĩ nghiêm túc về giá trị nghệ thuật của tác phẩm và vai trò xã hội của mình, vì hàng hóa chất lượng kém sẽ không thu hút được người tiêu dùng và nhanh chóng bị thị trường đào thải. Ở khía cạnh khác, nhà văn cũng phải xây dựng cho sản phẩm nghệ thuật của mình một “thương hiệu”, với chất lượng đảm bảo để hấp dẫn được nhiều “khách hàng”. Tuy nhiên, giới phê bình văn học lẫn giới sáng tác Trung Quốc đều hiểu rằng, nếu như không có một phương hướng, một nền tảng lý luận định hướng cho sự phát triển của văn học và thị trường văn học, văn học rất dễ rơi vào “bẫy” thị trường mà không có hướng đi. Đỗ Tố Quyên trong bài viết Bẫy thị trường – từ USP của văn học để nhìn về các vấn đề và hoàn cảnh văn học, đã từ những tri thức lý luận và thực tiễn về thị trường, để nhìn nhà văn với tư cách như một người bán sản phẩm. Vì là người bán sản phẩm nên nhà văn tất yếu phải tìm cách quảng cáo, xác định “Mại điểm” (điểm bán hàng độc nhất) (thuật ngữ tiếng Anh là USP – Unique selling proposition) của mình. Khi sáng tác, nhà văn phải cho độc giả thấy được tác phẩm của anh ta (như một sản phẩm hàng hóa) có gì hay, độc đáo khiến cho độc giả phải mua chúng. Như thế, nhà văn phải tự biết rõ điểm độc đáo của anh ta là gì, đồng thời hiểu được độc giả cần gì. “Điểm bán hàng độc nhất” của các nhà văn Trung Quốc có thể thấy qua việc nhà văn khai thác tính riêng tư, kích thích sự hiếu kỳ từ phía độc giả. Trong thời đại thông tin phát triển, “tính riêng tư” là một điểm nóng đối với đại chúng. Vì vậy, khai thác “điểm nóng” là một phương thức của nhà văn để tác phẩm có sức hút. Từ lớp nhà văn lớp trước như Giả Bình Ao, Trần Trung Thực, Mạc Ngôn… đến lớp các nhà văn sáng tác tự do như Từ Hàn Đông, Chu Văn, Vệ Tuệ, Châu Khiết Như và Miên Miên… đều chú trọng miêu tả về tình dục, coi tình dục như một “điểm nóng” hấp dẫn đối với độc giả. Nhà văn nhanh nhạy “hợp tác” với thị trường, giúp cho tác phẩm của họ có thể xuất bản nhanh chóng, nhưng đồng thời, thị trường cũng quay lại “lợi dụng” điểm này ở nhà văn. Thị trường hiểu rằng, “tính riêng tư” của nhà văn, đề tài tình dục trong sáng tác, cho đến phong cách lập dị của mẫu nhà văn sáng tác tự do, đều trở thành một thứ “tài nguyên” để thị trường khai thác. So với văn học niên đại 80, văn học Trung Quốc những năm 90 có những sự biến đổi mới. Mô hình nhà xuất bản tư nhân, các hiệu sách tư (được coi như là “kênh thứ hai” sau các nhà xuất bản quốc doanh) phát triển, kiểu nhà văn sáng tác tự do xuất hiện, tác phẩm văn học với các thể loại phong phú được xuất bản với số lượng lớn. Chính điều này đã tác động ngược lại đối với thị trường, góp phần giúp thị trường trở nên sôi động hơn. Đồng thời, sự phát triển của kinh tế thị trường cũng kích thích sự tiêu phí của sản phẩm tinh thần, phát triển các ngành nghề quảng cáo, báo chí, tạo cơ hội cho các tác giả và ngành xuất bản tự quảng cáo sản phẩm của mình.
Trả lời
Theo sự diễn hóa của thời đại, thị trường trở thành một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học. Đồng thời, một tam giác quan hệ được hình thành: nhà văn – tác phẩm – thị trường văn học. Thực chất, thị trường không phải là một khái niệm mang tính tiêu cực, nó là một xu thế khách quan của xã hội. Vấn đề ở chỗ, các tác giả đã có những phương thức gì để tiến vào thị trường văn học, hoặc, có những sự “chuẩn bị” để thích ứng như thế nào trong bối cảnh thị trường hóa. Từ góc độ văn hóa kinh tế để xét: “quá trình lưu thông hàng hóa văn học nghệ thuật không chỉ có lưu thông tiền của mà cũng có sản sinh và lưu thông ý nghĩa, sự thích thú và tư cách xã hội, cho nên độc giả (hoặc người cảm thụ) cũng có tiếp nhận được những thứ đó. Họ sẽ chọn lựa loại văn học nghệ thuật nào đó là quan niệm về giá trị văn hóa của họ. Ý nghĩa và sự thú vị của văn học nghệ thuật trong quá trình lưu thông có khi nhiều khi ít, khi mạnh khi yếu, song không phải do lưu thông mà chủ yếu do bản thân nó. Từ góc độ truyền bá mà xét, văn học nghệ thuật là thứ hàng hóa trao đổi càng nhiều thì ảnh hưởng ý nghĩa càng lớn, hiệu ích xã hội càng nhiều, giá trị xã hội càng tăng lên”[10]. Ở thời đại tiêu dùng, khi văn học trở thành hàng hóa, cơ hội trao đổi, lưu thông sản phẩm càng cao, thì nhà văn càng phải suy nghĩ nghiêm túc về giá trị nghệ thuật của tác phẩm và vai trò xã hội của mình, vì hàng hóa chất lượng kém sẽ không thu hút được người tiêu dùng và nhanh chóng bị thị trường đào thải. Ở khía cạnh khác, nhà văn cũng phải xây dựng cho sản phẩm nghệ thuật của mình một “thương hiệu”, với chất lượng đảm bảo để hấp dẫn được nhiều “khách hàng”. Tuy nhiên, giới phê bình văn học lẫn giới sáng tác Trung Quốc đều hiểu rằng, nếu như không có một phương hướng, một nền tảng lý luận định hướng cho sự phát triển của văn học và thị trường văn học, văn học rất dễ rơi vào “bẫy” thị trường mà không có hướng đi. Đỗ Tố Quyên trong bài viết Bẫy thị trường – từ USP của văn học để nhìn về các vấn đề và hoàn cảnh văn học, đã từ những tri thức lý luận và thực tiễn về thị trường, để nhìn nhà văn với tư cách như một người bán sản phẩm. Vì là người bán sản phẩm nên nhà văn tất yếu phải tìm cách quảng cáo, xác định “Mại điểm” (điểm bán hàng độc nhất) (thuật ngữ tiếng Anh là USP – Unique selling proposition) của mình. Khi sáng tác, nhà văn phải cho độc giả thấy được tác phẩm của anh ta (như một sản phẩm hàng hóa) có gì hay, độc đáo khiến cho độc giả phải mua chúng. Như thế, nhà văn phải tự biết rõ điểm độc đáo của anh ta là gì, đồng thời hiểu được độc giả cần gì. “Điểm bán hàng độc nhất” của các nhà văn Trung Quốc có thể thấy qua việc nhà văn khai thác tính riêng tư, kích thích sự hiếu kỳ từ phía độc giả. Trong thời đại thông tin phát triển, “tính riêng tư” là một điểm nóng đối với đại chúng. Vì vậy, khai thác “điểm nóng” là một phương thức của nhà văn để tác phẩm có sức hút. Từ lớp nhà văn lớp trước như Giả Bình Ao, Trần Trung Thực, Mạc Ngôn… đến lớp các nhà văn sáng tác tự do như Từ Hàn Đông, Chu Văn, Vệ Tuệ, Châu Khiết Như và Miên Miên… đều chú trọng miêu tả về tình dục, coi tình dục như một “điểm nóng” hấp dẫn đối với độc giả. Nhà văn nhanh nhạy “hợp tác” với thị trường, giúp cho tác phẩm của họ có thể xuất bản nhanh chóng, nhưng đồng thời, thị trường cũng quay lại “lợi dụng” điểm này ở nhà văn. Thị trường hiểu rằng, “tính riêng tư” của nhà văn, đề tài tình dục trong sáng tác, cho đến phong cách lập dị của mẫu nhà văn sáng tác tự do, đều trở thành một thứ “tài nguyên” để thị trường khai thác. So với văn học niên đại 80, văn học Trung Quốc những năm 90 có những sự biến đổi mới. Mô hình nhà xuất bản tư nhân, các hiệu sách tư (được coi như là “kênh thứ hai” sau các nhà xuất bản quốc doanh) phát triển, kiểu nhà văn sáng tác tự do xuất hiện, tác phẩm văn học với các thể loại phong phú được xuất bản với số lượng lớn. Chính điều này đã tác động ngược lại đối với thị trường, góp phần giúp thị trường trở nên sôi động hơn. Đồng thời, sự phát triển của kinh tế thị trường cũng kích thích sự tiêu phí của sản phẩm tinh thần, phát triển các ngành nghề quảng cáo, báo chí, tạo cơ hội cho các tác giả và ngành xuất bản tự quảng cáo sản phẩm của mình.