Làm thế nào để trẻ thấy niềm vui trong việc học?

  1. Giáo dục

  2. Trần Thị Kim Hoa

Chào chuyên gia, cháu của tôi đang học tiểu học và có thành tích học tập không tốt. Tôi muốn khuyên cháu học chăm chỉ hơn. Nhưng đối với cháu tôi thì có lẽ đó chỉ là thêm một bài giáo huấn nữa. Nếu không làm cháu thấy hứng thú với việc học thì dù tôi nói gì cũng vô nghĩa.

Bố mẹ cháu từng đưa cháu đi khám và được cho biết cháu có vấn đề về khả năng tập trung, nhưng bù lại thì có chỉ số thông minh cao hơn bình thường.

Tôi hoặc bố mẹ cháu có thể làm gì để cháu thấy việc học là thú vị và chủ động học tập?

Từ khóa: 

giáo dục

,

chuyên gia giáo dục và phát triển bản thân

Chào anh, cảm ơn anh đã đặt câu hỏi

Trong độ tuổi tiểu học, có 1 bài trắc nghiệm về nhóm tính cách và các mức độ trong đó chỉ rõ có các nhóm tính cách khác nhau và giai đoạn này trẻ bộc lộ rõ dần. Đó là các đánh giá về mức độ xao lãng, tính thích nghi, sự tập trung, … và mỗi mục lại có các mức các thang khác nhau. Chị có thể hình dung là nó đi từ cao đến thấp, và không có ai giống ai cả.

Thực ra thì người lớn chúng ta cũng thế.

Vậy nên cần xem xem bạn nhỏđó có những phẩm chất nào. Xin nhấn mạnh với anh chị là không có nhóm tính cách nào xấu cả, cũng như không có nhóm tính cách nào chỉ có những ưu điểm mà không có hạn chế. Nhóm nào cũng đều có ưu có nhược hết.

Qua câu chuyện của anh tôi thấy anh có nói chỉ số thông minh của cháu cao vậy nên cần xem ét 1 số yếu tố:

1. Những đặc điểm nổi bật của cháu. (Có tới 8 trí loại hình trí thông minh của trẻ, nên anh cần quan sát xem cháu nổi bật điểm gì hơn nhưngx nhóm còn lại. Xin đừng so sánh cháu với bạn, mà so sánh chính các ưu nhược của chính cháu. Có trẻ không giỏi văn hoá nhưng rất giỏi thể dục thể thao, có trẻ lại rất giỏi âm nhạc hội hoạ, lại có trẻ rất rành về toán học, ngoại ngữ…)

2. Chương trình học đã đủ hấp dẫn với cháu chưa? Vì qua lời anh cháu rất thông minh, nên nếu chương trình không đủ hấp dẫn, cháu rất dễ nhàm chán, mất hứng thú học

3. Về khả năng tập trung, nếu cháu có mức tập trung thấp ( tôi không nói vấn đề về khả năng tập trung vì mỗi người có 1 mức khác nhau- có người tập trung được rất lâu nhưng có người lại xao lãng, độ tập trung thấp) vậy thời gian học với các bạn này cần co ngắn, đan xen các hoạt động vận động tinh và thô để trẻ có thể tăng được sự tập trung

4. Nên ngồi nói chuyện cùng trẻ, song tuyệt đối không nhắc đến thành tích học tập của trẻ mà chỉ tập trung vào môn gì con thấy hứng thú, tại sao con hứng thú? vậy con cố gắng tốt môn đó. Môn gì cháu gặp khó khăn? hãy cùng thảo luận với cháu xem xét vấn đề, nói các câu thông cảm:

Vd: Uh nhỉ, cái môn Toán này ngày xưa chú đi học cũng thấy khó ghê ấy, công nhận, thậm chí chú còn bị ăn trứng ngỗng.

Khi trẻ nhận thấy mình không phải là duy nhất, sẽ không thu mình nữa, trẻ giảm được áp lực, bé sẽ có ý thức nỗ lực hơn.

Sự học là sự lâu dài, duy trì niềm yêu thích học từ bên trong, tạo động lực từ bên trong mới là điều cần theo đuổi.

5. Với bạn này vốn thông minh, nên có thể đào sâu vấn đề hơn để tạo hứng thú cho con.

6. Các giai đoạn mà anh cần chú ý và càng cần thời gian như sau:

Biến ghét –> thành không ghét -> bình thường -> thích -> yêu thích -> tìm cách cả thiện để đạt kết quả -> nỗ lực đạt kết quả.

Anh thử nghiệm thay đổi góc nhìn, chuyển sang làm bạn, không giáo huấn nữa, tìm hiểu xem đằng sau vấn đề chán học của cháu hoặc thành tích kém là gì? Từ đó sẽ có các phương án thích hợp.

Chúc anh sẽ có kết quả tốt!

Trả lời

Chào anh, cảm ơn anh đã đặt câu hỏi

Trong độ tuổi tiểu học, có 1 bài trắc nghiệm về nhóm tính cách và các mức độ trong đó chỉ rõ có các nhóm tính cách khác nhau và giai đoạn này trẻ bộc lộ rõ dần. Đó là các đánh giá về mức độ xao lãng, tính thích nghi, sự tập trung, … và mỗi mục lại có các mức các thang khác nhau. Chị có thể hình dung là nó đi từ cao đến thấp, và không có ai giống ai cả.

Thực ra thì người lớn chúng ta cũng thế.

Vậy nên cần xem xem bạn nhỏđó có những phẩm chất nào. Xin nhấn mạnh với anh chị là không có nhóm tính cách nào xấu cả, cũng như không có nhóm tính cách nào chỉ có những ưu điểm mà không có hạn chế. Nhóm nào cũng đều có ưu có nhược hết.

Qua câu chuyện của anh tôi thấy anh có nói chỉ số thông minh của cháu cao vậy nên cần xem ét 1 số yếu tố:

1. Những đặc điểm nổi bật của cháu. (Có tới 8 trí loại hình trí thông minh của trẻ, nên anh cần quan sát xem cháu nổi bật điểm gì hơn nhưngx nhóm còn lại. Xin đừng so sánh cháu với bạn, mà so sánh chính các ưu nhược của chính cháu. Có trẻ không giỏi văn hoá nhưng rất giỏi thể dục thể thao, có trẻ lại rất giỏi âm nhạc hội hoạ, lại có trẻ rất rành về toán học, ngoại ngữ…)

2. Chương trình học đã đủ hấp dẫn với cháu chưa? Vì qua lời anh cháu rất thông minh, nên nếu chương trình không đủ hấp dẫn, cháu rất dễ nhàm chán, mất hứng thú học

3. Về khả năng tập trung, nếu cháu có mức tập trung thấp ( tôi không nói vấn đề về khả năng tập trung vì mỗi người có 1 mức khác nhau- có người tập trung được rất lâu nhưng có người lại xao lãng, độ tập trung thấp) vậy thời gian học với các bạn này cần co ngắn, đan xen các hoạt động vận động tinh và thô để trẻ có thể tăng được sự tập trung

4. Nên ngồi nói chuyện cùng trẻ, song tuyệt đối không nhắc đến thành tích học tập của trẻ mà chỉ tập trung vào môn gì con thấy hứng thú, tại sao con hứng thú? vậy con cố gắng tốt môn đó. Môn gì cháu gặp khó khăn? hãy cùng thảo luận với cháu xem xét vấn đề, nói các câu thông cảm:

Vd: Uh nhỉ, cái môn Toán này ngày xưa chú đi học cũng thấy khó ghê ấy, công nhận, thậm chí chú còn bị ăn trứng ngỗng.

Khi trẻ nhận thấy mình không phải là duy nhất, sẽ không thu mình nữa, trẻ giảm được áp lực, bé sẽ có ý thức nỗ lực hơn.

Sự học là sự lâu dài, duy trì niềm yêu thích học từ bên trong, tạo động lực từ bên trong mới là điều cần theo đuổi.

5. Với bạn này vốn thông minh, nên có thể đào sâu vấn đề hơn để tạo hứng thú cho con.

6. Các giai đoạn mà anh cần chú ý và càng cần thời gian như sau:

Biến ghét –> thành không ghét -> bình thường -> thích -> yêu thích -> tìm cách cả thiện để đạt kết quả -> nỗ lực đạt kết quả.

Anh thử nghiệm thay đổi góc nhìn, chuyển sang làm bạn, không giáo huấn nữa, tìm hiểu xem đằng sau vấn đề chán học của cháu hoặc thành tích kém là gì? Từ đó sẽ có các phương án thích hợp.

Chúc anh sẽ có kết quả tốt!