Tại sao chỉnh sửa gen người là vi phạm đạo đức?
Cho mình hỏi sao các nhà khoa học lại phản đối chỉnh sửa gen người vì lý do đạo đức nhỉ? Nếu vì rủi ro không lường trước hay phi tự nhiên thì chẳng phải trước đây nhiều thí nghiệm lần đầu tiên cũng thế sao? Ví dụ thụ tinh ống nghiệm, cấy ghép nội tạng v.v... những lần thực hiện đầu tiên đều chứa đựng rủi ro, đều phi tự nhiên, đều là cướp quyền của Chúa còn gì?
nhà khoa học về gen di truyền và sinh học phân tử
Việc chỉnh sủa gien vì sao nhiều nhà khoa học cho là vi phạm đạo đức, vì họ cho rằng chúng ta đang thay đổi mạng sống của một người, mà chưa chắc kết quả sẽ ra sao. Nếu cố bất cứ vấn đề gì, thì chúng ta đã hoàn toàn hủy hoại cuộc sống của một ai đó.
Bạn nói đúng, đã có rất nhiều nghiên cứu phải 'thực hiện rồi' lúc nó còn chưa chắc chắn, thì mới ra được kết quả như giờ. Có nhiều nhà nghiên cứu chán chờ đợi quá, đã tự nghiên cứu... trên chính mình. Như Barry Marshall, bác sĩ người Úc nổi tiếng vì nghiên cứu vết loét dạ dày. Ông biết vết loét có thể gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori, nhưng không ai thèm nghe ông cả. Mà ông lại không thí nghiệm trên người khác được, vì không được phép.
Bực quá, ông tự uống một đống H. pylori vào người, bị viêm loét dạ dày, xong... sử dụng kháng sinh, giết hết H. pylori trong người ông, và đã chữa được bệnh của mình. Ông đã phải sử dụng chính cơ thể của ông để chứng minh cho mọi người là ông đúng. Sau này, ông đã đoạt giải nobel cho nghiên cứu này. Vậy đó! Thực sự thì khoa học đã phát triển rất nhiều nhờ những sự nghiên cứu táo bạo này. Không chỉ vậy, mà nhiều người trong họ còn được vinh danh nữa chứ!
Nhưng con người không bao giờ thay đổi. Trước thời phục hưng, việc lôi xác con người ra làm thí nghiệm bị coi là vi phạm đạo đức nặng nề. Từ đó đến giờ chúng ta không thay đổi, vẫn luôn nghĩ đến có vi phạm đạo đức không. Và một lần nữa chúng ta lại đối mặt với một câu hỏi, lần này khó hơn bao giờ hết: có nên chỉnh sửa, biến đổi gien con người không?
Cái này rất khó, vì không có nhà khoa học nào có thể 'dễ dàng' tự lấy mình ra làm thí nghiệm được - phải sử dụng con người. Và khi chúng ta thay đổi gien trong tình huống này, là với những thai nhi, những 'người' mà không thể nào cho phép hay không được. Số phận của họ một phàn nào đó sẽ được định đoạt trước khi sinh.
Cái này đã gây nên tranh cãi rất lâu rồi. Chỉnh sửa gien để cải thiện con người (eugenics) đã chia rẽ rất nhiều nhà nghiên cứu, bác sĩ, và nói chung là con người trên toàn thế giới. Không nói về cách sửa đổi gien, chỉ nói đến nên hay không - sẽ luôn có sự ủng hộ, vì nếu chúng ta chỉnh đổi gien thì có thể tiêu diệt rất, rất nhiều bệnh. Những bệnh như bệnh down, (một số) tiểu đường, (một số) ung thư, vân vân đều có thể do đột biến gien gây ra. Nếu chúng ta chỉnh sửa gien, thì sẽ ít nhất là giảm cơ hội bị những bệnh này. Nhưng... đó là khi chúng ta loại bỏ tính chất xấu (hoặc kể cả cho rằng là thêm tính tốt đi, ví dụ tạo hệ miễn dịch tốt hơn). Nhưng còn những tính chất khác của con người? Mầu mắt, mầu tóc, mầu da... chiều cao, người đô con, mắt to, mũi nhọn, mặt v-line, người nhỏ nhắn, mắt sắc, mũi cao, mặt bầu... lúc đó cha mẹ sẽ thiết kế con của mình, mà người con đó hoàn toàn không có cơ hội quyết định có muốn hay không. Lỡ đứa con lớn lên và thấy cơ thể mình dị dạng? Đây, đây mới là mối lo vi phạm đạo đức lớn nhất. Đến đâu thì vẫn đang 'phòng ngừa cái xấu', và đến đâu là đùa giỡn với một mạng sống con người khác?
Từ trước đến giờ, cái gì vi phạm đạo đức đều là vì điều tương tự - chúng ta có quyền được làm vậy không? Và câu trả lời của nhiều người là - không, ít ra phải thử thật nhiều, thật nhiều, thật nhiều, và phải thật thật thật thận trọng.
Nhưng có một cái mà mình luôn luôn hỏi ngược lại những người này là - nếu đã có khả năng, thì liệu chúng ta có được quyền không làm không? Liệu việc làm được mà không làm có vi phạm đạo đức không?
Haha, câu trả lời của mình cũng có phần trả lời câu hỏi của bạn, nhưng có vẻ mình lại khơi ra nhiều câu hỏi khác hơn nữa. Nhưng mong là bạn hài lòng với câu trả lời này. Không thì cứ hỏi tiếp nhé! :)
Hung Viet Nguyen
Việc chỉnh sủa gien vì sao nhiều nhà khoa học cho là vi phạm đạo đức, vì họ cho rằng chúng ta đang thay đổi mạng sống của một người, mà chưa chắc kết quả sẽ ra sao. Nếu cố bất cứ vấn đề gì, thì chúng ta đã hoàn toàn hủy hoại cuộc sống của một ai đó.
Bạn nói đúng, đã có rất nhiều nghiên cứu phải 'thực hiện rồi' lúc nó còn chưa chắc chắn, thì mới ra được kết quả như giờ. Có nhiều nhà nghiên cứu chán chờ đợi quá, đã tự nghiên cứu... trên chính mình. Như Barry Marshall, bác sĩ người Úc nổi tiếng vì nghiên cứu vết loét dạ dày. Ông biết vết loét có thể gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori, nhưng không ai thèm nghe ông cả. Mà ông lại không thí nghiệm trên người khác được, vì không được phép.
Bực quá, ông tự uống một đống H. pylori vào người, bị viêm loét dạ dày, xong... sử dụng kháng sinh, giết hết H. pylori trong người ông, và đã chữa được bệnh của mình. Ông đã phải sử dụng chính cơ thể của ông để chứng minh cho mọi người là ông đúng. Sau này, ông đã đoạt giải nobel cho nghiên cứu này. Vậy đó! Thực sự thì khoa học đã phát triển rất nhiều nhờ những sự nghiên cứu táo bạo này. Không chỉ vậy, mà nhiều người trong họ còn được vinh danh nữa chứ!
Nhưng con người không bao giờ thay đổi. Trước thời phục hưng, việc lôi xác con người ra làm thí nghiệm bị coi là vi phạm đạo đức nặng nề. Từ đó đến giờ chúng ta không thay đổi, vẫn luôn nghĩ đến có vi phạm đạo đức không. Và một lần nữa chúng ta lại đối mặt với một câu hỏi, lần này khó hơn bao giờ hết: có nên chỉnh sửa, biến đổi gien con người không?
Cái này rất khó, vì không có nhà khoa học nào có thể 'dễ dàng' tự lấy mình ra làm thí nghiệm được - phải sử dụng con người. Và khi chúng ta thay đổi gien trong tình huống này, là với những thai nhi, những 'người' mà không thể nào cho phép hay không được. Số phận của họ một phàn nào đó sẽ được định đoạt trước khi sinh.
Cái này đã gây nên tranh cãi rất lâu rồi. Chỉnh sửa gien để cải thiện con người (eugenics) đã chia rẽ rất nhiều nhà nghiên cứu, bác sĩ, và nói chung là con người trên toàn thế giới. Không nói về cách sửa đổi gien, chỉ nói đến nên hay không - sẽ luôn có sự ủng hộ, vì nếu chúng ta chỉnh đổi gien thì có thể tiêu diệt rất, rất nhiều bệnh. Những bệnh như bệnh down, (một số) tiểu đường, (một số) ung thư, vân vân đều có thể do đột biến gien gây ra. Nếu chúng ta chỉnh sửa gien, thì sẽ ít nhất là giảm cơ hội bị những bệnh này. Nhưng... đó là khi chúng ta loại bỏ tính chất xấu (hoặc kể cả cho rằng là thêm tính tốt đi, ví dụ tạo hệ miễn dịch tốt hơn). Nhưng còn những tính chất khác của con người? Mầu mắt, mầu tóc, mầu da... chiều cao, người đô con, mắt to, mũi nhọn, mặt v-line, người nhỏ nhắn, mắt sắc, mũi cao, mặt bầu... lúc đó cha mẹ sẽ thiết kế con của mình, mà người con đó hoàn toàn không có cơ hội quyết định có muốn hay không. Lỡ đứa con lớn lên và thấy cơ thể mình dị dạng? Đây, đây mới là mối lo vi phạm đạo đức lớn nhất. Đến đâu thì vẫn đang 'phòng ngừa cái xấu', và đến đâu là đùa giỡn với một mạng sống con người khác?
Từ trước đến giờ, cái gì vi phạm đạo đức đều là vì điều tương tự - chúng ta có quyền được làm vậy không? Và câu trả lời của nhiều người là - không, ít ra phải thử thật nhiều, thật nhiều, thật nhiều, và phải thật thật thật thận trọng.
Nhưng có một cái mà mình luôn luôn hỏi ngược lại những người này là - nếu đã có khả năng, thì liệu chúng ta có được quyền không làm không? Liệu việc làm được mà không làm có vi phạm đạo đức không?
Haha, câu trả lời của mình cũng có phần trả lời câu hỏi của bạn, nhưng có vẻ mình lại khơi ra nhiều câu hỏi khác hơn nữa. Nhưng mong là bạn hài lòng với câu trả lời này. Không thì cứ hỏi tiếp nhé! :)