1. Một số nét tiêu biểu về văn hóa truyền thống Trung Quốc

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cái gọi là văn hoá truyền thống TQ là định hướng giá trị cơ bản, phương thức sinh hoạt cơ bản, phương thức tư duy cơ bản, phương thức tổ chức xã hội cơ bản và đặc sắc thẩm mỹ cơ bản mà dân tộc Trung Hoa mấy nghìn năm nay phát triển và kế thừa, trên cơ bản chưa bị gián đoạn. Xét về luân lý và chính trị học, là sự bổ sung lẫn nhau giữa nhà Nho với đạo Nho, là Tứ Thư. Xét về tư duy, triết học, đó là văn hoá Hán ngữ và chữ Hán, là Kinh Dịch, là sùng bái khái niệm và phán đoán trực quan. Xét về khu vực và kinh tế là văn hoá Hoàng Hà là chính, bổ sung cho văn hoá Sở, là văn hoá nông nghiệp. Xét về phương thức tổ chức xã hội là sự bổ sung cân bằng của chuyên chế phong kiến và tư tưởng dân bản. Xét về văn hoá dân gian là âm dương bát quái, huyết thống tông pháp, là món ăn TQ, Trung y, thuốc Bắc và sùng bái hỗn hợp đa thần, là trung hiếu tiết nghĩa tuyên truyền mạnh trong kịch hát truyền thống. Văn hoá truyền thống TQ đang trải qua thử thách rất lớn, đang xuất hiện một kiểu tái sinh, có thể nói là một kỳ tích. Sau Chiến tranh Thuốc phiện, do nỗi nhục mất nước, tình hình TQ không được sáng sủa. Một số nhà yêu nước tiên tri tiên giác áp dụng thái độ phê phán mạnh nhất nền văn hoá TQ. Lỗ Tấn bảo thanh niên chớ nên đọc sách TQ, đọc sách nước ngoài xong thì bạn trở nên tự cường, phấn đấu, đấu tranh; đọc sách TQ xong thì lòng bạn yên tĩnh, không cầu tiến, chỉ nhẫn nại. Lỗ Tấn là người phái tả. Phái hữu cũng vậy. Ngô Trĩ Huy (người Quốc dân đảng) bảo: Vứt hết sách cổ vào nhà vệ sinh. Một số người trẻ khác cũng đưa ra lắm khẩu hiệu rất mạnh, đặc biệt căm ghét chữ Hán, văn hoá TQ, cho rằng chữ Hán khó học. Tại sao TQ chuyên chế? Vì chữ Hán khó học, chỉ có một thiểu số tinh anh học được, nên họ mặc sức áp bức quần chúng. Tôi hồi trẻ cũng tin quan điểm đó. Đại học giả ngôn ngữ Lã Thúc Tương nói TQ có thực hành văn tự phiên âm thì mới thực hiện được dân chủ. Chủ tịch Mao tuy rất ghét sùng ngoại, nhưng lại ủng hộ cải cách chữ Hán, ông có một danh ngôn Lối thoát của chữ Hán là La tinh hoá. Tiền Huyền Đồng còn yêu cầu tất cả người TQ học tiếng Anh từ tiểu học, bỏ tiếng TQ. Hiện nay ngày càng nhiều người thấy văn hoá TQ rất có giá trị, không thể tiêu diệt nổi. Tuy có mặt lạc hậu, xơ cứng, thối nát, nhưng nó cũng có các mặt linh hoạt, mở, có thể hấp thu, thích ứng, tự điều tiết, giành được sức sống mới. Trong lịch sử rất hiếm một dân tộc cổ xưa và một nước lớn có thái độ như vậy đối với nền văn hoá của mình. Nếu thời Ngũ tứ không có các bậc tiên tri tiên giác phát ra những lời rung trời chuyển đất như vậy, thì sao có được TQ sau này? Chưa biết chừng ngày nay chúng ta vẫn dừng lại ở giai đoạn “Tử viết” “Thi vân”, bởi lẽ sức mạnh của nền văn hoá TQ quá lớn. Phong trào “Phá 4 cái cũ” hồi năm 1966 lại càng đả phá không có giới hạn văn hoá TQ cũ. Nhưng sau đại nạn đó, tình hình hiện nay là ngày càng nhiều người thấy văn hoá TQ rất có giá trị. Rất nhiều thứ ta nhầm tưởng là đúng thì nay lại không thế. Thí dụ chữ Hán, khó học một chút nhưng không phải đặc biệt khó mà cũng có quy luật. Văn tự phiên âm có hơn 20 chữ cái, nhiều nhất 30, mỗi chữ thay cho một âm, âm ấy chẳng có ý nghĩa gì. Thế mà chữ Hán thì bao hàm cả âm thanh, hình tượng, quan hệ logic, chứa một bức tranh đẹp. Nhất là sau khi giải quyết thành công việc đưa chữ Hán vào máy tính thì chẳng ai đòi tiêu diệt chữ Hán nữa. Hiện nay văn hoá TQ sống động trở lại, lại lên cơn sốt mới, thể hiện sức tái sinh, hoàn toàn có thể theo kịp bước tiến của hiện đại hoá, TCH đồng thời lại giữ được nét đặc sắc, tư cách, sức hấp dẫn, thể hiện niềm tin và tự hào của chúng ta đối với văn hoá TQ. Chữ Hán bản thân đại diện một phương pháp tư duy, khác nhiều với văn hoá phương Tây, đây là vấn đề rất phức tạp. Truyện ngắn Mắt của đêm tôi đăng báo năm 1979, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Các dịch giả đều gọi điện đến hỏi tôi: “Chữ mắt của ông là số nhiều hay số ít? Là eyehay eyes?” Tôi ngớ người ra, vì chữ “mắt’ trong truyện có 3 ý. Một là nhân cách hoá đêm, nên nó không có vấn đề số ít số nhiều. Hai là nhân vật chính trong truyện, tên là Trần Cảo; tôi không nói rõ anh ta chột mắt hoặc anh dũng hy sinh trong chiến đấu, nên dĩ nhiên là eyes rồi. Thứ ba, tôi viết trên công trường có một bóng đèn ánh sáng vàng vọt, đó là “single”. Cho nên mắt của đêm không thể chia thành eye hay eyes. Tôi giải thích thế họ chẳng hiểu, họ nói gì tôi cũng chẳng hiểu. Tôi cho rằng chữ mắt trong chữ Hán càng bản chất hơn một con mắt, hai con mắt. Chữ Hán của ta có một kiểu chủ nghĩa bản chất. Thí dụ nói con “bò”, đây là bản chất; sau đó đến sữa bò, bò sữa, bò con, bò đực, bò cái v.v…Nhưng trong tiếng Anh không có một chữ thống nhất như thế. Bò dùng cattle, nghĩa là đại gia súc, cũng có nghĩa là bò. Bò cái cow, bơ butter, bò con vealer, thịt bò beef; giữa các chữ ấy không có mối lệ thuộc nào. Người TQ rất coi trọng cái bản chất đó, thậm chí một, hai, ba trong tiếng TQ cũng được đặc biệt coi trọng. TQ vô cùng coi trọng một, cho rằng mọi sự vật trên thế giới đều phải có một gốc gác (bản nguyên) tập trung, không thể biến đổi cũng không thể lặp lại. Cho nên phế bỏ Hán ngữ thì sẽ rất lôi thôi, là một tai hoạ. Triết gia Vương Quốc Duy tự tử vì thấy văn hoá TQ sắp đi đứt. Chúng ta sống đến ngày nay nhìn thấy văn hoá TQ phát đạt, rực rỡ, đúng là rất may mắn. Văn hoá truyền thống còn bao gồm ẩm thực, đời sống, y dược, rất nhiều thứ trực quan, cảm thấy được. Thí dụ Trung y có đường đỏ tính nhiệt, đường trắng tính mát, đường phèn càng mát, càng khử hoả. Tôi thấy đây là một loại trực quan, không có căn cứ thực chứng, nhưng tôi thích nó. Khi sốt, tôi không uống nước pha đường đỏ mà pha đường phèn vào nước hoa cúc. Thật khác phương pháp của nước ngoài. Tín ngưỡng tôn giáo của TQ cũng rất đặc biệt. Một nước lớn thế mà không có tôn giáo thống nhất. Người TQ có thái độ rất linh hoạt đối với tôn giáo; tư duy của chúng ta chẳng giống bất cứ ai. Chúng ta nói “Lục hợp chi ngoại tồn nhi bất luận”. Lục hợp là không gian ba chiều, mỗi chiều là hai mặt tương đối, cho nên là lục hợp. Lục hợp chi ngoại tồn nhi bất luận tức là cái gì thuộc về tính sau chót thì ta không bàn luận song cũng không phản đối. Đó là đa thần luận linh hoạt lấy cái tôi là chính. Vua bếp canh bếp cho ta, thần cửa canh cửa, thần tài giúp ta kiếm tiền. Lỗ Tấn từng nói “Khổng Tử kính thần như thần tại”. Một câu nói quá thông minh. Không một tín đồ ngoan đạo nào trên thế giới có thể nói được lời như vậy. Nhưng ông cũng không tuyên truyền thuyết vô thần, chẳng nói tôn giáo là lừa bịp. Ông không p
Trả lời
Cái gọi là văn hoá truyền thống TQ là định hướng giá trị cơ bản, phương thức sinh hoạt cơ bản, phương thức tư duy cơ bản, phương thức tổ chức xã hội cơ bản và đặc sắc thẩm mỹ cơ bản mà dân tộc Trung Hoa mấy nghìn năm nay phát triển và kế thừa, trên cơ bản chưa bị gián đoạn. Xét về luân lý và chính trị học, là sự bổ sung lẫn nhau giữa nhà Nho với đạo Nho, là Tứ Thư. Xét về tư duy, triết học, đó là văn hoá Hán ngữ và chữ Hán, là Kinh Dịch, là sùng bái khái niệm và phán đoán trực quan. Xét về khu vực và kinh tế là văn hoá Hoàng Hà là chính, bổ sung cho văn hoá Sở, là văn hoá nông nghiệp. Xét về phương thức tổ chức xã hội là sự bổ sung cân bằng của chuyên chế phong kiến và tư tưởng dân bản. Xét về văn hoá dân gian là âm dương bát quái, huyết thống tông pháp, là món ăn TQ, Trung y, thuốc Bắc và sùng bái hỗn hợp đa thần, là trung hiếu tiết nghĩa tuyên truyền mạnh trong kịch hát truyền thống. Văn hoá truyền thống TQ đang trải qua thử thách rất lớn, đang xuất hiện một kiểu tái sinh, có thể nói là một kỳ tích. Sau Chiến tranh Thuốc phiện, do nỗi nhục mất nước, tình hình TQ không được sáng sủa. Một số nhà yêu nước tiên tri tiên giác áp dụng thái độ phê phán mạnh nhất nền văn hoá TQ. Lỗ Tấn bảo thanh niên chớ nên đọc sách TQ, đọc sách nước ngoài xong thì bạn trở nên tự cường, phấn đấu, đấu tranh; đọc sách TQ xong thì lòng bạn yên tĩnh, không cầu tiến, chỉ nhẫn nại. Lỗ Tấn là người phái tả. Phái hữu cũng vậy. Ngô Trĩ Huy (người Quốc dân đảng) bảo: Vứt hết sách cổ vào nhà vệ sinh. Một số người trẻ khác cũng đưa ra lắm khẩu hiệu rất mạnh, đặc biệt căm ghét chữ Hán, văn hoá TQ, cho rằng chữ Hán khó học. Tại sao TQ chuyên chế? Vì chữ Hán khó học, chỉ có một thiểu số tinh anh học được, nên họ mặc sức áp bức quần chúng. Tôi hồi trẻ cũng tin quan điểm đó. Đại học giả ngôn ngữ Lã Thúc Tương nói TQ có thực hành văn tự phiên âm thì mới thực hiện được dân chủ. Chủ tịch Mao tuy rất ghét sùng ngoại, nhưng lại ủng hộ cải cách chữ Hán, ông có một danh ngôn Lối thoát của chữ Hán là La tinh hoá. Tiền Huyền Đồng còn yêu cầu tất cả người TQ học tiếng Anh từ tiểu học, bỏ tiếng TQ. Hiện nay ngày càng nhiều người thấy văn hoá TQ rất có giá trị, không thể tiêu diệt nổi. Tuy có mặt lạc hậu, xơ cứng, thối nát, nhưng nó cũng có các mặt linh hoạt, mở, có thể hấp thu, thích ứng, tự điều tiết, giành được sức sống mới. Trong lịch sử rất hiếm một dân tộc cổ xưa và một nước lớn có thái độ như vậy đối với nền văn hoá của mình. Nếu thời Ngũ tứ không có các bậc tiên tri tiên giác phát ra những lời rung trời chuyển đất như vậy, thì sao có được TQ sau này? Chưa biết chừng ngày nay chúng ta vẫn dừng lại ở giai đoạn “Tử viết” “Thi vân”, bởi lẽ sức mạnh của nền văn hoá TQ quá lớn. Phong trào “Phá 4 cái cũ” hồi năm 1966 lại càng đả phá không có giới hạn văn hoá TQ cũ. Nhưng sau đại nạn đó, tình hình hiện nay là ngày càng nhiều người thấy văn hoá TQ rất có giá trị. Rất nhiều thứ ta nhầm tưởng là đúng thì nay lại không thế. Thí dụ chữ Hán, khó học một chút nhưng không phải đặc biệt khó mà cũng có quy luật. Văn tự phiên âm có hơn 20 chữ cái, nhiều nhất 30, mỗi chữ thay cho một âm, âm ấy chẳng có ý nghĩa gì. Thế mà chữ Hán thì bao hàm cả âm thanh, hình tượng, quan hệ logic, chứa một bức tranh đẹp. Nhất là sau khi giải quyết thành công việc đưa chữ Hán vào máy tính thì chẳng ai đòi tiêu diệt chữ Hán nữa. Hiện nay văn hoá TQ sống động trở lại, lại lên cơn sốt mới, thể hiện sức tái sinh, hoàn toàn có thể theo kịp bước tiến của hiện đại hoá, TCH đồng thời lại giữ được nét đặc sắc, tư cách, sức hấp dẫn, thể hiện niềm tin và tự hào của chúng ta đối với văn hoá TQ. Chữ Hán bản thân đại diện một phương pháp tư duy, khác nhiều với văn hoá phương Tây, đây là vấn đề rất phức tạp. Truyện ngắn Mắt của đêm tôi đăng báo năm 1979, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Các dịch giả đều gọi điện đến hỏi tôi: “Chữ mắt của ông là số nhiều hay số ít? Là eyehay eyes?” Tôi ngớ người ra, vì chữ “mắt’ trong truyện có 3 ý. Một là nhân cách hoá đêm, nên nó không có vấn đề số ít số nhiều. Hai là nhân vật chính trong truyện, tên là Trần Cảo; tôi không nói rõ anh ta chột mắt hoặc anh dũng hy sinh trong chiến đấu, nên dĩ nhiên là eyes rồi. Thứ ba, tôi viết trên công trường có một bóng đèn ánh sáng vàng vọt, đó là “single”. Cho nên mắt của đêm không thể chia thành eye hay eyes. Tôi giải thích thế họ chẳng hiểu, họ nói gì tôi cũng chẳng hiểu. Tôi cho rằng chữ mắt trong chữ Hán càng bản chất hơn một con mắt, hai con mắt. Chữ Hán của ta có một kiểu chủ nghĩa bản chất. Thí dụ nói con “bò”, đây là bản chất; sau đó đến sữa bò, bò sữa, bò con, bò đực, bò cái v.v…Nhưng trong tiếng Anh không có một chữ thống nhất như thế. Bò dùng cattle, nghĩa là đại gia súc, cũng có nghĩa là bò. Bò cái cow, bơ butter, bò con vealer, thịt bò beef; giữa các chữ ấy không có mối lệ thuộc nào. Người TQ rất coi trọng cái bản chất đó, thậm chí một, hai, ba trong tiếng TQ cũng được đặc biệt coi trọng. TQ vô cùng coi trọng một, cho rằng mọi sự vật trên thế giới đều phải có một gốc gác (bản nguyên) tập trung, không thể biến đổi cũng không thể lặp lại. Cho nên phế bỏ Hán ngữ thì sẽ rất lôi thôi, là một tai hoạ. Triết gia Vương Quốc Duy tự tử vì thấy văn hoá TQ sắp đi đứt. Chúng ta sống đến ngày nay nhìn thấy văn hoá TQ phát đạt, rực rỡ, đúng là rất may mắn. Văn hoá truyền thống còn bao gồm ẩm thực, đời sống, y dược, rất nhiều thứ trực quan, cảm thấy được. Thí dụ Trung y có đường đỏ tính nhiệt, đường trắng tính mát, đường phèn càng mát, càng khử hoả. Tôi thấy đây là một loại trực quan, không có căn cứ thực chứng, nhưng tôi thích nó. Khi sốt, tôi không uống nước pha đường đỏ mà pha đường phèn vào nước hoa cúc. Thật khác phương pháp của nước ngoài. Tín ngưỡng tôn giáo của TQ cũng rất đặc biệt. Một nước lớn thế mà không có tôn giáo thống nhất. Người TQ có thái độ rất linh hoạt đối với tôn giáo; tư duy của chúng ta chẳng giống bất cứ ai. Chúng ta nói “Lục hợp chi ngoại tồn nhi bất luận”. Lục hợp là không gian ba chiều, mỗi chiều là hai mặt tương đối, cho nên là lục hợp. Lục hợp chi ngoại tồn nhi bất luận tức là cái gì thuộc về tính sau chót thì ta không bàn luận song cũng không phản đối. Đó là đa thần luận linh hoạt lấy cái tôi là chính. Vua bếp canh bếp cho ta, thần cửa canh cửa, thần tài giúp ta kiếm tiền. Lỗ Tấn từng nói “Khổng Tử kính thần như thần tại”. Một câu nói quá thông minh. Không một tín đồ ngoan đạo nào trên thế giới có thể nói được lời như vậy. Nhưng ông cũng không tuyên truyền thuyết vô thần, chẳng nói tôn giáo là lừa bịp. Ông không p