30 tuổi có phải là trễ để bắt đầu lại sự nghiệp không?

  1. Hướng nghiệp

Mình năm nay 29 tuổi và mất định hướng tương lai quá. Nên thời gian này mình có suy nghĩ muốn bắt đầu lại từ đầu nhưng thực sự ngại vấn đề tuổi tác quá, chưa sẵn sàng đương đầu với thách thức như hồi 20:(

https://cdn.noron.vn/2022/06/01/3765299306383568-1654066028.png
Từ khóa: 

sự nghiệp

,

hướng nghiệp

Ở tuổi 30, nhiều người cảm thấy chưa hài lòng với công việc hiện tại nhưng đa phần họ đều mang tư tưởng ngại thay đổi. Bởi đây là độ tuổi không còn quá trẻ để bay nhảy và sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách. Nhiều người vẫn phải đối đầu với bâng khuâng liệu chấp nhận với thực tại hay bắt đầu lại mới là lựa chọn đúng đắn ? Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, hãy dùng theo dõi chia sẻ dưới đây nhé.

https://cdn.noron.vn/2022/01/05/oip-1641345643.jpg

Tuổi 30 – bước ngoặt mới của đời người

Tuổi 30 đánh dấu cho bước ngoặt mới của đời người. Đây là độ tuổi con người trở nên chín chắn và ra sức tự lập hơn bao giờ hết.

Nếu ở độ tuổi 20, chúng ta vẫn còn mơ mộng và suy nghĩ chưa thực tế. Khi đến tuổi “băm”, con người dần trở nên trưởng thành và có mong muốn được ổn định trong công việc và tình cảm. Nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu sự nghiệp vững chắc ở độ tuổi này. Nhất là khi tuổi tác trở thành rào cản ngăn bước tiến của bạn. Bởi nhiều doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên ứng viên trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết. Đối với độ tuổi lớn hơn, nhiều doanh nghiệp yêu cầu cao về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn. Nếu bạn chưa đủ năng lực phù hợp với yêu cầu của công ty sẽ là thách thức lớn trên con đường phát triển. Chính vì điều đó, nhiều người muốn tìm hướng đi mới nhưng ngại thay đổi. Họ dần rơi vào trạng thái tiến thoái lưỡng nan khi quá chán với công việc hiện tại nhưng không dám rời đi. Nếu chấp nhận thực tại, bạn chỉ mãi dậm chân tại chỗ và tương lai sáng lạng là ước mơ ngoài tầm với. Liệu bạn có thể tiếp tục mãi với công việc nhàm chán ?

  • Câu trả lời là “Không !”

Bởi bạn sẽ không đủ kiên nhẫn duy trì công việc không yêu thích trong thời gian dài. Tình trạng đó sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn chỉ làm việc đối phó. Chúng ta đều biết sự đào thải trong doanh nghiệp luôn diễn ra thường xuyên, bạn chẳng thể mãi tồn tại nếu không biết phấn đấu tiến lên. Đọc đến đây, nếu bạn đang thấy hình ảnh mình trong đó hãy dừng lại suy nghĩ tiêu cực ngay. Tuổi 30 không phải là kết thúc. Nó chỉ là bước chuyển mình trong một giai đoạn của cuộc đời bạn. Hành động hôm nay sẽ phản ánh tương lai mai sau của bạn. Nếu không muốn sự nghiệp dần rơi vào hố đen không lối thoát, hãy dừng suy nghĩ lo sợ và tích cực hành động ngay từ hôm nay.

  • Không bao giờ quá trễ để bắt đầu lại

Trên thực tế, không ít những tên tuổi nổi tiếng chỉ thực sự chạm tay đến vinh quang khi ngoài hàng “ băm”. Chúng ta có thể thấy ông Ray Kroc chủ thương hiệu thức ăn nhanh đình đám McDonald’s chỉ thực sự giàu lên khi đã 52 tuổi. Hay sự nghiệp của Sam Walton – cha đẻ của chuỗi siêu thị Wal-mart chỉ thực sự bùng nổ khi ông bước sang tuổi 44.

Minh chứng trên cho thấy “Không bao giờ quá trễ để bắt đầu”. Bởi thành công không giới hạn độ tuổi, chỉ có lòng “e ngại” là rào cản bước tiến của bạn.

Nếu bạn hoàn thành chương trình đại học ở tuổi 23, tức là bạn đã tiêu tốn gần 7 năm tìm hướng phát triển. Khoảng thời gian đó là quá trình trải nghiệm thực tế giúp bạn trưởng thành hơn trong giao tiếp. Bước sang tuổi 30, bạn hoàn toàn có thể định hướng lại sự nghiệp của mình. Chỉ cần ngọn lửa đam mê kia chưa dập tắt, bắt đầu sớm hay muộn cũng chỉ là vấn đề về mặt thời gian. Tuy nhiên, phải nhìn thẳng vào thực tế rằng độ tuổi này không còn quá trẻ để làm việc tùy hứng nữa. Để có những bước tiến vững chắc, chúng ta cần lập ra kế hoạch cho từng bước đi của mình.

Đam mê của bạn là gì?

https://cdn.noron.vn/2022/01/05/hay-cu-theo-duoi-dam-me-thanh-cong-se-theo-duoi-ban-1641345613.jpg

Trước tiên, tôi muốn biết bạn thích làm gì. Bởi khi làm vì yêu thích, bạn mới sẵn sàng lăn xả và nghiêm túc dành thời gian để tìm tòi học hỏi. Chỉ khi thực hiện đam mê, bạn mới nỗ lực hết mình đạt đến kết quả mong muốn.

Tôi đã từng chán chường với công việc gọi hàng ngàn cuộc điện thoại tư vấn cho khách hàng. Hàng ngày, tôi luôn túc trực nhìn đồng hồ điểm đúng giờ để về. Khi nhận được lệnh tăng ca, cảm giác bực tức và muốn nghỉ việc cứ luôn tràn về trong suy nghĩ. Quả thật, tôi đã phải nghỉ việc sau một năm gắn bó với nghề.

Nếu ai đã từng rơi vào hoàn cảnh như tôi sẽ hiểu cảm giác đó. Bởi thế, hãy xác định công việc mong muốn của bạn là gì trước khi bắt đầu. Đây là công việc đầu tiên nhưng mang tính tiên quyết cho thành công của bạn sau này.

Lên kế hoạch cho sự nghiệp

Như đã chia sẻ, cái tuổi “băm” không quá trễ để làm lại nhưng không còn nhỏ cho những suy nghĩ bồng bột của tuổi trẻ. Bởi mỗi sai lầm đều phải trả cái giá nhất định. Hãy đi từng bước chậm mà chắc bằng cách lên kế hoạch cho từng bước đi của bạn. Để trở thành nhân viên sáng giá trong mắt sếp, ngoài sự chăm chỉ và không ngừng nỗ lực làm việc, bạn cần phải thường xuyên trau dồi năng lực làm việc của mình. Bởi khả năng cân việc là thước đo thành tích mà mọi doanh nghiệp đều chú trọng. Nếu bạn từ kế toán viên muốn thăng tiến lên vị trí kế toán tổng hợp, hãy trau dồi thêm nghiệp vụ của kế toán tổng hợp. Bạn chẳng thể ngồi một chỗ nhìn và không ngừng suy nghĩ về vị trí mong muốn, thành công sẽ chẳng gõ cửa với người không chịu phấn đấu. Muốn ở vị trí nào, bạn hãy lên kế hoạch nâng cấp mình trở thành người có thể “cân” việc nơi đó. Bằng cách xác định mục tiêu và lên kế hoạch cho bước phát triển của mình, tôi tin con đường thành công sẽ không còn là mơ ước với mỗi người.

Chúng ta thừa biết, để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn chẳng có cách nào khác ngoài việc nỗ lực phấn đấu trong sự nghiệp. Đừng để tương lai mãi là chuỗi ngày dài lặp đi lặp lại của hiện tại. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho những ai đang e ngại tuổi tác sẽ vực dậy tìm được lối thoát cho sự nghiệp của mình.

Trả lời

Ở tuổi 30, nhiều người cảm thấy chưa hài lòng với công việc hiện tại nhưng đa phần họ đều mang tư tưởng ngại thay đổi. Bởi đây là độ tuổi không còn quá trẻ để bay nhảy và sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách. Nhiều người vẫn phải đối đầu với bâng khuâng liệu chấp nhận với thực tại hay bắt đầu lại mới là lựa chọn đúng đắn ? Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, hãy dùng theo dõi chia sẻ dưới đây nhé.

https://cdn.noron.vn/2022/01/05/oip-1641345643.jpg

Tuổi 30 – bước ngoặt mới của đời người

Tuổi 30 đánh dấu cho bước ngoặt mới của đời người. Đây là độ tuổi con người trở nên chín chắn và ra sức tự lập hơn bao giờ hết.

Nếu ở độ tuổi 20, chúng ta vẫn còn mơ mộng và suy nghĩ chưa thực tế. Khi đến tuổi “băm”, con người dần trở nên trưởng thành và có mong muốn được ổn định trong công việc và tình cảm. Nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu sự nghiệp vững chắc ở độ tuổi này. Nhất là khi tuổi tác trở thành rào cản ngăn bước tiến của bạn. Bởi nhiều doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên ứng viên trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết. Đối với độ tuổi lớn hơn, nhiều doanh nghiệp yêu cầu cao về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn. Nếu bạn chưa đủ năng lực phù hợp với yêu cầu của công ty sẽ là thách thức lớn trên con đường phát triển. Chính vì điều đó, nhiều người muốn tìm hướng đi mới nhưng ngại thay đổi. Họ dần rơi vào trạng thái tiến thoái lưỡng nan khi quá chán với công việc hiện tại nhưng không dám rời đi. Nếu chấp nhận thực tại, bạn chỉ mãi dậm chân tại chỗ và tương lai sáng lạng là ước mơ ngoài tầm với. Liệu bạn có thể tiếp tục mãi với công việc nhàm chán ?

  • Câu trả lời là “Không !”

Bởi bạn sẽ không đủ kiên nhẫn duy trì công việc không yêu thích trong thời gian dài. Tình trạng đó sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn chỉ làm việc đối phó. Chúng ta đều biết sự đào thải trong doanh nghiệp luôn diễn ra thường xuyên, bạn chẳng thể mãi tồn tại nếu không biết phấn đấu tiến lên. Đọc đến đây, nếu bạn đang thấy hình ảnh mình trong đó hãy dừng lại suy nghĩ tiêu cực ngay. Tuổi 30 không phải là kết thúc. Nó chỉ là bước chuyển mình trong một giai đoạn của cuộc đời bạn. Hành động hôm nay sẽ phản ánh tương lai mai sau của bạn. Nếu không muốn sự nghiệp dần rơi vào hố đen không lối thoát, hãy dừng suy nghĩ lo sợ và tích cực hành động ngay từ hôm nay.

  • Không bao giờ quá trễ để bắt đầu lại

Trên thực tế, không ít những tên tuổi nổi tiếng chỉ thực sự chạm tay đến vinh quang khi ngoài hàng “ băm”. Chúng ta có thể thấy ông Ray Kroc chủ thương hiệu thức ăn nhanh đình đám McDonald’s chỉ thực sự giàu lên khi đã 52 tuổi. Hay sự nghiệp của Sam Walton – cha đẻ của chuỗi siêu thị Wal-mart chỉ thực sự bùng nổ khi ông bước sang tuổi 44.

Minh chứng trên cho thấy “Không bao giờ quá trễ để bắt đầu”. Bởi thành công không giới hạn độ tuổi, chỉ có lòng “e ngại” là rào cản bước tiến của bạn.

Nếu bạn hoàn thành chương trình đại học ở tuổi 23, tức là bạn đã tiêu tốn gần 7 năm tìm hướng phát triển. Khoảng thời gian đó là quá trình trải nghiệm thực tế giúp bạn trưởng thành hơn trong giao tiếp. Bước sang tuổi 30, bạn hoàn toàn có thể định hướng lại sự nghiệp của mình. Chỉ cần ngọn lửa đam mê kia chưa dập tắt, bắt đầu sớm hay muộn cũng chỉ là vấn đề về mặt thời gian. Tuy nhiên, phải nhìn thẳng vào thực tế rằng độ tuổi này không còn quá trẻ để làm việc tùy hứng nữa. Để có những bước tiến vững chắc, chúng ta cần lập ra kế hoạch cho từng bước đi của mình.

Đam mê của bạn là gì?

https://cdn.noron.vn/2022/01/05/hay-cu-theo-duoi-dam-me-thanh-cong-se-theo-duoi-ban-1641345613.jpg

Trước tiên, tôi muốn biết bạn thích làm gì. Bởi khi làm vì yêu thích, bạn mới sẵn sàng lăn xả và nghiêm túc dành thời gian để tìm tòi học hỏi. Chỉ khi thực hiện đam mê, bạn mới nỗ lực hết mình đạt đến kết quả mong muốn.

Tôi đã từng chán chường với công việc gọi hàng ngàn cuộc điện thoại tư vấn cho khách hàng. Hàng ngày, tôi luôn túc trực nhìn đồng hồ điểm đúng giờ để về. Khi nhận được lệnh tăng ca, cảm giác bực tức và muốn nghỉ việc cứ luôn tràn về trong suy nghĩ. Quả thật, tôi đã phải nghỉ việc sau một năm gắn bó với nghề.

Nếu ai đã từng rơi vào hoàn cảnh như tôi sẽ hiểu cảm giác đó. Bởi thế, hãy xác định công việc mong muốn của bạn là gì trước khi bắt đầu. Đây là công việc đầu tiên nhưng mang tính tiên quyết cho thành công của bạn sau này.

Lên kế hoạch cho sự nghiệp

Như đã chia sẻ, cái tuổi “băm” không quá trễ để làm lại nhưng không còn nhỏ cho những suy nghĩ bồng bột của tuổi trẻ. Bởi mỗi sai lầm đều phải trả cái giá nhất định. Hãy đi từng bước chậm mà chắc bằng cách lên kế hoạch cho từng bước đi của bạn. Để trở thành nhân viên sáng giá trong mắt sếp, ngoài sự chăm chỉ và không ngừng nỗ lực làm việc, bạn cần phải thường xuyên trau dồi năng lực làm việc của mình. Bởi khả năng cân việc là thước đo thành tích mà mọi doanh nghiệp đều chú trọng. Nếu bạn từ kế toán viên muốn thăng tiến lên vị trí kế toán tổng hợp, hãy trau dồi thêm nghiệp vụ của kế toán tổng hợp. Bạn chẳng thể ngồi một chỗ nhìn và không ngừng suy nghĩ về vị trí mong muốn, thành công sẽ chẳng gõ cửa với người không chịu phấn đấu. Muốn ở vị trí nào, bạn hãy lên kế hoạch nâng cấp mình trở thành người có thể “cân” việc nơi đó. Bằng cách xác định mục tiêu và lên kế hoạch cho bước phát triển của mình, tôi tin con đường thành công sẽ không còn là mơ ước với mỗi người.

Chúng ta thừa biết, để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn chẳng có cách nào khác ngoài việc nỗ lực phấn đấu trong sự nghiệp. Đừng để tương lai mãi là chuỗi ngày dài lặp đi lặp lại của hiện tại. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho những ai đang e ngại tuổi tác sẽ vực dậy tìm được lối thoát cho sự nghiệp của mình.

Đôi khi mình tự hỏi nếu không làm việc hiện tại thì mình sẽ là ai. Bước vào ngưỡng cửa 30 tuổi khiến người ta dần hướng đến sự ổn định và ngại thay đổi, ngoài áp lực từ bản thân còn có trách nhiệm từ nhiều phía như gia đình, con cái... câu trả lời có lẽ bạn cũng tự có, đó là không bao giờ quá muộn để bắt đầu làm gì đó. Những thứ khiến bạn do dự có lẽ là những áp lực và trách nhiệm kia, hoặc giả bạn nghĩ đến trường hợp tệ nhất có thể xảy ra và ngần ngại bởi cái giá của sự đánh đổi này khá đắt chăng?  Mình thì chỉ nghĩ được rằng, thay vì một sự thay đổi tức khắc, hãy từ từ chậm rãi bước từng bước ngắn. Một lúc nào đó ngoảnh lại bạn có thể thấy chà mình đã đi được khá xa rồi, và hành trình của bạn cũng đã bắt đầu từ bao giờ chẳng rõ :>

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu

Mình startup ở tuổi 37, hơi muộn 1 chút so với lý thuyết khởi nghiệp nhưng nó cũng giúp mình đi nhanh và an toàn hơn rất nhiều. Muộn nó có cái hay của muộn.

Nhân viên của mình có người sinh năm 2000, có người sinh năm 1996 nhưng mới chuyển ngành sang. Mình vẫn đánh giá người 1996 có một chút lợi thế, dù nhỏ thôi, đó chính là sự ổn định, chắc chắn, cam kết dài lâu hơn.

Mình luôn tin vào câu nói: cuộc sống này luôn đủ thời gian để mọi người sống thật ý nghĩa.

Khởi đầu mới có nghĩa là phải từ bỏ một số thứ

Chiếc xe khi vào khúc cua, muốn an toàn thì phải giảm tốc. Bạn đang ở một đỉnh cao, muốn hướng tới 1 đỉnh cao mới thì phải chấp nhận xuống núi rồi mới leo lên trên một ngọn núi khác.

Không dễ, thậm chí là không thể có được thành công mới nếu không bỏ bớt những gánh nặng. Hãy chấp nhận sự thật rằng, bạn sẽ mất một số thứ, để hướng tới những điều lớn lao hơn.

https://cdn.noron.vn/2022/05/24/88613196704971726-1653377971.jpg

Để có 1 hành trình mới xa và dài hơn, bạn phải bỏ bớt hành lý lại. Không thể cứ mãi nhặt nhạnh vun vén. Chặn đường mới cần kỹ năng mới, kiến thức mới, quan hệ mới, nền tảng mới. Mình rất thích cảm giác làm rỗng bản thân. Nó giúp mình cảm nhận lại sự nhẹ nhàng.

Tích lũy đủ tiền và quyết tâm

Hãy tin chắc rằng bạn có đủ tiền để sống trong 6 tháng đến 1 năm. Nếu lâu hơn được thì càng tốt.

Hãy chuẩn bị tâm lý, và quyết tâm để đương đầu với những thử thách mới, bằng cách trả lời câu hỏi: tại sao bạn muốn thay đổi, bạn cần thay đổi, bạn phải thay đổi. Câu hỏi WHY là câu hỏi truyền động lực. Mọi thay đổi đều sẽ rất khó khăn. Không có thành công nào tới dễ dàng.

Với mình đây là 2 sự chuẩn bị quan trọng nhất. Với người khác bạn có thể cần phải chuẩn bị kỹ hơn.

Nên tham vấn kỹ càng, nhưng quyết định theo ý kiến cá nhân

Bạn đã có tuổi nên mọi sự thay đổi đều phải thận trọng. Để tăng xác xuất đúng, bạn hãy tham vấn nhiều người nhất có thể. Không nên quyết định vội vàng.

Trên Shop Noron có 1 số khóa tư vấn về hướng nghiệp và phát triển bản thân của các chuyên gia. Bạn có thể tham khảo thử, mình nghĩ sẽ rất bổ ích đấy!

Chào bạn, mình gửi bạn bài này từ Cấy Nền Radio để bạn tham khảo nhé:

Cá nhân mình cho rằng bản thân chúng ta nghĩ ra sao thì con người chúng ta thành ra như vậy. Có thể tuổi 20 hơn tuổi 30 ở sự xông pha, nhiệt tình. Nhưng tuổi 30 lại hơn ở chỗ con người ta biết suy xét trước khi hành động và có trách nhiệm với hành động ấy.

Nếu đang khát mà đợi cốc nước đầy mới uống, thì chúng ta lại quay về với việc đợi chờ vậy. Đợi chờ đến khi nào thì mình không biết, vì cũng có thể mưa xuống làm nước đầy mà cũng có thể nước sẽ bay hơi hết.

https://cdn.noron.vn/2022/05/26/88613196704979210-1653530693.jpgảnh: internet

Chào bạn,

Mình là Quỳnh Đỗ. Mọi người thường biết đến mình với tên gọi The Introvert Writer. Cuối năm 2020, lúc đó mình tròn 30 tuổi. Mình đã quyết định bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để làm lại mọi thứ từ đầu. Bởi vậy, vừa đọc câu hỏi của bạn mình như thấy bản thân 2 năm trước. Mình quyết định viết vài dòng chia sẻ câu chuyện của mình gửi đến bạn.

Trước khi bắt đầu lại với blog và viết lách, mình đã có nhiều năm đi làm full time trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, vì hai vợ chồng tự lập nuôi hai con nhỏ gặp nhiều khó khăn và công việc không phù hợp với những giá trị của bản thân, mình quyết định nghỉ việc. Khi nghỉ việc, mình cũng chỉ nghĩ đến làm việc part time để có thêm thu nhập và có thời gian cho con.

Đầu tiên, mình làm customer service cho một bên sản xuất mũ chống giọt bắn. Cùng với đó là tham gia viết bài SEO cho một bên chuyên review sản phẩm Amazon. Vì nhận thấy có những vấn đề không phù hợp, mình đã kết thúc hai công việc này chỉ sau một tháng.

Đến lúc này, mình thực sự ngồi lại để suy nghĩ nghiêm túc hơn về nghề nghiệp. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, mình đã quyết định dấn thân vào hành trình xây dựng sự nghiệp tự do mà bản thân luôn ao ước. Cũng không phải là việc khởi nghiệp đao to búa lớn gì. Chỉ đơn giản là được làm công việc mình yêu thích, chia sẻ giá trị với mọi người và có một khoản thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Lúc đó, hành trang của mình không có gì ngoài TÌNH YÊU, TINH THẦN HỌC HỎI và SỰ KIÊN TRÌ.

Thế là, mình đầu tư học hỏi, kiên trì làm việc, không ngừng áp dụng những gì đã học để phát triển The Introvert Writer. Dù không phải là đã có được thành tựu gì quá nổi bật để người khác trầm trồ, nhưng hiện tại, mình đã tạo được sản phẩm, dịch vụ của riêng mình và bắt đầu có thu nhập tương đương khi đi làm full time. Quan trọng hơn, mình được làm công việc yêu thích mỗi ngày, có thời gian cho gia đình, con cái, tạo được nhiều mối quan hệ chất lượng và sống cuộc đời ý nghĩa hơn trước kia.

Mình nghĩ rằng, một người phụ nữ bình thường có hai con nhỏ như mình có thể bước ra khỏi vùng an toàn và làm được như vậy ở tuổi 30 thì không có lý gì mà tất cả mọi người lại không làm được. Tuổi tác chưa bao giờ và không nên là lý do để bạn trì hoãn thực hiện những điều thực sự quan trọng với chính mình.

Hôm nay, nếu có thể, bạn hãy dành thời gian ngồi lại với chính mình và hỏi bản thân một câu duy nhất: "Nếu bạn chỉ còn một ngày được sống trên Trái Đất này (hoặc bớt đáng sợ hơn: nếu bạn có rất nhiều tiền mà không phải lo nghĩ về bất kỳ điều gì), bạn sẽ làm gì?"

Và rồi, hãy để bản thân dẫn lối cho mình nhé!

Chúc bạn tìm thấy câu trả lời phù hợp cho con đường phía trước!

P/S: Mình có một dịch vụ tư vấn 1:1 hoàn toàn miễn phí, nếu bạn quan tâm, bạn có thể tham khảo trải nghiệm của các bạn đã sử dụng dịch vụ và đặt lịch hẹn tại đây nhé. Chúng ta có thể nói chuyện và trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.

Trong làng Nho học Đại Việt có cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 nhưng năm 1535 tức là năm 44 tuổi mới lều chõng khởi nghiệp tại trường thi và trúng ngay vé Trạng Nguyên, từ đó đặt chân vào quan trường và trở thành 1 trong những nhân vật có ảnh hưởng về chính trị và văn học của nước nhà. Xét ra khởi nghiệp năm 29 tuổi vẫn là sớm hơn cụ Trình 15 tuổi

Harland Sanders - ông củ KFC khởi nghiệp ở tuổi 65. Bạn mới 30, còn trẻ thì ngại gì.

Mình nghĩ là câu hỏi này sẽ rất khó có được câu trả lời thỏa đáng vì đứng ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có câu trả lời khác nhau.

Nếu một người đứng ở góc độ động viên thì câu nói muôn thuở: "Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu". Nhưng nếu bạn bắt đầu lại thì những rủi ro của việc đó chỉ mình bạn phải chịu thôi.

Nếu một người có tư duy ngại thay đổi thì dĩ nhiên họ sẽ tìm đủ mọi lý do để khuyên bạn đừng thay đổi vì thay đổi tất yếu sẽ dẫn đến sự xáo trộn ngay tức khắc. Nhưng nếu không thay đổi thì biết đâu bạn lại bỏ lỡ cơ hội được làm việc đúng khả năng và yêu thích của bản thân.

Nên để trả lời cho câu hỏi này theo mình bạn cần phải hiểu rõ: Bạn đang làm công việc gì? Bạn muốn bắt đầu lại sang lĩnh vực gì? Và nguồn lực bạn đang có để chuẩn bị cho sự thay đổi này là gì? Nếu không ngại bạn có thể chia sẻ những điều này được không?

Có vẻ như cái sự nghiệp của bạn đưa ra cũng chỉ là một lựa chọn "có-vẻ-tốt". Bởi nếu thấy thực sự tốt, thực sự muốn đi theo sự nghiệp này bạn đã không đặt câu hỏi này.
30 tuổi- là cái lúc mà ta đã kinh qua khá khá thứ của cuộc đời, đã có hành trình công việc, tình cảm  đến gần 10 năm, đã nhìn nhận rõ hơn một-chút những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Không còn quá trẻ đề xông pha thử nghiệm, nhưng là thời điểm tuyệt nhất để làm thứ mình mong muốn.   Mình ủng hộ việc bắt đầu lại, nhưng hãy bắt đầu lại bằng cách có mục đích, phân tích, và sẵn sàng làm bằng tất cả đam mê nhé!

mình muốn chia sẻ với bạn một chút về câu hỏi của bạn. vì chính mình cũng từng hỏi như bạn. mình không trả lời trễ hay không trễ. vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. với mình một đứa bắt đầu lại khi tuổi 30, cụ thể là rẽ sang một ngành khác. thực ra có nhiều nguyên nhân để mình chuyển đổi. mình cũng mới chuyển thôi. và thử thách mình đưa ra là 6 tháng. vì thời gian không còn nhiều. và mình cũng muốn đó là giới hạn để học để trau dồi và có thực sự có duyên với nghề mới không. người ta nói nghề chọn người hay nghề- nghiệp. và khi mình chuyển đổi mình chấp nhận mọi thứ, mình cũng chuẩn bị cho phương án xấu nhất. mình chưa lập gia đình nên đó là lợi thế để mình mạo hiểm. và trước giờ mình luôn có quan niệm "làm để sau này không phải hối tiêc, để sau này không phải nói giá như". trước khi mình làm nghề mới thì ở nghề cũ mình vừa mới được tăng lương, tăng cấp. nhưng mình bỏ, để chuyển sang lĩnh vực mới này. mình đã làm được một thời gian rồi, có nhiều thứ phải học, nhiều thứ để cố gắng lắm. dù thế nào mình sẽ vẫn cố gắng, vẫn chiến đấu.

chúc bạn chọn được phương án tốt và thành công.