8.700 tấn rác của thành phố Hồ Chí Minh được đưa về đâu ?

  1. Khoa học

[8.700 tấn rác của thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi về đâu?]

Thứ nhất, bạn không nhìn nhầm về con số đâu. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, hiện nay trên địa bàn TP.HCM mỗi ngày phát sinh khoảng 8.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt, khoảng 350-400 tấn/ngày chất thải nguy hại, khoảng 21,4 tấn/ngày chất thải y tế nguy hại.

Thứ hai, hãy đừng chỉ trả lời rằng rác sẽ đi về bãi rác và chỉ vì bạn đóng tiền sinh hoạt rác 50 nghìn đồng mỗi tháng có nghĩa là bạn phủi tay qua đò nhé. Trên thực tế, số tiền bạn phải đóng chẳng là gì với mầm bệnh mà bãi rác mang lại cho những công nhân ở khu rác cả.

Với dân số hơn 6 triệu người ở thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày một người thải đến trên 1kg rác thải. Trên thành phố có 4 bãi xử lí rác là Đa Phước, Vietstar, Tâm Sinh Nghĩa và Phước HiệpỦa thì có 4 bãi rác rồi đó, còn lằng nhằng cái gì? Thật ra, 4 bãi rác này do vì phải xử lí rác nên thường ở cách rất xa thành phố để có thể đảm bảo an toàn cho người dân. Cũng chính vì thế, các bãi tập trung rác tự phát mọc lên như nấm. Chỉ cần 1-3 người để rác thì lập tức mọi người cũng sẽ mặc định đó là nơi tập kết rác và tiếp bước để rác.

[Bạn thực sự cần phải hiểu là rác đang đi vào người bạn một cách gián tiếp]

Rác hiểu đơn giản chính là những vật chất thừa không dùng tới và (hoặc) muốn bỏ đi. Ở đây, khi tất cả rác của bạn được bỏ vào bao thải và chất lên xe chở rác, người công nhân sẽ thực hiện công đoạn đầu là phân loại rác.

 Có 3 loại rác thải chính mà người công nhân sẽ lựa ra:

-         Rác hữu cơ thường là những thực phẩm được bỏ đi và dễ dàng phân hủy.

-         Rác vô cơ là những loại rác không còn khả năng phân hủy mà phải đem đi xử lí theo những quy trình đặc biệt.

-         Rác tái chế là những loại rác khó phân hủy nhưng vẫn có thể đem đi tái chế như chai nhựa, giấy thải, lon sữa, …

[Rồi làm gì nữa]

Sau khi rác được chở đến nhà máy xử lí, sẽ có gần 400 công nhân với cường độ công việc làm trong 12h/ca và 2 ca/ngày làm trong 24/24h để có thể phân loại các thành phẩm rác thêm một lần nữa, vì phân loại trên xe rác là chưa đủ.

-         Đối với rác hữu cơ sẽ được ủ làm phân compost và bán lại cho nghề nông.

-         Rác vô cơ như chai nhựa sẽ được nấu chảy thành các hạt vi nhựa để sản xuất tiếp. Kim loại sẽ được đem đi bán. Đối với các loại rác còn lại sẽ được đem đi chôn dưới đất.

[Bạn nghĩ sao?]

Thế còn rác điện tử được xử lí thế nào? Những người công nhân ở nhà máy xử lí rác có làm hết việc chứ?

Tại sao Việt Nam lựa chọn hình thức chôn lấp rác mà không sử dụng biện pháp xử lí khác?

Câu chuyện về rác tự thân là một câu chuyện rất lớn. Ở đây, với công cụ xử lí rác ở Việt Nam, do dù việc chôn lấp vẫn còn rất rất nhiều bất cập nhưng đó đang là cách giải quyết rẻ tiền nhất hiện tại. Nhưng cũng vì lẽ đó, cũng vì chôn lấp nhưng không dùng lót đáy cho bãi chôn mà việc chất thải sẽ ngấm xuống lòng đất và từ từ len lỏi vào chính nguồn nước bạn đang sử dụng mà bạn không biết. Hay nói cách khác, bạn đang ăn chính những gì mà bạn thải ra.

Nói như vậy mình không cổ súy việc các bạn đừng ăn nữa, đừng thở, đừng sống nữa nhưng hãy vì thế mà giúp những công nhân kia hạn chế bớt công việc bằng cách phân loại rác đi chứ. Đồng ý rằng nghề nào cũng có trách nhiệm nhưng chúng ta đâu thể trao hết cho họ trách nhiệm ? Đây vẫn là một nghề khó khăn, vì miếng cơm manh áo, vì đồng tiền chi phối nên họ mới dấn thân, việc giúp họ nhẹ bớt công việc phân loại rác còn sẽ giúp cả chúng ta nữa, trong việc hạn chế đưa vào cơ thể ta những chất độc hại.

[Vậy làm gì đây ta?]

Thì mình phân loại rác nha, phân loại rác, phân loại rác, chuyện quan trọng phải nói lại 3 lần. Phân loại thế nào? Mình sẽ phân thành 4 nhóm chính:

1.      Rác hữu cơ như đồ ăn thừa, những thứ dễ phân hủy, bạn có thể tự ủ phân tại nhà hoặc phân loại ra và đem bỏ vào thùng rác.

2.      Rác tái chế

-         Giấy vụn/chai nhựa/kim loại có thể đem bán phế liệu. Nếu như số lượng quá ít, bạn chỉ cần phân ra và nói với người thu gom rác rằng bạn đã phân loại giúp họ rồi và không quên cảm ơn họ nhé.

-         Vỏ hộp sữa (tùy chọn): bạn có thể rửa sạch và để ráo nước, sau đó đem đến những địa điểm tập kết vật dụng này để họ có thể tái chế chúng thành những vật dụng như: tấm lợp sinh học, sổ, quạt giấy. Bạn có thể tham khảo các địa điểm tập kết rác ở

đây
.

3.      Rác vô cơ như đồ sành, sứ, thủy tinh, … cũng cần được phân loại ra với các nhóm rác trên.

4.      Rác điện tử: là tất cả những đồ điện tử như pin tiểu, tai nghe,… Ta có thể thấy hàm lượng chì và đồng trong những đồ dùng điện tử rất nhiều và với cách xử lí rác theo kiểu chôn lấp như vậy thì trong tương lai chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở việc uống café pin mà còn có thể uống cả nước lọc pin nữa. Thu gom rác ở

đây
bạn nhé.

[Bạn là một dấu hiệu tích cực]

Xin chúc mừng, khi đọc đến những dòng này nghĩa là bạn có quan tâm, bạn quan tâm đến mình và đến môi trường xung quanh ta. Chỉ cần bạn, là bạn khi nhìn thấy rằng mình đã tiêu thụ nhiều rác, lại còn tiếp thu rác vào cơ thể thì khẩn thiết mong bạn hãy có trách nhiệm với lượng rác của bản thân. Mong nhận được nhiều dấu hiệu tích cực hơn nữa. Thân.

Go green and live eco-friendly.

Từ khóa: 

bảo vệ môi trường

,

hãy cùng nhìn

,

sống xanh

,

khoa học

Công nhận là đọc xong mình mới biết có tận 4 loại rác cần phải phân loại rạch ròi như vậy. :'( Thường mình chỉ phân ra làm 2 loại là vô cơ và hữu cơ thôi. Từ giờ phải chú ý hơn mới được. Rác thải từ ăn uống sinh hoạt hàng ngày thì đổ hàng ngày rồi nhưng có những thứ rác mỗi tháng nhà mình mới tập kết và dọn một lần, thực sự là siêu cực để đi gom, và lần nào cũng một đống, không hiểu ở đâu ra mà lắm rác thế. ==

Trả lời

Công nhận là đọc xong mình mới biết có tận 4 loại rác cần phải phân loại rạch ròi như vậy. :'( Thường mình chỉ phân ra làm 2 loại là vô cơ và hữu cơ thôi. Từ giờ phải chú ý hơn mới được. Rác thải từ ăn uống sinh hoạt hàng ngày thì đổ hàng ngày rồi nhưng có những thứ rác mỗi tháng nhà mình mới tập kết và dọn một lần, thực sự là siêu cực để đi gom, và lần nào cũng một đống, không hiểu ở đâu ra mà lắm rác thế. ==