Ẩm thực Việt Nam xưa và nay

  1. Ẩm thực

Với tôi nét văn hóa không thể trộn lẫn vào bất kỳ đất nước nào của Việt Nam chúng ta là nét văn hóa ẩm thực ba miền Bắc Trung Nam. Dù có đi đâu khắp năm châu bốn bể thì hương vị các món ăn quê hương vẫn luôn thôi thúc người xa xứ nhớ về đất mẹ. Dù bạn có là thế hệ nào thì vẫn dễ dàng nhận ra nét văn hóa truyền thống qua phong vị các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc.

Thời gian trôi đi, nhiều món ăn mới được các đầu bếp sáng tạo không ngừng làm phong phú thêm nhiều món ăn ngon bên cạnh việc gìn giữ các thế mạnh ẩm thực việt nam từ xưa, nhưng vẫn không làm mất đi nét truyền thống vốn có.

Có những phong tục, đặc trưng riêng mà từ xa xưa đến nay vẫn không thay đổi. Bạn có nhớ Christine Hà đã dành quán quân The MasterChef ở Mỹ tại vòng chung kết nhờ món thịt kho trứng thuần Việt Nam mà cô đã thực hiện! Một món ăn kết hợp nhuần nhuyễn giữa ẩm thực Việt truyền thống với gia vị Âu Mỹ.

Đất nước ta chia rõ 3 miền Nam Trung Bắc với điều kiện khí hậu khác nhau rõ rệt từ đó nông sản, cách nêm nếm gia vị và nguyên liệu thành phần món ăn sẽ khác nhau và tên gọi món ăn, cách chế biến, cách bày biện, thưởng thức cũng có nhiều sự khác nhau, vì thế để thưởng thức hết cái hay và đặc sắc của ẩm thực Việt nam là cả một hành trình ăn uống. 

Những đặc trưng ẩm thực Việt không trộn lẫn vào đâu

Sử dụng đa dạng các loại gia vị 

Hệ thống gia vị trong cách chế biến món ăn của người Việt vô cùng phong phú và ngày càng được tiếp thu, mở rộng hơn. Từ xa xưa, các món ăn Việt Nam đã có sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu, gia vị để không quá cay, ngọt hay béo. Những loại gia vị được sử dụng rộng rãi, phổ biến và quen thuộc từ xưa đến nay vẫn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt đó là: nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường...; các loại nước chấm như tương bần, xì dầu... để tạo nên sự tổng hòa của nhiều hương vị chua, cay, mặn, ngọt, bùi, béo... giúp cho món ăn có hương vị đậm đà, thơm ngon hơn.

gia vị

Hình ảnh: Culture Magazine

Ít mỡ

Người Việt cũng như các quốc gia khu vực chấu Á nói chung đều dùng rất nhiều loại rau củ quả trong các bữa ăn chính. Lại là nuwuowsc nông nghiệp nên ẩm thực truyền thống Việt Nam là sự tổng hòa và chế biến của nhiều loại nông sản, chủ yếu là rau củ, được chế biến bằng nhiều phương pháp như: nấu canh, kho, luộc, xào… Vậy nên các món ăn Việt Nam rất ít mỡ, gần gũi với thiên nhiên, giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe mà còn thanh tao, tinh tế. 

các món ăn ít dầu mỡ

Hình ảnh: PasGo

Cân bằng Âm Dương hài hòa

Trong chế biến món ăn truyền thống, người Việt luôn chú ý sử dụng một cách tương sinh, hài hòa các gia vị, nguyên vật liệu, phối trộn màu sắc, trình bày... Ví dụ Tiêu trong món ăn dễ gây lạnh bụng (tính hàn) phải có thêm gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại. Nguyên liệu có tính nhiệt được kết hợp cùng các nguyên liệu có tính lạnh khi nấu ăn. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc… Đặc biệt, các món ăn luôn được người Việt khéo léo kết hợp để tạo sự hài hòa, cân bằng giữa các vị chua, cay, mặn, ngọt.

Dọn thành mâm

Ẩm thực miền Nam là sự kết hợp của ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam và chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan. Các món ăn thường có vị ngọt nên đường là gia vị chính. Ngoài ra, người miền Nam còn ưa thích vị béo và thường sử dụng nước cốt dừa trong chế biến món ăn. Bên cạnh đó là các loại mắm như: mắm cá linh, cá sặc, mắm bò hóc, ba khía… Món ăn tiêu biểu miền Nam phải nhắc đến như: canh chua, cá lóc nướng trui, gỏi cuốn, bún mắm, các loại bánh, chè, xôi…

mâm cơn gia đình việt

Như vậy, văn hóa ẩm thực Việt Nam là sự tổng hòa của nhiều yếu tố từ các món ăn, nguyên liệu, phương pháp chế biến, phong cách ăn uống cũng như thói quen, tập quán và đặc trưng của từng vùng miền trên cả nước. Sự đặc sắc, đa dạng này đã tạo nên những nét đẹp độc đáo khó có thể nhầm lẫn với nền ẩm thực của quốc gia nào trên thế giới. Ẩm thực Việt Nam xưa và nay vẫn luôn giữ vững những nét đẹp văn hóa truyền thống mà ông cha để lại, đồng thời luôn vận động theo xu thế, tiếp thu hòa nhập có chọn lọc những tinh hoa ẩm thực mới của thế giới.

Từ khóa: 

ẩm thực việt nam

,

ẩm thực việt

,

đặc trưng ẩm thực việt

,

văn hóa ẩm thực

,

ẩm thực việt xưa và nay

,

ẩm thực

Cảm ơn bạn về nội dung chia sẻ hết sức thú vị.

Khi nói về sự đa dạng trong gia vị của ẩm thực Việt Nam mình, bất chợt mình nhớ đến đoạn vè ngày xưa lúc nào cũng cố gắng nhớ về từng loại thịt thì không được thiếu gia vị gì :)) 

“Con gà cục tác lá chanh

 Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

 Con chó khóc đứng khóc ngồi

 Bà ơi ra chợ mua tôi đồng riềng

 Con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng,

 Mày có củ riềng để tỏi cho tao”

Nếu ẩm thực miền Nam ưu tiên các vị ngọt, ngậy ; miền Trung là cay, mặn thì miền Bắc mình thấy hươn vị sẽ là vừa phải, thanh thanh (ko quá chua, ko quá ngọt, ko quá cay) 


Trả lời

Cảm ơn bạn về nội dung chia sẻ hết sức thú vị.

Khi nói về sự đa dạng trong gia vị của ẩm thực Việt Nam mình, bất chợt mình nhớ đến đoạn vè ngày xưa lúc nào cũng cố gắng nhớ về từng loại thịt thì không được thiếu gia vị gì :)) 

“Con gà cục tác lá chanh

 Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

 Con chó khóc đứng khóc ngồi

 Bà ơi ra chợ mua tôi đồng riềng

 Con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng,

 Mày có củ riềng để tỏi cho tao”

Nếu ẩm thực miền Nam ưu tiên các vị ngọt, ngậy ; miền Trung là cay, mặn thì miền Bắc mình thấy hươn vị sẽ là vừa phải, thanh thanh (ko quá chua, ko quá ngọt, ko quá cay)