Án Thượng Dương Hoàng Hậu và cái nhìn của hậu nhân

  1. Lịch sử

Hai người phụ nữ - Thượng Dương hoàng hậu và Linh Nhân thái hậu (Ỷ Lan nguyên phi) một người mất, một người mang tiếng ngàn đời. Nhưng theo dòng chảy thời gian thì hậu nhân thấy điều gì từ thảm án này?

Xét về tính chân thực của thảm án sẽ thấy nhiều điều không nhất quán như sau:

Thứ nhất, số người chết cùng Thượng Dương lúc là 72 lúc là 76; rõ ràng có sự mơ hồ

Thứ hai, ai cũng ghép cái chết của Thượng Dương liên quan đến Ỷ Lan nguyên phi (lúc này là thái phi) nhưng không có một sử liệu nào cụ thể cả, chỉ có ghi chép mơ hồ như sau: "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?"

Và thế là thảm án xảy ra. Một cuộc đảo chính thực sự vì vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 8 tuổi. Nghe có quá nhẹ nhàng không? Chúng ta nên nhớ một lần xảy ra trường hợp tương tự khi mẹ góa con côi và đã thay đổi cả một triều đại đó là thời kỳ Đinh - Lê. Vậy mà lúc này, vương triều nhà Lý giữ vững thậm chí nhà Tống nghiêng ngả vì lần đầu tiên Đại Việt đánh sâu vào nội địa nhà Tống.

Nếu không có khuất tất gì thì không có chuyện thảm án xảy ra với gần 100 mạng người mà chỉ ghi chép lại nguyên nhân là do ghen tuông ở phụ nữ mà ra. Trong lịch sử có hai thảm án tính về mạng người là lớn là án Thượng Dương hoàng hậu và án Nguyễn Trãi tru di tam tộc nhưng Nguyễn Trãi được minh oan còn Thượng Dương được nhắc lại sơ nét. Sẽ vô lý hơn nữa khi các văn bản sử hiện nay đưa câu nói của Ỷ Lan nói với con mình là "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?" Bộ sử gia đó đứng ngay đó hầu hạ hay sao mà biết tường tận hay quá vậy?

Tiếp theo là sự gán ghép vô lý đến cùng cực về cái chết của Thượng Dương hoàng hậu và quả báo cho mẹ con Linh Nhân thái hậu như vua Lý Nhân Tông không con và thái hậu Linh Nhân cuối đời tu hành, xây chùa để sám hối. Trong khi vua Lý Thánh Tông cũng là người muộn con nối dõi phải hơn 40 mới sinh Lý Nhân Tông thì cớ gì Lý Nhân Tông không con đổ thừa do quả báo. Còn việc Linh Nhân thái hậu tu (tại gia), xây chùa thì lý do rất nhiều và cao hết là lúc này phật giáo là quốc giáo. Nho giáo giai đoạn Lý- Trần chỉ dùng như một công cụ ổn định quốc gia chứ không được đề cao như Trung Quốc.

Tục lệ tuẫn táng ở Việt Nam trong thời kì phong kiến có hay không chưa có nguồn sử liệu chính thống nào ghi chép lại nhưng vẫn lưu vài thông tin như: khi Linh Nhân thái hậu mất vẫn có hầu gái tuẫn táng theo. Vậy khả năng là có thể có và nếu có thì giữa Thượng Dương và Ỷ Lan nguyên phi ai chết hợp lý hơn? Theo cá nhân tôi thì Thượng Dương hoàng hậu vì bà là vợ chính thức (thê/ nguyên phối) chứ phải thiếp (Ỷ Lan). Nhưng đây chỉ là phỏng đoán nếu tương lai chúng ta xác định tập tục tuẫn táng ở Việt Nam thì sẽ có nhiều vấn đề bàn cãi tiếp.

Một góc nhìn khác vấn đề này là quyền lợi chính trị. Trên con đường chính trị không tồn tại thiện hay ác mà mục tiêu cuối cùng mới là thứ quyết định. Giả định đúng là thảm án Thượng Dương hoàng hậu do Linh Nhân thái hậu (Ỷ Lan) bày ra thì bà là người giành chiến thắng trong cuộc chiến giành quyền lực. Và cao hơn hết là bà đã thu phục được cả triều đình công nhận chiến thắng của bà.

Bài viết này không nhằm mục đích chối bỏ trách nhiệm hay minh oan cho Linh Nhân thái hậu trong vụ án Thượng Dương hoàng hậu như sử sách đã ghi chép mà chỉ đưa ra những cái gì khác nhau về một vấn đề lịch sử để có cái nhìn toàn diện hơn.


Từ khóa: 

thượng dương hoàng hậu

,

linh nhân thái hậu

,

thảm án

,

lịch sử

Quả là ghi chép rất mơ hồ. Chắc Thượng Dương làm chuyện gì đó nên Ỷ Lan mới có cớ phế truất và bức tử chứ. Vả lại một mình Ỷ Lan làm sao có thể làm được , phải dựa vào thế lực đó chứ. Chả lẽ Ỷ Lan độc ác đến vậy sao. Thật sự sử viết ko rõ ràng như một bài toán không thể giải
Trả lời
Quả là ghi chép rất mơ hồ. Chắc Thượng Dương làm chuyện gì đó nên Ỷ Lan mới có cớ phế truất và bức tử chứ. Vả lại một mình Ỷ Lan làm sao có thể làm được , phải dựa vào thế lực đó chứ. Chả lẽ Ỷ Lan độc ác đến vậy sao. Thật sự sử viết ko rõ ràng như một bài toán không thể giải
1. Con số 76 cung nữ là trích từ Toàn thư và Tiền biên; riêng 72 lấy ở sách Đại Việt sử lược.
2. Câu nói vô lý các văn bản sử hiện nay đưa ra thực chất đều được ghi nhận trong các Chính sử, Cổ sử như Đại Việt sử lược, Toàn thư, Tiền biên, Việt sử tiêu án, Cương mục đó bạn.