Áp lực đồng trang lứa và gia đình cùng lúc khủng khiếp như thế nào?

  1. Tâm sự cuộc sống

Mình sinh năm 2001, đang chuẩn bị nốt năm cuối CNTT. Trước đây ba mình không cho học, muốn mình học Y. Nhưng mình học không giỏi Hoá, nên từ bỏ. Cũng đã 3 năm, mình và ba không nói chuyện nữa. Miễn ngồi chung bàn là lại hỏi mình đổi ngành đi, bỏ đi, con ông A bà B học ngành giống mi ra trường làm công nhân,... nhiều lắm. Cô chú cũng nói ra vào, chê trách nhiều lắm. Mình giờ về nhà chỉ dám ở trong phòng, đi đâu cũng bị hỏi như hỏi cung ấy. Mệt mỏi

Bạn bè! Đứa đã thực tập, đứa có việc làm, đứa du học Úc, Nhật, Hàn,.. check in, up ảnh đi làm mỗi ngày. 2 năm trước còn nói chuyện, bây giờ đứa nào cũng đi làm, thực tập, hẹn hò,.. dần cũng mất hết bạn bè, muốn tâm sự cũng không còn đồng hương để tâm sự.

Bản thân mình tệ! Học cũng bình thường, tiếng Anh thì đang rèn lại cũng chưa tới đâu, chưa thực tập, chưa hẹn hò, chưa có định hướng rõ ràng. Mặc dù, có rất nhiều mục tiêu đã vạch ra, nhưng mơ hồ, cô đơn, cảm thấy sợ và mất dần sự tự tin. Có những đêm, bất chợt thức dậy lo sợ không biết làm gì nữa, thời gian tốt nghiệp cũng cận kề.

Tâm sự chút để giải toả những điều còn giấu, ai giống mình thì có thể cmt cùng san sẻ với mình. Cảm ơn các bạn!

Từ khóa: 

áp lực đồng trang lứa

,

peer pressure

,

áp lực gia đình

,

nói về cuộc sống

,

tâm sự cuộc sống

MÌNH LÀ MỘT NẠN NHÂN CỦA PEER PRESSURE
Những ngày vừa qua, mình thấy hình ảnh của một bản thân thật xấu xí trong những chạy đua, những đố kị, những xấu hổ và những tự trách cứ. Mình đã phớt lờ cảm xúc này cho đến khi nó âm thầm xâm chiếm khắp cơ thể và ứ đầy nơi cuống họng. Và chỉ đến lúc đó mình mới nhận ra, mình cũng là một nạn nhân của peer - pressure.
Là một cô gái biết yêu thương và vỗ về bản thân, mình đã không hề biết thì ra mình cũng phải đối mặt với peer - pressure như bao bạn trẻ khác. Và mình thấy thương chúng ta lắm, những người trẻ đang phải vật lộn nỗ lực hơn mỗi ngày, với áp lực phải theo kịp người khác, và rệu rã vào cuối ngày trong sự dằn vặt, trách cứ, tự ti…
Hai tháng vừa rồi mình đã biến mất trên trang blog cá nhân và kênh podcast vì muốn muốn dồn 100% sức lực và tâm trí cho một khoá học. Mình đã rất nỗ lực, để rồi khi nhận được nhận xét của thầy mentor, sự tự tin trong mình sụp đổ thành trăm mảnh dưới đôi chân. Thầy bảo: “Bài này của em chẳng có sự thay đổi và tiến bộ gì hết.”
Câu nói của thầy va vào âm vang của một trải nghiệm quá khứ, nơi mình cũng từng nhận được một lời nhận xét tương tự của giáo viên lớp đại học. (Nếu các bạn theo dõi tập podcast đầu tiên của mình mang tên “Tôi Và Bạn Đến Với Trái Đất Này Để Làm Gì” sẽ thấy mình đã nhắc đến sự kiện này như một bước ngoặt cuộc đời).
Thì ra, dù chúng ta trưởng thành, chữa lành những vết thương cũ, gói ghém lại thành những bài học, thì chúng ta vẫn có thể dễ dàng tổn thương vì cảm giác thua kém. Chúng ta vẫn là những đứa trẻ đang tập lớn và vụng về nhặt lại những mảnh vỡ của trái tim dưới đôi chân.
Sau này khi quan sát lại cảm xúc, mình nhận ra rằng những lời nhận xét, phủ nhận đó của thầy cô sẽ chẳng thể tác động lớn đến mình nếu mình không cho phép bản thân so sánh mình với các bạn học và tự thấy thua kém.
Xu hướng hành vi so sánh xã hội đã khiến phần lớn loài người chúng ta trở thành nạn nhân của áp lực đồng trang lứa.
Trả lời
MÌNH LÀ MỘT NẠN NHÂN CỦA PEER PRESSURE
Những ngày vừa qua, mình thấy hình ảnh của một bản thân thật xấu xí trong những chạy đua, những đố kị, những xấu hổ và những tự trách cứ. Mình đã phớt lờ cảm xúc này cho đến khi nó âm thầm xâm chiếm khắp cơ thể và ứ đầy nơi cuống họng. Và chỉ đến lúc đó mình mới nhận ra, mình cũng là một nạn nhân của peer - pressure.
Là một cô gái biết yêu thương và vỗ về bản thân, mình đã không hề biết thì ra mình cũng phải đối mặt với peer - pressure như bao bạn trẻ khác. Và mình thấy thương chúng ta lắm, những người trẻ đang phải vật lộn nỗ lực hơn mỗi ngày, với áp lực phải theo kịp người khác, và rệu rã vào cuối ngày trong sự dằn vặt, trách cứ, tự ti…
Hai tháng vừa rồi mình đã biến mất trên trang blog cá nhân và kênh podcast vì muốn muốn dồn 100% sức lực và tâm trí cho một khoá học. Mình đã rất nỗ lực, để rồi khi nhận được nhận xét của thầy mentor, sự tự tin trong mình sụp đổ thành trăm mảnh dưới đôi chân. Thầy bảo: “Bài này của em chẳng có sự thay đổi và tiến bộ gì hết.”
Câu nói của thầy va vào âm vang của một trải nghiệm quá khứ, nơi mình cũng từng nhận được một lời nhận xét tương tự của giáo viên lớp đại học. (Nếu các bạn theo dõi tập podcast đầu tiên của mình mang tên “Tôi Và Bạn Đến Với Trái Đất Này Để Làm Gì” sẽ thấy mình đã nhắc đến sự kiện này như một bước ngoặt cuộc đời).
Thì ra, dù chúng ta trưởng thành, chữa lành những vết thương cũ, gói ghém lại thành những bài học, thì chúng ta vẫn có thể dễ dàng tổn thương vì cảm giác thua kém. Chúng ta vẫn là những đứa trẻ đang tập lớn và vụng về nhặt lại những mảnh vỡ của trái tim dưới đôi chân.
Sau này khi quan sát lại cảm xúc, mình nhận ra rằng những lời nhận xét, phủ nhận đó của thầy cô sẽ chẳng thể tác động lớn đến mình nếu mình không cho phép bản thân so sánh mình với các bạn học và tự thấy thua kém.
Xu hướng hành vi so sánh xã hội đã khiến phần lớn loài người chúng ta trở thành nạn nhân của áp lực đồng trang lứa.
Thật ra ai đến tầm năm cuối cũng như thế thôi bạn. K biết tương lai mình đi về đâu, ra trường sẽ làm gì lương lậu thế nào có đáng với 4 5 năm mình bỏ ra để đổi 1 tấm bằng k. Mình vẫn nghĩ là bạn nên học xong 1 cái bằng đh đi rồi bạn có thể đi tìm lời giải cho những câu hỏi ở trên. Chúc bạn thành công

Việt Nam mình bị vậy đó. Mặc dù gia đình mình khá tâm lý và không quá gây áp lực lên việc học hành và mọi lựa chọn của mình nhưng cũng không tránh khỏi đôi lúc khiến mình mệt mỏi vì những kỳ vọng và áp đặt. Sau này khi có con rồi, mặc dù con mới học tiểu học nhưng thi thoảng mình cũng giật mình nhận ra vì mình kỳ vọng nhiều ở con nên đang áp đặt cho con nhiều thứ. Mỗi lần như vậy phải ngay lập tức điều chỉnh cách tương tác với con và ngồi tâm sự để thêm gần gũi con, khiến con hiểu được tại sao mình lại hơi "quá" trong thời gian vừa rồi.

Với tư cách vừa là 1 người con, 1 đứa cũng đã chịu nhiều kỳ vọng và sau đó ngang bướng break free, chọn cho mình đi 1 con đường riêng, và cũng là 1 người cha (dù năm kinh nghiệm còn ít), mình có một số chia sẻ cho bạn như sau:

  1. Với bản thân bạn, không nên quá khắt khe với chính mình. Ai cũng có sai lầm, ai cũng có những điểm yếu và điểm mạnh riêng của mình. Đừng vì những gì mình chưa làm được mà nản, hãy tích cực và luôn tìm kiếm sở trường của mình. Mình tin chắc bạn sẽ tìm được con đường riêng của mình. Nếu may mắn, bạn sẽ đi lên đỉnh cao của con đường đó, còn không, chỉ cần kiên nhẫn, những gì bạn thu được cũng sẽ đủ làm cho mọi người tôn trọng và công nhận bạn.
  2. Với bạn bè, luôn có những người bạn chân thành nhất hiểu và giúp đỡ bạn. Đừng vì tự ti mà vứt bỏ đi mối quan hệ bạn bè. Không ai cô độc mà thành công cả. Mình nghiệm ra rằng việc nhận sự giúp đỡ từ bạn bè không làm mình kém đi mà thậm chí là điều tuyệt vời nhất từ trước đến giờ đối với mình. Do đó mình khuyên bạn nên vứt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực và mở lòng, hãy xây dựng các mối quan hệ bạn bè thật vững chắc.
  3. Với họ hàng, mình thường lựa chọn bỏ ngoài tai những gì họ nói và đôi khi mình thể hiện thái độ khá rõ ràng thẳng thắn khi có họ hàng chê bai hay can thiệp vào việc của mình làm. Đối với mình thì họ hàng càng khác những người thân gần mình, họ hiếm khi tiếp xúc và gẫn gũi, xuất hiện trong cuộc sống của mình. Vì vậy tại sao mình phải buồn lòng vì họ làm gì. (Tất nhiên đối với những người thực sự quan tâm và có ý tốt với mình thì sẽ khác. Tuy nhiên nếu như vậy họ cũng sẽ có cách đối xử khác với mình)
  4. Với bố mẹ, trước hết mình nghĩ 1 phần cũng nên cảm thông cho các bậc phụ huynh. Mình làm bố rồi nên hiểu được tâm lý các bố mẹ, một phần là những kỳ vọng, đôi khi bố mẹ có thể thua thiệt trong công việc hay những dự án ngoài kia nhưng với họ con cái luôn là dự án lớn nhất của cuộc đời, mọi thất bại cay đắng ngoài xã hội đều được khỏa lấp bởi những thành tựu nhỏ mà con cái đạt được. Một phần bố mẹ sẽ có những suy nghĩ ích kỷ muốn gửi gắm những hoài bão chưa thực hiện được cho con cái. Thêm nữa, với một đời bọn chen vất vả rồi, phụ huynh cũng luôn có cái nhìn đầy kinh nghiệm để vẽ ra con đường hợp lý nhất cho con cái của mình, mà đôi khi lại hơi quá không quan tâm đến cảm xúc của con và những biến chuyển của thời đại. Nhìn chung từ phía bố mẹ và con, 2 bên đều có những lý lẽ và cảm xúc riêng của mình. Do đó theo kinh nghiệm của mình thì giải pháp tốt nhất luôn là nói chuyện thẳng thắn và tôn trọng nhau. Điều đó có thể khó ban đầu, nhưng chỉ cần cả 2 phía quyết tâm và muốn work out thì mình nghĩ sẽ ok thôi.

Trên đây là một số những suy nghĩ của mình, hi vọng bạn sẽ sớm lấy lại được cân bằng và có được giải pháp cho những khó khăn của mình :)