Tại sao người trẻ luôn gặp phải "áp lực đồng trang lứa"?

  1. Xã hội

Mk là nữ, 25 tuổi, đang làm dịch thuật. Công việc của mk khá ổn định. Nhiều khi mk có suy nghĩ chấp nhận, an phận với công việc nhàm chán, một mức lương đủ sống. Nhưng thực sự là ai không khao khát thay đổi, muốn kiếm thêm thật nhiều tiền.

Thấy mọi người xung quanh đang giàu có lên từng ngày, còn bản thân vẫn giậm chân tại chỗ sau từng ấy năm cũng áp lực chứ. Nhưng mà cũng không biết làm sao để theo kịp bọn họ. Càng nghĩ càng stress, cáu gắt.

Mà lạ cái là mk thấy hầu như chỉ những người trẻ như mk gặp phải việc "áp lực đồng trang lứa" như vậy. Mn có biết lý do vì sao và có cách nào giúp mk thoát ra khỏi nó k?

Từ khóa: 

gen z lạ lắm

,

xã hội

Năm 2020, 2021 đã có rất nhiều giàu lên từ chứng khoán và trong năm nay, đã có rất nhiều nghèo đi cũng vì chứng khoán. E đang thấy cái hiện tại và e có chắc những người đó sẽ vẫn giàu trong tương lai? Thay vì lo những điều đó, tự nhìn lại bản thân rồi đặt mục tiêu mà phấn đấu...Sống mà nhìn người khác có thấy khổ không? Nếu khổ tại sao lại đi khổ những chuyện không phải của mình?
Chúc em luôn lạc quan. 
Trả lời
Năm 2020, 2021 đã có rất nhiều giàu lên từ chứng khoán và trong năm nay, đã có rất nhiều nghèo đi cũng vì chứng khoán. E đang thấy cái hiện tại và e có chắc những người đó sẽ vẫn giàu trong tương lai? Thay vì lo những điều đó, tự nhìn lại bản thân rồi đặt mục tiêu mà phấn đấu...Sống mà nhìn người khác có thấy khổ không? Nếu khổ tại sao lại đi khổ những chuyện không phải của mình?
Chúc em luôn lạc quan. 

Chào bạn, lý do mình nghĩ không quá phức tạp đó là: thông tin. Ngày nay con người đang nạp vào quá nhiều thông tin, nhưng lại ít khi trò chuyện trực tiếp, ít vận động và ít dành thời gian gần gũi với tự nhiên.

Những hình thức thường được coi như giải trí của thời đại này là: cày phim, cày game, cày truyện, cày youtube, lướt tiktok, hóng tin tức, lướt mạng xã hội v.v. thực chất không hề mang tính chất thư giãn như chúng ta vẫn tưởng. Trái lại, nó khiến não bộ căng thẳng và gắt gỏng hơn khi liên tục bị nhồi nhét thông tin mà không thể tiêu thụ (đó là mình còn chưa tính đến các mẩu quảng cáo xen kẽ thêm vào giữa các hoạt động kể trên).

Từ đó, vì biết quá nhiều mà lại không để làm gì (và cũng không thể làm gì) một số người sinh ra cảm giác bất an, lo lắng, bị tê liệt hành động và stress, cáu gắt như bạn chia sẻ.

Đó là một dạng tự tạo áp lực, không phải do hoàn cảnh bên ngoài gây ra áp lực. Vì nếu thực sự hoàn cảnh bên ngoài tạo ra áp lực, thì mình tin cá nhân đó sẽ buộc phải hành động thay vì "ngâm" trong áp lực đó.

Ví dụ nếu chúng ta xem phim hành động và thấy cảnh một tên sát nhân cỡ Hannibal Lecter lao tới trên màn ảnh, thì chúng ta có thể sợ nhưng vẫn biết là không cần chạy. Nhưng nếu ngoài đời thực, chỉ cần một con vật nào đó be bé xông tới (con gián, con chuột chẳng hạn :)) thì đương nhiên phản xạ đầu tiên của bạn sẽ là hành động để tự vệ- "chiến" hay "biến" tùy vào mức độ sợ hãi và phẫn nộ của bạn trước con gián và con chuột ấy (thay vì đứng im, không làm gì và cảm thấy áp lực nhìn con gián ngoe nguẩy râu và con chuột nhảy nhót).

Cuối cùng thì mình nghĩ rằng nhịp sống nhanh khiến người ta hay vội vàng so sánh mà ít khi tìm hiểu thấu đáo bản chất của các hiện tượng, vấn đề. Đôi khi chúng ta cần chậm lại để hiểu hơn về "mặt trái của những tấm huy chương", và chất liệu "vàng thau lẫn lộn" của những tấm huy chương ấy.

Đây là một câu hỏi rất khó, không dễ gì có thể trả lời chỉ trong một vài câu chữ, và trong một thời gian ngắn được. Nên mình sẽ chỉ cố gắng giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề này.
các yếu tố sẽ khiến giới trẻ cảm thấy áp lực trong xã hội này đó là do các tư tưởng đạo đức và chính trị đang được áp dụng ở nơi mà bạn đang sống.
Về đạo đức thì rất dễ nhìn thấy đó là văn hoá đạo hiếu trách nhiệm đối với cha mẹ ông bà tổ tiên, phải kiếm nhiều tiền để phụng dưỡng cha mẹ "đó mới là đạo con". phải thành đạt để làm rạng danh gia đình dòng tộc, nếu không thì ít nhất cũng không được quá tệ làm xấu mặt cha mẹ hay tổ tiên của mình. Những đứa trẻ sinh ra trong một xã hội như thế thì những áp lực mà chúng phải chịu này sẽ được xem là điều bình thường, nên sẽ không có ai giúp chúng thoát khỏi nó cả.
Cái thứ hai mà mình tin là cũng có ảnh hưởng không nhỏ, đó là tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa đang được áp dụng, xhcn không khuyến khích mà ngược lại còn muốn diệt trừ chủ nghĩa cá nhân, diệt trừ sự khác biệt vì cho rằng nó là không cần thiết, thậm chí có thể dẫn đến bất ổn xã hội. nên việc mọi người đều thành đạt còn bạn thì không bạn sẽ cảm thấy mình khác biệt và lạc lõng, bạn sẽ cố gắng làm sao để mình giống được với số đông.
Chỉ những đứa trẻ sinh ra ở các quốc gia Đông Á, chịu ảnh hưởng của khổng giáo mới phải chịu những áp lực từ đạo hiếu này. Tương tự như thế với chế độ xhcn thì cũng chỉ có một vài quốc gia áp dụng.
Lời khuyên của mình dành cho bạn, là hãy xem những thứ áp lực mà bạn đang chịu là sai trái, và bạn không cần thiết phải chịu đựng nó, hãy cố gắng thoát ra khỏi nó và đừng để nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nhé.

Đầu tiên phải nói là thế giới này to lắm em à.

Thứ hai là cuộc đời này dài lắm em à.

Tuổi 25 là cái tuổi rất thú vị, cũng như tuổi 30, tuổi 35 hay tuổi 300 (nếu em may mắn sống đến đó)...

20 tuổi Trần Phú viết luận cương chính trị, 26 tuổi ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (cái Đảng mà xét về vai vế là Đảng lãnh đạo của Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia, ở thế kỉ này nếu tồn tại cái Đảng như thế, đó sẽ là Đảng cộng sản lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, Nga ), đám COCC bây giờ xách dép cho ông. 27 tuổi ông hóa thành bất tử, tất cả các thành phố ở Việt Nam đều có con đường có tên ông, nếu có 1 con người được coi là tấm gương xứng đáng cho giới trẻ thì đó là Trần Phú. Tôi không nghĩ có người Việt Nam nào trong lịch sử hiện đại xứng đáng được dựng tượng đài làm gương cho giới trẻ hơn Trần Phú.

Hồ Chí Minh đến tuổi 30 mới bắt đầu đi học ở Liên Xô. Dấu ấn trưởng thành về tư tưởng của người phải đến năm 1919, tức là khi 29 tuổi, mới bắt đầu trưởng thành về chính trị, mới tìm thấy con đường sáng để cứu quốc.

Lẽ tất nhiên, trên hành trình cứu quốc, dù là Trần Phú, dù là Hồ Chí Minh, đều như nhau, họ là một trong hàng triệu con người khát khao độc lập tự do, đã giải phóng dân tộc bé nhỏ này khỏi những xiềng xích thế kỉ, họ trao lại cho chúng ta một sứ mệnh, đó là tự giải phóng mình khỏi ngu dốt, đói nghèo, lạc hậu và phải hướng đến giải phóng cả thế giới nữa ( nếu có thể).

Tại sao tôi lại lôi 2 con người này ra ở đây nhỉ?

Là vì bạn không thể so sánh đâu! Hãy nhìn tiền nhân xem, thời đại này, ở tuổi 20, có ai bằng được Trần Phú? Ở tuổi 27 có ai hơn được ông? ở 20 năm 50 năm sau đó, có ai sánh được Hồ Chí Minh? 

Nguyễn Sinh Cung có bao giờ so sánh mình với Trần Phú không? Có chứ.

Nhưng Người, bằng những phẩm chất cá nhân, vẫn tiếp tục tiến lên, áp lực nào lớn hơn sự tồn vong của dân tộc, 30 triệu con trong từng hơi thở?

Vì thế nhân sinh đồng ý là phải có so sánh, phải có quy chiếu, và phải tự vượt qua chính mình.

Thế nên bạn à, tuổi 25, cứ sống đi, lăn lộn đi.

Còn thời đại này, người ta cứ bị mù mắt bởi tiền, bởi hào quang giàu có, mà họ quên rằng, con người sống vì nhiều thứ hơn tiền.

Chào b, theo mk nghĩ lí do lớn nhất khiến giới trẻ bây giờ gặp "áp lực đồng trang lứa" nhiều hơn thế hệ khác là do Công nghệ đang ngày càng phát triển. Thử nghĩ mà xem chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet và một tài khoản mạng xã hội, chúng ta có thể kết nối với toàn thế giới. Nhưng cái khó ở đây là mạng xã hội chính là một con dao hai lưỡi. Nó có thể đem đến cho bạn vô vàn thông tin hữu ích thú vị, đem đến cho bạn nhiều vui tiếng cười, giúp mọi người kết giao bạn bè nhưng đồng thời cũng khiến bạn tiêu cực hơn rất nhiều.🧐

Nhất là bây giờ giới trẻ chia sẻ cuộc sống lên mạng xã hội đều như cơm bữa vậy. Mà đã chia sẻ thì phải khoe ra cái đẹp nhất. Và vô tình, sự hoàn hảo "ảo" ấy lại thành "áp lực đồng trang lứa" của rất nhiều người. Dù không gặp, không nói chuyện nhưng bạn vẫn có thể biết cô bạn cùng bàn của mình mới mua nhà; dù không biết Trang là ai nhưng qua những bài báo mạng bạn vẫn có thể biết Trang đã từ hai bàn tay trắng đã vừa mở thành công một chuỗi nhà hàng..😅

Những áp lực đồng trang lứa trong thời đại này không chỉ gói gọn trong những mối quan hệ quen biết mà còn được rộng mở ra rất nhiều, trên toàn xã hội. Chỉ cần mở Facebook lên là bạn lại cảm thấy áp lực vì nay thấy bạn A khoe xe, mai thấy bạn B khoe mua nhà, ngày kia thấy bạn C đăng hình đi du lịch. Càng nhìn lại bản thân bạn lại càng thấy bản thân kém cỏi và chán thường hơn.

Vậy nên, lý do ở đâu thì giải quyết ở đó. Mk nghĩ b nên học cách bình thường hóa và trân trọng bản thân nhiều hơn. Có vậy thì mới thoát ra khỏi Peer pressure được. 

Thấy người khác thành công, ai cũng sẽ lo. Minh cũng lo. Nên các bạn trẻ đừng sợ. Vì đây là nỗi sợ của toàn nhân loại. Nó giống như việc lòng tham của con người đấy. Khi giàu bạn sẽ muốn giàu hơn. Vậy đến khi nào là đủ? Khi biết "đủ" các bạn sẽ biết hạnh phúc thật sự là gì.
Minh cũng từng trải qua nên sẽ cho bạn lời khuyên như thế này. Mong sẽ có ích với bạn: 
Thứ 1, hãy biết chấp nhận sự yếu kém của bản thân. Giống như Minh, Minh rất thích ca hát nhưng mình hát không hay. Hồi xưa, Minh hay tự trách sao mình lại hát dở, sao ông trời không cho mình hát hay đi. Nhưng không, khi các bạn hiểu được cốt lõi của mọi việc thì chúng ta đến với cuộc đời này đều có một xứ mạng riêng, một nhiệm vụ riêng để cống hiến với cuộc đời này. Vì vậy, đừng nhìn hành trình của người khác mà đánh giá thấp hành trình của mình.
Thứ 2, hãy là nhân vật chính của cuộc đời của mình! Các bạn yên tâm, một người ngoài kia cho dù thành công rực rỡ đến bao nhiêu. Thì trong cuộc đời bạn, họ vẫn mãi là nhân vật phụ thôi. Đúng không 😂 Vì vậy, hãy để những nhân vật phụ giúp đỡ cho nhân vật chính tỏa sáng đi. Việc của bạn chỉ là chỉ cần làm tốt việc của mk để tỏa sáng trong cuộc đời bạn thôi.
Thứ 3, nếu b loay hoay chưa biết phải làm sao? Hãy chọn một nhân vật mà bạn thích nhất để trở thành. Hãy trở thành họ, học hỏi những cách làm của họ, những thói quen tạo nên thành công của họ. Khi làm việc này một cách nghiêm túc, trên quá trình rèn luyện, các bạn sẽ tìm thấy mình. Không phải là một bản sao, mà là một bản hoàn hảo nhất. 
Chúc bạn sớm vượt qua giai đoạn Peer pressure
2 năm trước lúc đó mình 26 tuổi, mình cũng chỉ có 1 đầu thu nhập với mức lương 12tr/tháng.
Bản thân mình là người có khả năng nắm bắt công việc nhanh nhưng luôn nhút nhát, tự ti về bản thân nên luôn nghĩ rằng mình không thể làm gì ra trò.
Nhưng rồi dịch ập đến, mọi người xung quanh cũng vẫn giàu lên ầm ầm bằng nhiều cách nhưng mình vẫn dậm chân tại chỗ, và rồi từ đây mình bắt đầu vực dậy bản thân cố gắng.
Công việc chính, mình đã cố gắng thật nhiều trau dồi bản thân, cống hiến hết mình cho công việc và tới nay mình đã được thăng cấp với mức thu nhập 20tr/tháng.
Và cùng lúc đó mình cũng bắt đầu bán hàng online ( mình xưa giờ không hề thích buôn bán), nhưng vì cố gắng hết mình và làm việc nghiêm túc nên thu nhập nghề tay trái của mình trung bình cũng tầm 10-12tr/mỗi tháng. Tổng lại thu nhập hiện tại của mình đã cải thiện rất nhiều sau hơn 2 năm. Mặc dù không giàu không bằng ai, nhưng mình hài lòng về công sức và thời gian mình đã bỏ ra cho nó. Kể dài như vậy để tg thấy rằng:
1. Không gì là không thể, hãy bắt tay vào bắt đầu nếu mình thật sự muốn
2. Không có ai yếu kém cả, chỉ là bản thân mình có cố gắng trau dồi bản thân hay không
3. Không phải mình nghèo hơn người ta mà mình có thấy hài lòng về cuộc sống của mình hay không thôi.
Chúc bạn sớm vượt qua áp lực và chứng tỏ bản thân nha.