Bạn muốn chia sẻ câu chuyện nào về cách hàng xử với con của bậc cha mẹ không?

  1. Giáo dục

  2. Xã hội

https://cdn.noron.vn/2023/01/11/734512980772785-1673421476.jpg

[Góc đăng hộ - Topic] Em muốn hỏi là các anh chị nhìn thấy bức hình này, các anh chị có thấy khó chịu ko? Chứ em là em cảm thấy bực bội lắm ấy ạ. Nó khiến em nhớ lại ngày bé em đã chứng kiến chị họ em đã khổ sở vì cái gọi là áp lực cuộc sống từ bác gái em trút lên chị ấy Chị ấy mồ côi bố, bác gái 1 mình nuôi con. Tất nhiên là rất vất vả rồi, và thế là nhiều lúc chả có chuyện gì to tát nhưng cũng có thể bùng lên thành 1 trận đòn.

Em nhớ mãi cái hôm ấy, mẹ em nhờ bác giữ em 1 ngày và gửi ăn bữa trưa. Bác gái em hôm đó làm ca chiều thì phải, chị em đi học về khá muộn nhưng vẫn phải lao vào bếp nấu cơm. Mà khổ cái ngày đó là nấu củi, chị ấy phải hì hục chặt củi thành thanh nhỏ mới dễ nhóm. Lúc loay hoay thì trượt tay, con dao rựa bập thẳng vào ngón tay trỏ của chị ấy 1 vết sâu hoắm. Em đứng gần đó sợ quá hét ầm lên thì bác em đi vào, tưởng bác em sẽ đỡ chị em hay làm gì đó nhưng em đã ngạc nhiên đến đơ người khi bác em dùng thanh củi vụt thẳng vào người chị ấy, chửi chị ấy cố tình trốn việc nên chẻ vào tay (?????)

Em lúc đó còn bé, chỉ tầm 8 tuổi thôi, em đã nghĩ ủa có thể trốn kiểu đó hả? Tự mình làm mình bị thương là trốn nổi hả? Chị ấy lúc đó ko nói gì, chỉ lầm lũi thu dọn rồi vào băng tay. Ấy thế mà bác lại đập thêm phát nữa rồi chửi chị ấy mặt trơ trán bóng vì im lặng ko nói gì. Lúc đó em khóc ầm lên thì bác mới thôi. May mắn là em ko bị mẹ em dạy kiểu thế, nhưng xung quanh em thì rất nhiều. Và hậu quả đáng tiếc cũng rất nhiều luôn, khi mà câu cửa mồm luôn là: biết thế này tao bóp ch.ết mẹ mày ngay từ khi mới đẻ 😥

Từ khóa: 

giáo dục

,

xã hội

Chia sẻ luôn câu chuyện nhà mk.

Hồi học lớp 1, con đã cầm về tấm thẻ huy hiệu của bạn cùng lớp mà chưa hỏi mượn. Khi phát hiện, bé nói rất thích chơi thẻ đó nhưng chỉ có trong gói bim bim, trong khi bố mẹ lại không cho ăn món này. Thế nên cậu bé định mang món đồ đó về chơi một tối, rồi sáng hôm sau trả. Bé sợ hỏi lỡ bạn không đồng ý nên cứ cầm trước, trả sau.

Mk cũng bình tĩnh ngồi xuống trò chuyện, hỏi han thật kỹ để con tự nhận thức được rằng muốn lấy đồ, mượn đồ của người khác phải hỏi trước và phải được sự cho phép của người ấy, vì đó là tài sản riêng của họ.

Mk nghĩ quan trọng là giúp con nhận biết nếu mượn đồ, lấy đồ của bất kỳ ai, kể cả người thân như bố mẹ, mà không hỏi mượn, hỏi xin và chưa được phép, hành vi đó được xem là ăn cắp vặt.

Mk cũng k quên nói chuyện với con: "Nếu lần sau con muốn có thẻ đó chơi thì có thể làm gì khác?". Bé trả lời: "Sẽ hỏi mượn bạn, đổi đồ cho bạn, cho bạn đồ để bạn cho mượn...".

Lúc hiểu ra vấn đề, con trai mk hơi sợ phải nhận lỗi. Mk động viên làm sai thì phải nhận. Thành thật xin lỗi và tuyệt đối không tái phạm để được tha lỗi và nhất là để tự tôn trọng mình.

Chiều hôm sau đi học về, cu cậu vui vẻ kể đã xin lỗi bạn và trả lại đồ chơi cho bạn. Kể từ lần ý thì mk thấy bé chưa lặp lại lỗi này bao giờ nên cũng thấy vui vì cách dạy con có tác dụng. Quan trọng vẫn là bình tĩnh và giúp bé hiểu đk tường tận vấn đề các mẹ ạ. 

Trả lời

Chia sẻ luôn câu chuyện nhà mk.

Hồi học lớp 1, con đã cầm về tấm thẻ huy hiệu của bạn cùng lớp mà chưa hỏi mượn. Khi phát hiện, bé nói rất thích chơi thẻ đó nhưng chỉ có trong gói bim bim, trong khi bố mẹ lại không cho ăn món này. Thế nên cậu bé định mang món đồ đó về chơi một tối, rồi sáng hôm sau trả. Bé sợ hỏi lỡ bạn không đồng ý nên cứ cầm trước, trả sau.

Mk cũng bình tĩnh ngồi xuống trò chuyện, hỏi han thật kỹ để con tự nhận thức được rằng muốn lấy đồ, mượn đồ của người khác phải hỏi trước và phải được sự cho phép của người ấy, vì đó là tài sản riêng của họ.

Mk nghĩ quan trọng là giúp con nhận biết nếu mượn đồ, lấy đồ của bất kỳ ai, kể cả người thân như bố mẹ, mà không hỏi mượn, hỏi xin và chưa được phép, hành vi đó được xem là ăn cắp vặt.

Mk cũng k quên nói chuyện với con: "Nếu lần sau con muốn có thẻ đó chơi thì có thể làm gì khác?". Bé trả lời: "Sẽ hỏi mượn bạn, đổi đồ cho bạn, cho bạn đồ để bạn cho mượn...".

Lúc hiểu ra vấn đề, con trai mk hơi sợ phải nhận lỗi. Mk động viên làm sai thì phải nhận. Thành thật xin lỗi và tuyệt đối không tái phạm để được tha lỗi và nhất là để tự tôn trọng mình.

Chiều hôm sau đi học về, cu cậu vui vẻ kể đã xin lỗi bạn và trả lại đồ chơi cho bạn. Kể từ lần ý thì mk thấy bé chưa lặp lại lỗi này bao giờ nên cũng thấy vui vì cách dạy con có tác dụng. Quan trọng vẫn là bình tĩnh và giúp bé hiểu đk tường tận vấn đề các mẹ ạ. 

Chiều nay mình cũng vừa thấy bức ảnh này, thực sự là nó giống hoàn cảnh của gia đình mình cực kỳ. Vậy nên mình từ một đứa khóc bù lu bù loa trở nên ngày càng trầm lặng trong chính căn nhà của mình. Mình biết bố mẹ vất vả, cũng rất mệt mỏi nhưng việc trút bỏ cảm xúc đó lên con cái đến giờ mình vẫn không đồng ý.

Có điều đó chỉ là khía cạnh dạy dỗ mình thôi, còn ở một góc nhìn khác thì bố mẹ chưa bao giờ can thiệp vào những ước mơ,mong muốn, nguyện vọng của mình. Khi mình lựa chọn trường học hay chọn nghề nghiệp, mua những vật có giá trị, bố mẹ chỉ nhắc mình suy nghĩ chắc chắn và mong rằng mình luôn vui vẻ, sống đời tự do, ko ép uổngthành tích, gò bó lựa chọn hay áp đặt chuẩn mực lên mình. 

Mình nghĩ bố mẹ cũng là lần đầu làm bố mẹ, mình cũng là lần đầu và lần duy nhất làm con, vì vậy những thiếu sót trong phương pháp dạy và tiếp thu là khó có thể tránh khỏi. Quan trọng nhất bố mẹ vẫn luôn yêu thương mình và tôn trọng quyết định của mình, vậy là đủ rồi.

Vì chúng là đứa trẻ, nên dùng tình thương và sự tinh tế để dạy chúng. Chúng ta là người lớn, nếu ứng sử với trẻ bằng bạo lực, và ứng sử với chúng theo cách cùng vai phải lứa như mình thì thật mất cân đối, như vậy thì làm người lớn để làm gì, không đáng để gọi là người lớn