Bạn ấn tượng gì về những sứ giả ngoại giao thời xưa?

  1. Lịch sử

Ấn thượng về những sứ giả ngoại giao thời xưa thì nhiều. Nhưng đây là những ý nghĩ đang hiện lên ngay lúc này, khi mà mới đọc xong một áng thơ buồn:

“Châu kiều nam bắc thị thiên nhai _/_ Phụ lão niên niên đẳng giá hồi. _/_ Nhẫn lệ thất thanh tuân sử giả: _/_ Kỷ thì chân hữu lục quân lai?”

Dịch:

"Phía nam phía bắc cầu Châu đều là đường kinh. _/_ Phụ lão đã nhiều năm chờ xe vua trở về. _/_ Nuốt nước mắt nghẹn ngào hỏi sứ giả: _/_ Bao giờ thì 6 đoàn quân thực sự đến?”

Phạm Thành Đại đã làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này khi đang trên đường đi sứ nhà Kim. Tả lại cảnh tượng xúc động nghẹn ngào của một người phụ lão Hán tộc sống trên đất Kim khi thấy xứ giả Nam Tống đến.

Khoảng thời gian đầu đời, từ hồi còn thơ ấu cho đến lúc trưởng thành chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong suốt cả cuộc đời của người phụ lão, khi mà ông ta còn được là con dân của Bắc Tống. Thế rồi nạn nước ập đến. Quân đội nhà Kim tràn xuống đánh chiếm sát nhập lãnh thổ, bắt dân cư. Nên đã phải sống phần đời còn lại trên quê hương bị ngoại tộc cai trị. Từ khi còn trai trẻ cho đến lúc tóc đã bạc màu vẫn không nguôi hy vọng, rằng đoàn quân Tống triều khi xưa đã triệt thoái xuống phương nam, một ngày nào đó sẽ quay lại giải phóng...

Hy vọng được nhìn thấy đoàn quân giải phóng của người phụ lão đã không bao giờ trở thành sự thật trong cuộc đời ông ta. Cho đến lúc trở về với đất mẹ thì vẫn "Giấc mơ chỉ là giấc mơ" (Hồ Ngọc Hà - Album: Muốn nói với anh).








Bài thơ phụ lão gặp sứ giả này làm gợi nhớ đến một cảnh tượng đầy xúc động của lịch sử nước Nam. Đó là thời điểm khi mà dân chúng hân hoan đổ ra đón mừng Lê Lợi cùng với đoàn quân Lam Sơn đang tiến vào giải phóng Nghệ An. Trong Toàn Thư chép:

"Ất Tỵ, [1425], (Minh Nhân Tông Cao Xí Hồng Hy năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, vua đem quân đến hương Đa Lôi , huyện Thổ Du, trấn Nghệ An. Già trẻ tranh nhau đem trầu rượu đến đón và khao quân. Mọi người đều nói: "Không ngờ ngày nay lại được trông thấy uy nghi của nước cũ"."

Trước đó đã có biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ chống quân Minh đều gặp kết cục thất bại trong bể máu. Vậy nên nhân dân Nghệ An có nằm mơ cũng chẳng thể ngờ được rằng, có một ngày trong đời, họ lại được trông thấy uy nghi của nước cũ. Niềm vui sướng thật lúc đó là nâng nâng khó tả, như là đang ở trong một "Giấc mơ có thật" (Lệ Quyên - Album: Giấc mơ có thật)

Bài thơ của Phạm Thành Đại đã trở thành thiên cổ có một không hai trong lịch sử văn hóa Trung Hoa cùng với tên tuổi của ông ta. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ là do vào năm 1170, khi vua Hiếu Tông của triều đại Nam Tống quyết tâm bãi bỏ việc Tống đế phải đích thân bước xuống quỳ lạy trước mặt sứ giả nước Kim nhận thư rồi chuyển cho nội thị. Đây là một lễ nghi có tính sỉ nhục. Đại thần trong triều đều sợ hãi, tất cả quan văn võ trong triều không ai dám phụng mệnh đi.

Chỉ có Phạm Thành Đại là dám đứng ra nhận trách nhiệm đến nước Kim thuyết phục Kim Thế Tông cho bỏ qua lễ tiết như vậy. Ông ta ở nước Kim bị hại nhưng không vì thế mà làm nhục sứ mệnh. Và trên đường đi còn viết ra một áng văn thơ để đời.

Khi biết về cuộc đời của Phạm Thành Đại, lại không khỏi nhớ đến và thêm cảm phục Giang Văn Minh. Vị sứ thần của nước Nam "Bất nhục quân mệnh" (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Sùng Trinh hành hình vào năm 1638.

Giai thoại về màn đối đáp cứng cỏi cùng với tên tuổi của Giang Văn Minh sẽ còn lưu truyền mãi trong hậu thế:

"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục _/_ Đằng Giang tự cổ huyết do hồng".

Dịch:

"Cột đồng đến giờ rêu vẫn mọc _/_ Sông Đằng thủa trước máu còn loang".

Từ khóa: 

lịch sử

Nhà ngoại giao thời xưa thì chắc nhớ nhất là Tô Tần, Trương Nghi, uốn ba tấc lưỡi định giang sơn, chỉ cần đá lưỡi cũng cầm ấn tể tướng 6 nước.

Trả lời

Nhà ngoại giao thời xưa thì chắc nhớ nhất là Tô Tần, Trương Nghi, uốn ba tấc lưỡi định giang sơn, chỉ cần đá lưỡi cũng cầm ấn tể tướng 6 nước.