Bản chất của thời gian là tuyến tính hay theo chu kỳ?

  1. Khoa học

Mình đang thắc mắc về bản chất và ý nghĩa của thời gian. Ai có thể giải thích cho mình được không ạ?

Từ khóa: 

khoa học

Bằng các giác quan của con người (khoa học thực nghiệm), chúng ta nhìn thấy thế giới xung quang là các vật thể có hình khối là chiều dài, chiều rộng, chiều sâu. Đó gọi là không gian 3 chiều. Ngoài ra, chúng ta còn thấy các vật thể này không đứng im, bất biến mà chuyển động hoặc biến đổi hình thái, và ta thêm chiều thứ 4 mà mắt ta quan sát thấy, đó là chiều thời gian. Chiều thời gian, dùng để phân biệt cùng vật thể A nhưng ở các thời điểm khác nhau, vì vị trí và hình thái của nó nhìn khác nhau. Nếu toàn bộ thế giới xung quanh ta hoàn toàn bất biến, đứng im thì ta sẽ không bao giờ cảm nhận được chiều thời gian nay.

Sở dĩ ta quan sát được sự chuyển động hoặc biến đổi của vật thể A (cảm nhận được thời gian), là do ánh sáng phản chiếu vào vật thể đó truyền đến mắt ta. Nếu bằng cách nào đó, ta có thể chế tạo đc 1 cỗ máy đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng, nếu đi cùng chiều và nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì ta có thể đến đc tương lai, nếu đi ngược chiều và nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì về được quá khứ. Tuy nhiên, việc chế tạo ra được một cái gì đó nhanh hơn cả ánh sáng là điều rất khó tưởng tượng.

Quay trở lại câu hỏi thời gian là tuyến tính hay chu kỳ? Nếu đến một lúc nào đó, toàn bộ thế giới xung quanh ta ở thời điểm t2 đều giống hoàn toàn với thời điểm t1, thì mới có thể kết luận thời gian là chu kỳ khép kín, mọi thứ lại diễn ra 1 vòng tuần hoàn từ thời điểm t2 trở đi giống như ở thời điểm bắt đầu của t1. Có điều, không ai biết điều này có xảy ra hay không? Thế giới chúng ta đang sống là chu kỳ đầu tiên và duy nhất, không lặp lại của trái đất hay đang là chu kỳ thứ bao nhiêu?

Và liệu có tồn tại 2 thế giới song song không? Ngoài thế giới chúng ta đang sống (là thế giới mà chúng ta quan sát được) có đồng thời tồn tại một hoặc nhiều thế giới khác không?Một số bậc chân tù theo con đường thiền định họ có nói, họ mở được luân xa nên nhìn thấy đc thế giới khác mà người thường không nhìn thấy được. Tuy nhiên, không ai kiểm chứng được.

Tuy nhiên, có thể chắc chắn một điều, trong 1 đời người thì thời gian là tuyến tính.

Trả lời

Bằng các giác quan của con người (khoa học thực nghiệm), chúng ta nhìn thấy thế giới xung quang là các vật thể có hình khối là chiều dài, chiều rộng, chiều sâu. Đó gọi là không gian 3 chiều. Ngoài ra, chúng ta còn thấy các vật thể này không đứng im, bất biến mà chuyển động hoặc biến đổi hình thái, và ta thêm chiều thứ 4 mà mắt ta quan sát thấy, đó là chiều thời gian. Chiều thời gian, dùng để phân biệt cùng vật thể A nhưng ở các thời điểm khác nhau, vì vị trí và hình thái của nó nhìn khác nhau. Nếu toàn bộ thế giới xung quanh ta hoàn toàn bất biến, đứng im thì ta sẽ không bao giờ cảm nhận được chiều thời gian nay.

Sở dĩ ta quan sát được sự chuyển động hoặc biến đổi của vật thể A (cảm nhận được thời gian), là do ánh sáng phản chiếu vào vật thể đó truyền đến mắt ta. Nếu bằng cách nào đó, ta có thể chế tạo đc 1 cỗ máy đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng, nếu đi cùng chiều và nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì ta có thể đến đc tương lai, nếu đi ngược chiều và nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì về được quá khứ. Tuy nhiên, việc chế tạo ra được một cái gì đó nhanh hơn cả ánh sáng là điều rất khó tưởng tượng.

Quay trở lại câu hỏi thời gian là tuyến tính hay chu kỳ? Nếu đến một lúc nào đó, toàn bộ thế giới xung quanh ta ở thời điểm t2 đều giống hoàn toàn với thời điểm t1, thì mới có thể kết luận thời gian là chu kỳ khép kín, mọi thứ lại diễn ra 1 vòng tuần hoàn từ thời điểm t2 trở đi giống như ở thời điểm bắt đầu của t1. Có điều, không ai biết điều này có xảy ra hay không? Thế giới chúng ta đang sống là chu kỳ đầu tiên và duy nhất, không lặp lại của trái đất hay đang là chu kỳ thứ bao nhiêu?

Và liệu có tồn tại 2 thế giới song song không? Ngoài thế giới chúng ta đang sống (là thế giới mà chúng ta quan sát được) có đồng thời tồn tại một hoặc nhiều thế giới khác không?Một số bậc chân tù theo con đường thiền định họ có nói, họ mở được luân xa nên nhìn thấy đc thế giới khác mà người thường không nhìn thấy được. Tuy nhiên, không ai kiểm chứng được.

Tuy nhiên, có thể chắc chắn một điều, trong 1 đời người thì thời gian là tuyến tính.

Mình nghĩ nó tuyến tính, vì nó chỉ có 1 chiều tăng mà không ngược lại, và nó chắc chắn không lặp lại (lặp lại chỉ có trong viễn tưởng thôi), "Không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông" là câu thể hiện đơn giản nhất cái tuyến tính của thời gian.

Tôi nghĩ bản chất của thời gian là vừa tuyến tính vừa chu kỳ giống như dạng sóng không đều