Bạn có thấy não bộ luôn ưu tiên những điều tiêu cực?

  1. Tâm lý học

  2. Kỹ năng mềm

Nếu phải lục lại ký ức và kể về 10 kỷ niệm vui, 10 kỷ niệm buồn; hầu hết mọi người sẽ dễ dàng nhớ về những câu chuyện buồn, những trải nghiệm tồi tệ của mình. Thậm chí khi nhớ lại thì vẫn còn rất nhiều cảm xúc từ câu chuyện buồn đó.

Nhưng điều gì đã khiến chúng ta thật khó để khắc ghi những chuyện vui vẻ với cảm xúc tích cực, vui vẻ?

Từ khóa: 

tâm lý học

,

kỹ năng mềm

Khả năng ghi nhớ của mỗi người là không giống nhau. Ký ức cũng là một loại "phản xạ có điều kiện". Ví dụ khi nhắc về kỷ niệm đó, đường liên kết tạm thời liên kết các vùng khác nhau của não khiến chúng ta cảm thấy vui/buồn, hay là dáng hình, thanh âm. Và tiền ý thức chúng ta không phân biệt đúng/sai, tiêu cực/tích cực, nó thật sự "ngu ngốc", chỉ biết làm theo "thói quen" được "lập trình" sẵn. Vì vậy, "não bộ" không ưu tiên điều "tiêu cực" hay "tích cực".

Còn nguyên nhân tại sao có hiện tượng trên rất đơn giản: Do tính cách của mỗi người. Chỉ có ý thức mới biết phân biệt đúng/sai, tích cực/tiêu cực. Cũng là thứ khiến loài người khác biệt với các loài động vật khác. Mỗi khi bạn nhớ về kỷ niệm, nó sẽ củng cố đường liên kết tạm thời trong não. Giống như đường mòn vậy, đi nhiều thành đường, cỏ không mọc được. Ngược lại, không đi nữa, cỏ sẽ chiếm chỗ và con đường mòn biến mất. Những người nhạy cảm hơn sẽ khó quên chuyện buồn hơn. Và khi tâm trí chỉ toàn chuyện buồn thì tiền ý thức sẽ ưu tiên chúng vì tưởng rằng nó "quan trọng". Còn chuyện vui do không được nhắc tới nữa nên mờ dần đi...

https://cdn.noron.vn/2021/06/13/08fa33d86e496c103825976ddf1aded88def35ca7a58cf7216392db871caf5231-1623583231.jpg
Trả lời

Khả năng ghi nhớ của mỗi người là không giống nhau. Ký ức cũng là một loại "phản xạ có điều kiện". Ví dụ khi nhắc về kỷ niệm đó, đường liên kết tạm thời liên kết các vùng khác nhau của não khiến chúng ta cảm thấy vui/buồn, hay là dáng hình, thanh âm. Và tiền ý thức chúng ta không phân biệt đúng/sai, tiêu cực/tích cực, nó thật sự "ngu ngốc", chỉ biết làm theo "thói quen" được "lập trình" sẵn. Vì vậy, "não bộ" không ưu tiên điều "tiêu cực" hay "tích cực".

Còn nguyên nhân tại sao có hiện tượng trên rất đơn giản: Do tính cách của mỗi người. Chỉ có ý thức mới biết phân biệt đúng/sai, tích cực/tiêu cực. Cũng là thứ khiến loài người khác biệt với các loài động vật khác. Mỗi khi bạn nhớ về kỷ niệm, nó sẽ củng cố đường liên kết tạm thời trong não. Giống như đường mòn vậy, đi nhiều thành đường, cỏ không mọc được. Ngược lại, không đi nữa, cỏ sẽ chiếm chỗ và con đường mòn biến mất. Những người nhạy cảm hơn sẽ khó quên chuyện buồn hơn. Và khi tâm trí chỉ toàn chuyện buồn thì tiền ý thức sẽ ưu tiên chúng vì tưởng rằng nó "quan trọng". Còn chuyện vui do không được nhắc tới nữa nên mờ dần đi...

https://cdn.noron.vn/2021/06/13/08fa33d86e496c103825976ddf1aded88def35ca7a58cf7216392db871caf5231-1623583231.jpg

Rõ ràng là vậy á. Và con người ta cũng dễ tiếp nhận những thông tin tiêu cực hơn. Ví dụ trong cách viết quảng cáo, các nhà làm truyền thông người ta thường sẽ dẵn dắt từ nỗi đau của khách hàng rồi sau đấy giới thiệu sản phẩm, rõ ràng là nó hiệu quả hơn rất nhiều so với cách đưa lợi ích của sản phẩm lên đầu vì ko thu hút bằng.

Hoặc điển hình những vụ việc tiêu cực trong xã hội như giết người, hiếp dâm,... thường được quan tâm và chú ý hơn cả. Còn những câu chuyện người tốt, việc tốt sẽ chỉ tồn tại 1 thời gian ngắn rồi đi vào quên lãng hoặc thậm chí ko được nhiều người để tâm đến.

Vậy tại sao bạn lại không nhìn thấy ánh sáng trong bóng tối... Ví như bạn nghĩ về quá khứ về những gì đã xảy ra và trải qua thì bạn phải vui vẻ và tự hào mới phải vì những tiêu cực trong quá khứ mà bạn đã trải qua đã mài dũa và giúp bạn trưởng thành và được như ngày hôm nay.... Và bạn đã mạnh mẽ bước qua nó chứ không đầu hàng trước nó......