Bạn có thấy nghịch lý là làm thầy dạy cho cả thiên hạ nhưng tại sao không dạy được cho người thân của mình, tại sao vậy?

  1. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Lâu mới thấy anh Anh Mai, em có vài ý tưởng về việc này anh ơi.

Từ xưa, người ta thường nói "dao sắc không gọt được chuôi" để bày tỏ sự bất lực trong quá trình dạy dỗ người thân và đặc biệt là càng thân thì càng khó dạy anh ạ :)

Em nghĩ nguyên nhân nằm ở:

- Mối quan hệ quá gần gũi dẫn đến việc hiểu quá rõ cả mặt tốt lẫn mặt xấu của nhau nên thường cảm giác không có gì đáng để ngưỡng mộ, học hỏi (Ví dụ cha mẹ thường nhắc con phải làm bài về nhà, đọc sách trong khi họ dành buổi tối để dùng điện thoại, thì đứa trẻ sẽ tin vào điều nó thấy hơn là điều nó nghe).

- Điều mà người dạy muốn truyền tải quá lớn so sức hiểu biết của người học và cách truyền đạt của họ không phù hợp với người học. (Ví dụ cha muốn con trai nói năng có suy nghĩ, hành động có trách nhiệm, chín chắn khi con mới ...14 tuổi, nếu dạy con không nghe thì cha chuyển sang la mắng, thậm chí đánh đập cho con...tiến bộ).

- Kì vọng của người dạy quá lớn so với người học và việc dạy bảo mang tính áp đặt. Đôi khi con người ta coi việc dạy bảo thế hệ sau là hoạt động "đo ni đóng giày" (dù ý thức hay vô thức) nhằm tạo ra các bản sao của chính mình. (Ví dụ những bậc phụ huynh tài giỏi, thành công thường cho con thời khóa biểu của vĩ nhân và mong con phát triển toàn diện, nếu không đạt được kì vọng thì bắt đầu kể chuyện ngày xưa của mình hoặc so sánh con em với các tài năng trẻ đương thời.)

-Trong quá trình dạy, người dạy dễ bị cảm xúc chi phối dẫn đến dạy bảo một cách thất thường, khi thì nghiêm khắc cực đoan, lúc lại nuông chiều tưởng thưởng thái quá.

Em nghĩ dạy người không phải việc đơn giản, bởi nó đòi hỏi tình yêu thương, lòng kiên nhẫn và sự hiểu biết về nhiều mặt anh ạ.

Trả lời

Lâu mới thấy anh Anh Mai, em có vài ý tưởng về việc này anh ơi.

Từ xưa, người ta thường nói "dao sắc không gọt được chuôi" để bày tỏ sự bất lực trong quá trình dạy dỗ người thân và đặc biệt là càng thân thì càng khó dạy anh ạ :)

Em nghĩ nguyên nhân nằm ở:

- Mối quan hệ quá gần gũi dẫn đến việc hiểu quá rõ cả mặt tốt lẫn mặt xấu của nhau nên thường cảm giác không có gì đáng để ngưỡng mộ, học hỏi (Ví dụ cha mẹ thường nhắc con phải làm bài về nhà, đọc sách trong khi họ dành buổi tối để dùng điện thoại, thì đứa trẻ sẽ tin vào điều nó thấy hơn là điều nó nghe).

- Điều mà người dạy muốn truyền tải quá lớn so sức hiểu biết của người học và cách truyền đạt của họ không phù hợp với người học. (Ví dụ cha muốn con trai nói năng có suy nghĩ, hành động có trách nhiệm, chín chắn khi con mới ...14 tuổi, nếu dạy con không nghe thì cha chuyển sang la mắng, thậm chí đánh đập cho con...tiến bộ).

- Kì vọng của người dạy quá lớn so với người học và việc dạy bảo mang tính áp đặt. Đôi khi con người ta coi việc dạy bảo thế hệ sau là hoạt động "đo ni đóng giày" (dù ý thức hay vô thức) nhằm tạo ra các bản sao của chính mình. (Ví dụ những bậc phụ huynh tài giỏi, thành công thường cho con thời khóa biểu của vĩ nhân và mong con phát triển toàn diện, nếu không đạt được kì vọng thì bắt đầu kể chuyện ngày xưa của mình hoặc so sánh con em với các tài năng trẻ đương thời.)

-Trong quá trình dạy, người dạy dễ bị cảm xúc chi phối dẫn đến dạy bảo một cách thất thường, khi thì nghiêm khắc cực đoan, lúc lại nuông chiều tưởng thưởng thái quá.

Em nghĩ dạy người không phải việc đơn giản, bởi nó đòi hỏi tình yêu thương, lòng kiên nhẫn và sự hiểu biết về nhiều mặt anh ạ.

Dạ người thân khó lắm ạ, ba em dạy lái xe cho rất nhiều người ai cũng nói dễ hiểu, tận tình, kiên nhẫn không áp lực. Nhưng đến khi ba dạy em thì em không học nổi, em cảm thấy áp lực đến từ cả 2 phía, ba dạy thì mong muốn và đòi hỏi khá cao với em, một phần vì ba lái xe chuyên mà con không lái tốt cũng không hay còn em thì học với người thân nên tự áp lực mình làm tốt nhất có thể. Nhiều lúc làm sai kỹ thuật hoặc quên thì ba thể hiện thái độ và em thì rất buồn và bực bản thân, cái cảm giác người nhà chê bai, không công nhận mình nặng nề hơn người ngoài rất nhiều ạ. Vì thế nên em nghĩ người nhà chỉ nên tham vấn còn vẫn nên đi học ngoài. Không chỉ về việc dạy mà kể cả bác sĩ khi phẫu thuật cũng hạn chế là người nhà của bệnh nhân vì yếu tố cảm xúc tác động rất lớn đến việc thành bại.