Bạn hiểu câu "Bán mình cho tư bản" mà giới trẻ hay sử dụng nghĩa mà gì?

  1. Triết học

  2. Xã hội

Bạn có đang "bán mình cho tư bản"?

Từ khóa: 

tư bản

,

bán mình cho tư bản

,

triết học

,

xã hội

Mình thấy câu này giới trẻ dùng chủ yếu khoảng đùa 80% còn 20% là nghiêm túc.

Ý nghĩa thuần của câu này: Biết rằng "Giá trị mà họ tạo ra khi làm việc sẽ không được trả xứng đáng đâu" nhưng vẫn đồng ý đi làm.

Nhưng người dùng trẻ ngày không có ý gì quá nặng nề như ngày xưa, kiểu bọn công ty "bóc lột" đâu. Đơn giản là trêu nhau, nhắc nhau biết vậy thôi. 

Trả lời

Mình thấy câu này giới trẻ dùng chủ yếu khoảng đùa 80% còn 20% là nghiêm túc.

Ý nghĩa thuần của câu này: Biết rằng "Giá trị mà họ tạo ra khi làm việc sẽ không được trả xứng đáng đâu" nhưng vẫn đồng ý đi làm.

Nhưng người dùng trẻ ngày không có ý gì quá nặng nề như ngày xưa, kiểu bọn công ty "bóc lột" đâu. Đơn giản là trêu nhau, nhắc nhau biết vậy thôi. 

Có bạn ơi, tôi đang bán mình cho tư bản đây. Đi làm mỗi ngày dưới trướng sếp và nhận lương cuối tháng thì đều là đang làm việc cho tư bản cả. 

Giống như Minh Hiếu có đề cập ở dưới. Các bạn trẻ giờ trình độ học vấn cao, khái niệm "tư bản" này được xuất phát từ triết học, các học thuyết của Mac - Lenin. Chính chúng ta cũng có thể trở thành nhà tư bản nếu có số tiền đủ lớn để mua tư liệu sản xuất và sức lao động (tùy vào lĩnh vực và quy mô kinh doanh), mang lại giá trị thặng dư. 

Tất nhiên thời đại giờ, "tư bản" không mang nghĩa nặng nề như ngày xưa. Tôi cũng muốn lên làm tư bản, đè đầu nhân viên mà không đủ nguồn lực :)

Là những người thỏa hiệp đi làm vì đồng lương để duy trì cuộc sống. Những người nói câu này thường không có sự yêu thích lắm với công việc. Đây còn là câu đùa thể hiện sự hài hước có kiến thức. Giới trẻ bây giờ được phổ cập giáo dục bậc cao, đại học và môn triết học là bắt buộc thế nên rất nhiều bạn được học về lý thuyết tư bản (trước đó ở phổ thông có được nhắc qua trong môn lịch sử):
Bán mình cho tư bản ở đây là vai trò người vô sản bán sức lao động cho nhà tư bản để đổi lấy tiền công. bị Tư bản bóc lột sức lao động ( tạo thặng dư lao động).