Bạn nghĩ gì về vụ 100 container hạt điều xuất sang Ý nguy cơ bị lừa?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Thực ra vụ này còn thiếu quá nhiều thông tin để có thể trả lời là mình nghĩ gì, hiện tại mình vẫn đang tiếp tục theo dõi vụ việc. Tuy nhiên, có một điều mà mình thấy trong vụ việc mà mình thấy khá đáng tiếc đó là phương thức thanh toán mà các bên lựa chọn. Theo thông tin mình đọc được thì bên xuất khẩu lựa chọn phương thức nhờ thu trả ngay (D/P) tức là người mua phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ, thay vì lựa chọn phương thức mở tín dụng (L/C) tức là thông qua ngân hàng cấp tín dụng. Có lẽ vì mở LC tốn kém hơn nên các doanh nghiệp không lựa chọn và có xu hướng nghĩ rằng rủi ro không xảy ra. Tuy nhiên, LC hiện nay là phương thức thanh toán ngoại thương phổ biến nhất là có lý do của nó. Dù LC tốn kém hơn và mất thời gian hơn nhưng ít nhất là khi bạn có ngân hàng đảm bảo thì dù người mua không thanh toán, người bán vẫn có ngân hàng phát hành LC thanh toán tiền hàng và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như đã quy định trong LC. Và thực tế là rủi ro đã xảy ra và chi phí mà các doanh nghiệp có nguy cơ phải chịu lớn hơn LC rất nhiều. Do đó, mình nghĩ các doanh nghiệp xuất khẩu từ nay nên lưu ý hơn về các quy định, tập quán quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chính xác là nên tham khảo các đơn vị tư vấn luật uy tín để tránh vấn đề tiền mất, tật mang. Đôi khi rủi ro không phải là thứ nhãn tiền, có thể nhìn thấy rõ ràng, mà hầu như rủi ro đều tiềm ẩn nên việc việc có những đơn vị chuyên môn tư vấn là cực cần thiết. Bình thường nếu ở sân nhà thì không nói, nhưng một khi đã ra quốc tế thì mọi thứ đều phải giấy trắng mực đen, có cơ sở pháp lý rõ ràng thì mới tránh được những sự cố đáng tiếc dẫn đến tiền mất tật mang.

Ở đây mình chỉ nói ngắn gọn vài dòng thôi, còn lại thì cần phải theo dõi sát sao và sâu xa hơn vụ việc.

Trả lời

Thực ra vụ này còn thiếu quá nhiều thông tin để có thể trả lời là mình nghĩ gì, hiện tại mình vẫn đang tiếp tục theo dõi vụ việc. Tuy nhiên, có một điều mà mình thấy trong vụ việc mà mình thấy khá đáng tiếc đó là phương thức thanh toán mà các bên lựa chọn. Theo thông tin mình đọc được thì bên xuất khẩu lựa chọn phương thức nhờ thu trả ngay (D/P) tức là người mua phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ, thay vì lựa chọn phương thức mở tín dụng (L/C) tức là thông qua ngân hàng cấp tín dụng. Có lẽ vì mở LC tốn kém hơn nên các doanh nghiệp không lựa chọn và có xu hướng nghĩ rằng rủi ro không xảy ra. Tuy nhiên, LC hiện nay là phương thức thanh toán ngoại thương phổ biến nhất là có lý do của nó. Dù LC tốn kém hơn và mất thời gian hơn nhưng ít nhất là khi bạn có ngân hàng đảm bảo thì dù người mua không thanh toán, người bán vẫn có ngân hàng phát hành LC thanh toán tiền hàng và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như đã quy định trong LC. Và thực tế là rủi ro đã xảy ra và chi phí mà các doanh nghiệp có nguy cơ phải chịu lớn hơn LC rất nhiều. Do đó, mình nghĩ các doanh nghiệp xuất khẩu từ nay nên lưu ý hơn về các quy định, tập quán quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chính xác là nên tham khảo các đơn vị tư vấn luật uy tín để tránh vấn đề tiền mất, tật mang. Đôi khi rủi ro không phải là thứ nhãn tiền, có thể nhìn thấy rõ ràng, mà hầu như rủi ro đều tiềm ẩn nên việc việc có những đơn vị chuyên môn tư vấn là cực cần thiết. Bình thường nếu ở sân nhà thì không nói, nhưng một khi đã ra quốc tế thì mọi thứ đều phải giấy trắng mực đen, có cơ sở pháp lý rõ ràng thì mới tránh được những sự cố đáng tiếc dẫn đến tiền mất tật mang.

Ở đây mình chỉ nói ngắn gọn vài dòng thôi, còn lại thì cần phải theo dõi sát sao và sâu xa hơn vụ việc.

Mình đọc báo thấy bảo các doanh nghiệp hạt điều đều ký hợp đồng thông qua Công ty môi giới Kim Hạnh Việt xuất khẩu nhân điều sang Italy nhưng không nhận được tiền thanh toán, trị giá hàng trăm triệu USD đấy chứ chả đùa đâu :)) diễn biến như nào thì chắc phải theo dõi thêm, phát hiện được ra thì mong sẽ giải quyết được.