Bất bình đẳng xã hội là gì?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.

Tất cả các xã hội - cả quá khứ hay hiện tại - đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là một quá trình trong đó con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi các địa vị, vai trò và những đặc điểm khác nhau. Quá trình của sự khác biệt xã hội không đòi hỏi con người đánh giá các vai trò và các hoạt động cụ thể tồn tại như là quan trọng hơn những cái khác; tuy nhiên, sự khác biệt xã hội chuẩn bị cho sự bất bình đẳng xã hội, là một điều kiện trong đó con người có cơ hội không ngang bằng về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín. Nhà xã hội học Daniel Rossides cho rằng: ngay trong các xã hội đơn giản nhất "người già thường có uy quyền đối với người trẻ, cha mẹ có uy quyền với con cái, và đàn ông có uy quyền đối với đàn bà."

Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác. Qua những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau. Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng trong tổ chức xã hội.

Mình vừa học bài này hôm qua 😂

Trả lời

Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.

Tất cả các xã hội - cả quá khứ hay hiện tại - đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là một quá trình trong đó con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi các địa vị, vai trò và những đặc điểm khác nhau. Quá trình của sự khác biệt xã hội không đòi hỏi con người đánh giá các vai trò và các hoạt động cụ thể tồn tại như là quan trọng hơn những cái khác; tuy nhiên, sự khác biệt xã hội chuẩn bị cho sự bất bình đẳng xã hội, là một điều kiện trong đó con người có cơ hội không ngang bằng về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín. Nhà xã hội học Daniel Rossides cho rằng: ngay trong các xã hội đơn giản nhất "người già thường có uy quyền đối với người trẻ, cha mẹ có uy quyền với con cái, và đàn ông có uy quyền đối với đàn bà."

Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác. Qua những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau. Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng trong tổ chức xã hội.

Mình vừa học bài này hôm qua 😂

Khái niệm và bất bình đẳng trong xã hội thì nên hiểu nôm na, ngắn ngọn như bạn 

Nguyễn Thn Dung
đã đề cập đến. Mình chỉ xin phép được bổ sung thêm một số chi tiết cơ bản liên quan như này:

  • Bất bình đẳng xã hội là một khái niệm rộng mà trong đó hàm chứa khái niệm bất công bằng xã hội và công bằng xã hội. Bất bình đẳng xã hội có bất bình đẳng xã hội dựa trên sự hợp lý hợp pháp và cũng có bất bình đẳng xã hội dựa trên sự không hợp lý và không hợp pháp.
  • Cơ sở tạo nên sự bất bình đẳng xã hội.
- Bất bình đẳng xã hội luôn có những nét khác nhau trong những xã hội khác nhau.
- Ở xã hội có qui mô và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng xã hội gây gắt hơn so với các xã hội đơn giản.
- Bất bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả cụ thể.
- Nó liên quan đến giai cấp, giới tính, chủng tộc, lãnh thổ,…
- Dù có những nguyên nhân đa dạng và khác nhau, thì người ta vẫn qui chính vào ba loại sau:
+ Những cơ sở trong cuộc sống.
+ Địa vị xã hội.
+ Ảnh hưởng chính trị.

Ngoài thông tin của bạn Dung và bạn Toàn, mình cũng muốn bổ sung một số thông tin dưới đây.

Bất bình đẳng xã hội gồm hai loại:

  • Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: đó là sự khác biệt giữa các cá nhân về các đặc điểm sẵn có như: giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, phẩm chất sẵn có…

Nhà Xã hội học Daniel Rossides cho rằng, ngay trong các xã hội đơn giản nhất “người già thường có uy quyền đối với người trẻ, cha mẹ có uy quyền với con cái, và đàn ông có uy quyền đối với đàn bà”.

  • Bất bình đẳng mang tính xã hội: Đó là sự phân công xã hội làm cho cá nhân phân tầng, từ đó tạo nên lợi ích khác nhau giữa các cá nhân.

Nhìn trên quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì:

+ Bất bình đẳng được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội.

+ Bất bình đẳng là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội.

Cái này mình cũng đọc qua lâu rồi, mong là những gì mình nhớ vẫn đúng 😅