Biểu hiện của việc hiểu hạn chế Hán Nôm đối với người Việt như nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Việc không am hiểu chữ Hán và chữ Nôm (yêu cầu tối thiểu) vẫn còn là cản trở không nhỏ trong đời sống tinh thần hàng ngày của người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hai mặt biểu hiện của hạn chế việc hiểu về Hán Nôm đối với người Việt, đó là: (1) Không biết được mặt chữ và phân biệt sự khác nhau giữa hình thể chữ Hán và chữ Nôm, thường nhầm lẫn hai hình thức văn tự này. Không phân biệt sự khác nhau giữa Hán cổ, Hán hiện đại và chữ Nôm. Nhìn chung, đều gọi chung là chữ Nho, chữ Tàu. Quan niệm trên biểu hiện ngay cả đối với người được học chứ chưa nói số đông, mặc dù nói tiếng Việt thạo, viết tiếng Việt thạo. (2) Nói tới chữ Hán không tách rời âm Hán Việt từng chữ. Âm Hán Việt là vỏ âm thanh đọc chữ Hán, được người Việt đọc và sử dụng theo thói quen của mình. Sự xuất hiện âm Hán Việt, đồng nghĩa với những hiện tượng phức tạp xảy ra trong lòng tiếng Việt. Đó là hiện tượng đồng âm giữa từ Hán Việt với từ Hán Việt, đồng âm giữa từ Hán Việt với từ thuần Việt. Chẳng hạn: âm đông (HV: mùa đông, mùa thứ tư trong năm) - đông (HV: hướng đông, hướng mặt trời mọc) - đông (thuần Việt: đông đúc) - đông (thuần Việt: đông đặc). Hiện tượng đồng âm nói trên là cản trở lớn cho người Việt, cũng như người nước ngoài học tiếng Việt, trong quá trình nhận thức và sử dụng tiếng Việt.
Trả lời
Việc không am hiểu chữ Hán và chữ Nôm (yêu cầu tối thiểu) vẫn còn là cản trở không nhỏ trong đời sống tinh thần hàng ngày của người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hai mặt biểu hiện của hạn chế việc hiểu về Hán Nôm đối với người Việt, đó là: (1) Không biết được mặt chữ và phân biệt sự khác nhau giữa hình thể chữ Hán và chữ Nôm, thường nhầm lẫn hai hình thức văn tự này. Không phân biệt sự khác nhau giữa Hán cổ, Hán hiện đại và chữ Nôm. Nhìn chung, đều gọi chung là chữ Nho, chữ Tàu. Quan niệm trên biểu hiện ngay cả đối với người được học chứ chưa nói số đông, mặc dù nói tiếng Việt thạo, viết tiếng Việt thạo. (2) Nói tới chữ Hán không tách rời âm Hán Việt từng chữ. Âm Hán Việt là vỏ âm thanh đọc chữ Hán, được người Việt đọc và sử dụng theo thói quen của mình. Sự xuất hiện âm Hán Việt, đồng nghĩa với những hiện tượng phức tạp xảy ra trong lòng tiếng Việt. Đó là hiện tượng đồng âm giữa từ Hán Việt với từ Hán Việt, đồng âm giữa từ Hán Việt với từ thuần Việt. Chẳng hạn: âm đông (HV: mùa đông, mùa thứ tư trong năm) - đông (HV: hướng đông, hướng mặt trời mọc) - đông (thuần Việt: đông đúc) - đông (thuần Việt: đông đặc). Hiện tượng đồng âm nói trên là cản trở lớn cho người Việt, cũng như người nước ngoài học tiếng Việt, trong quá trình nhận thức và sử dụng tiếng Việt.