[Book Debate] Đọc sách có giúp chúng ta hiểu bản thân hơn hay không?

  1. Sách

  2. Tâm sự cuộc sống

Theo bạn: Đọc sách có thể giúp chúng ta thấu hiểu bản thân hơn, nhận biết được bản thân mong muốn điều gì chính xác hơn...hay đọc sách chỉ đơn thuần là để giải trí và muốn hiểu bản thân thì chúng ta cần trực tiếp trải nghiệm thực tế?

Hãy chia sẻ quan điểm của bạn cùng Book Debate nhé!

https://cdn.noron.vn/2022/02/21/17823523477026-1645412470.png
Từ khóa: 

book debate

,

noron

,

đọc sách

,

hiểu bản thân

,

sách

,

tâm sự cuộc sống

Với mình là CÓ. Tuy nhiên, mình cần nhấn mạnh rằng việc hiểu bản thân dựa trên cơ sở sự hiểu biết đến từ nhiều nguồn chứ không chỉ mỗi việc đọc sách là có thể giúp được ta thực sự hiểu bản thân mình. Như vậy, việc trải nghiệm hay đọc sách đều là những cơ sở đưa đến sự thấu hiểu.

Trước khi đi sâu vào việc vì sao đọc sách giúp chúng ta hiểu bản thân, ta cần là rõ thế nào là hiểu bản thân đã. Hiểu tức là đặt mình vào khung tham chiếu của người khác để suy nghĩ, bằng một thái độ và cách lắng nghe khách quan, ta vừa lý giải được tại sao một người lại có cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm, thái độ như thế nhưng đồng thời cũng không để cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm, thái độ đó ảnh hưởng đến mình toàn bộ. Sự hiểu cần đặt trên nền tảng của sự thông cảm và lắng nghe khách quan để vừa có thể đồng cảm với người khác nhưng cũng không vơ tất cả cảm xúc, thái độ, tình cảm của người khác vào mình. Từ đó, mình suy ra việc hiểu bản thân tức là ta hiểu rõ mình là ai, vị trí của mình ở đâu, năng lực của mình như thế nào để không sa đà vào sự khiêm tốn giả tạo cũng như sự tự cao thái quá. Khi hiểu bản thân, ta sẽ điềm tĩnh hơn trước mọi sóng gió của cuộc đời, sẽ biết lúc nào nên tiến, lúc nào nên lùi, bỏ xuống được những ham muốn hư ảo và biết "đủ".

Vậy việc đọc sách có thể hỗ trợ cho quá trình hiểu nêu trên như thế nào?

Thứ nhất, đọc sách cũng là một phương thức để trải nghiệm, thay vì trải nghiệm tự thân, ta có thể trải nghiệm thông qua trải nghiệm của người khác, lắng nghe câu chuyện của người khác cũng là một cách để học cách lắng nghe khách quan và phản biện hợp lý. Một tiền đề của sự hiểu.

Thứ hai, sách mang đến những góc nhìn đa dạng và giúp cho bạn có cơ hội suy ngẫm nhiều hơn. Nhiều khi, lắng nghe trong một câu chuyện trực tiếp có thể khiến bạn không có đủ không gian và thời gian để nghĩ và phản biện, vì thế, việc đọc sẽ cho bạn thời gian và không gian cần thiết cho việc này. Thêm nữa, việc nghĩ lâu và sâu cũng giúp ích cho bạn có cơ hội quay vào phần nội tại của mình hơn là lúc nào cũng bung phát ra bên ngoài.

Thứ ba, sách là cơ sở của việc trau dồi tri thức, mà đây là cơ sở của việc xây dựng nội hàm. Bạn càng có nhiều kiến thức lý thuyết bao nhiêu, bạn càng có nền tảng vững chắc hơn cho việc thực hành, càng có cơ sở để so sánh giữa trải nghiệm thực tế của bản thân và sách vở, khiến cho kiến thức bám rễ sâu hơn vào bạn và chuyển hóa thành tri thức của chính bạn.

Tóm lại, mặc dù thoạt nhìn thì sách vở cung cấp những thứ khách quan và bên ngoài, nhưng thực tế những thứ này lại chính là tiền đề để xây dựng phần nội hàm (trí tuệ, tâm hồn, cảm xúc) của bạn. Nội lực yếu thì cái gì cũng phải sao chép; nội hàm không có thì tổng thể chỉ là một đống cóp nhặt đắp lên - thô kệch và nặng nề. Xây dựng nội hàm là cách để bạn làm phong phú thêm phần bên trong của mình, là cơ sở để giúp bạn tìm sâu hơn vào vũ trụ nhỏ trong chính mình.

Trả lời

Với mình là CÓ. Tuy nhiên, mình cần nhấn mạnh rằng việc hiểu bản thân dựa trên cơ sở sự hiểu biết đến từ nhiều nguồn chứ không chỉ mỗi việc đọc sách là có thể giúp được ta thực sự hiểu bản thân mình. Như vậy, việc trải nghiệm hay đọc sách đều là những cơ sở đưa đến sự thấu hiểu.

Trước khi đi sâu vào việc vì sao đọc sách giúp chúng ta hiểu bản thân, ta cần là rõ thế nào là hiểu bản thân đã. Hiểu tức là đặt mình vào khung tham chiếu của người khác để suy nghĩ, bằng một thái độ và cách lắng nghe khách quan, ta vừa lý giải được tại sao một người lại có cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm, thái độ như thế nhưng đồng thời cũng không để cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm, thái độ đó ảnh hưởng đến mình toàn bộ. Sự hiểu cần đặt trên nền tảng của sự thông cảm và lắng nghe khách quan để vừa có thể đồng cảm với người khác nhưng cũng không vơ tất cả cảm xúc, thái độ, tình cảm của người khác vào mình. Từ đó, mình suy ra việc hiểu bản thân tức là ta hiểu rõ mình là ai, vị trí của mình ở đâu, năng lực của mình như thế nào để không sa đà vào sự khiêm tốn giả tạo cũng như sự tự cao thái quá. Khi hiểu bản thân, ta sẽ điềm tĩnh hơn trước mọi sóng gió của cuộc đời, sẽ biết lúc nào nên tiến, lúc nào nên lùi, bỏ xuống được những ham muốn hư ảo và biết "đủ".

Vậy việc đọc sách có thể hỗ trợ cho quá trình hiểu nêu trên như thế nào?

Thứ nhất, đọc sách cũng là một phương thức để trải nghiệm, thay vì trải nghiệm tự thân, ta có thể trải nghiệm thông qua trải nghiệm của người khác, lắng nghe câu chuyện của người khác cũng là một cách để học cách lắng nghe khách quan và phản biện hợp lý. Một tiền đề của sự hiểu.

Thứ hai, sách mang đến những góc nhìn đa dạng và giúp cho bạn có cơ hội suy ngẫm nhiều hơn. Nhiều khi, lắng nghe trong một câu chuyện trực tiếp có thể khiến bạn không có đủ không gian và thời gian để nghĩ và phản biện, vì thế, việc đọc sẽ cho bạn thời gian và không gian cần thiết cho việc này. Thêm nữa, việc nghĩ lâu và sâu cũng giúp ích cho bạn có cơ hội quay vào phần nội tại của mình hơn là lúc nào cũng bung phát ra bên ngoài.

Thứ ba, sách là cơ sở của việc trau dồi tri thức, mà đây là cơ sở của việc xây dựng nội hàm. Bạn càng có nhiều kiến thức lý thuyết bao nhiêu, bạn càng có nền tảng vững chắc hơn cho việc thực hành, càng có cơ sở để so sánh giữa trải nghiệm thực tế của bản thân và sách vở, khiến cho kiến thức bám rễ sâu hơn vào bạn và chuyển hóa thành tri thức của chính bạn.

Tóm lại, mặc dù thoạt nhìn thì sách vở cung cấp những thứ khách quan và bên ngoài, nhưng thực tế những thứ này lại chính là tiền đề để xây dựng phần nội hàm (trí tuệ, tâm hồn, cảm xúc) của bạn. Nội lực yếu thì cái gì cũng phải sao chép; nội hàm không có thì tổng thể chỉ là một đống cóp nhặt đắp lên - thô kệch và nặng nề. Xây dựng nội hàm là cách để bạn làm phong phú thêm phần bên trong của mình, là cơ sở để giúp bạn tìm sâu hơn vào vũ trụ nhỏ trong chính mình.

Để khép lại Book Debate này, mình xin gửi tặng 50 coin đến bạn

Lena Et Films
(23 tim) 30 coin đến bạn Vàng Vui Vẻ.... (14 tim -bạn thông cảm tên bạn dài quá mình không tag được) và 20 coin đến chị
Solitary
(13 tim).

Xin cảm ơn tất cả mọi người đã bày tỏ quan điểm và đừng quên tham gia Book Debate thường xuyên để thảo luận, chia sẻ về chủ đề sách nhé.

trải nghiệm thực tế giúp chúng ta hiểu bản thân hơn. Khi đọc sách bạn có thể đồng tình với quan điểm của tác giả và bạn nghĩ rằng bạn sẽ nói, làm như tác giả thế nhưng tình huống xảy đến bạn sẽ nhận ra bạn làm theo bản năng mà thôi :))) đọc để tăng hiểu biết thì có thể chứ đọc sách không giúp chúng ta hiểu bản thân hơn đâu. Mình đem vốn sống cá nhân ra khẳng định như vậy!

Hiểu mạnh em êi.
Cuốn Đối phó với những kẻ ngốc nơi công sở còn hiểu cả đồng nghiệp luôn.

Đối với các cảm xúc khó gọi tên thì nhờ sách mình khám phá ra được. Mình thấy đọc sách trong không gian yên tĩnh là cách tốt nhất để khám phá bản thân. Nhiều khi còn ngỡ ngàng vì bản thân giỏi che dấu bản thân đến độ quên mất mình là ai, may có sách níu lại.

Em nghĩ là có ạ, với rất nhiều khía cạnh: Sách giúp ta giác ngộ xem tư tưởng tâm hồn ta có đẹp không, từ đó thay đổi suy nghĩ và cách cư xử sao cho phù hợp với tình huống. Ngoài ra, sách giúp ta bổ sung tri thức kết hợp rèn luyện kỹ năng còn thiếu hay còn yếu, từ đó ta sẽ dễ dàng thành công hơn trong công việc, trong học tập và trong cuộc sống.

Để bản thân tự ngẫm lại và suy nghĩ về cách sống. Đôi lúc cuốn sách selfhelp còn đưa ra lời khuyên, cách thực hiện nữa

Với em lúc có lúc không nhưng cũng có khi đọc xong sách thấy bản thân giống nhân vật chính nên hình như đó là lúc mình hiểu bản thân hơn thì phải ạ?