[Book Debate] Người kinh doanh sách là những người nhận ra được giá trị của sách, theo bạn đúng hay không?

  1. Sách

  2. Kinh doanh

Kinh doanh sách có nghĩa là thấy được giá trị từ sách và muốn từ đó tạo ra thêm các giá trị về nhiều mặt cho bản thân và cộng đồng...hay kinh doanh sách không nhất thiết phải hiểu về giá trị của sách mà chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận từ sách mang lại?

Quan điểm của bạn là gì?

https://cdn.noron.vn/2022/04/06/200482151910503462-1649234642.png
Từ khóa: 

sách

,

kinh doanh

,

book debate

,

noron

,

sách

,

kinh doanh

Cá nhân mình cho rằng người kinh doanh nào cũng vậy, họ phải nhìn thấy giá trị từ thứ họ bán ra thì họ mới bán nó. Không cần phải thần thánh hóa kinh doanh hay buôn bán, về bản chất hai khái niệm này có tiền đề như nhau thôi. Chẳng qua buôn bán thì hiểu là một hoạt động có quy mô nhỏ lẻ, không chuyên hoặc bán chuyên nghiệp và không có quy trình hoàn thiện. Trong khi đó, kinh doanh là hoạt động mang tính phức tạp hơn buôn bán vì nó có tính chất chuyên nghiệp hơn, quy trình rõ ràng, và có quy mô lớn hơn. Thường dân kinh doanh hay có một triết lý phát triển xuyên suốt để làm định hướng cho mình, họ có tầm nhìn xa hơn và tham vọng phát triển không ngừng về quy mô chứ không chỉ là việc bán hàng qua ngày tối về đắp chăn nằm ngủ. 
Tuy nhiên, dù sao cũng không cần thiết phải đánh đồng hay cố gán việc kinh doanh vào một giá trị tốt đẹp nào đó. Miễn sao người kinh doanh họ đưa đến một sản phẩm cẩn thận, chỉn chu cho khách hàng và chăm sóc khách hàng tử tế là được, giá trị của sản phẩm là do khách hàng cảm nhận, cũng như giá trị của cuốn sách là do người đọc cảm nhận, người kinh doanh sách không cần thiết phải bán giá trị ấy, mục tiêu của kinh doanh hay buôn bán đều là lợi nhuận, là giá trị thương mại, sức mua của thị trường...mọi sự quảng bá hay diễn ngôn về giá trị của giới doanh nhân đều nhằm mục đích này - kích thích con người mua nhiều hơn. Do đó, là người mua cũng là người đọc, mình luôn tránh để bản thân sa đà vào các diễn ngôn của giới kinh doanh, các giá trị họ PR không ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của mình vì mình chỉ chấp nhận giá trị bản thân tự nhận ra hoặc tự tạo ra.
Nói tóm lại, đúng, người kinh doanh phải nhận thức được giá trị món hàng họ bán nếu không họ không bán nó. Sách cũng vậy. 
Trả lời
Cá nhân mình cho rằng người kinh doanh nào cũng vậy, họ phải nhìn thấy giá trị từ thứ họ bán ra thì họ mới bán nó. Không cần phải thần thánh hóa kinh doanh hay buôn bán, về bản chất hai khái niệm này có tiền đề như nhau thôi. Chẳng qua buôn bán thì hiểu là một hoạt động có quy mô nhỏ lẻ, không chuyên hoặc bán chuyên nghiệp và không có quy trình hoàn thiện. Trong khi đó, kinh doanh là hoạt động mang tính phức tạp hơn buôn bán vì nó có tính chất chuyên nghiệp hơn, quy trình rõ ràng, và có quy mô lớn hơn. Thường dân kinh doanh hay có một triết lý phát triển xuyên suốt để làm định hướng cho mình, họ có tầm nhìn xa hơn và tham vọng phát triển không ngừng về quy mô chứ không chỉ là việc bán hàng qua ngày tối về đắp chăn nằm ngủ. 
Tuy nhiên, dù sao cũng không cần thiết phải đánh đồng hay cố gán việc kinh doanh vào một giá trị tốt đẹp nào đó. Miễn sao người kinh doanh họ đưa đến một sản phẩm cẩn thận, chỉn chu cho khách hàng và chăm sóc khách hàng tử tế là được, giá trị của sản phẩm là do khách hàng cảm nhận, cũng như giá trị của cuốn sách là do người đọc cảm nhận, người kinh doanh sách không cần thiết phải bán giá trị ấy, mục tiêu của kinh doanh hay buôn bán đều là lợi nhuận, là giá trị thương mại, sức mua của thị trường...mọi sự quảng bá hay diễn ngôn về giá trị của giới doanh nhân đều nhằm mục đích này - kích thích con người mua nhiều hơn. Do đó, là người mua cũng là người đọc, mình luôn tránh để bản thân sa đà vào các diễn ngôn của giới kinh doanh, các giá trị họ PR không ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của mình vì mình chỉ chấp nhận giá trị bản thân tự nhận ra hoặc tự tạo ra.
Nói tóm lại, đúng, người kinh doanh phải nhận thức được giá trị món hàng họ bán nếu không họ không bán nó. Sách cũng vậy. 

Câu này hay ghê

Dưới quan điểm của mình thì chắc mình sẽ chia từ"kinh doanh" ở đây ra thành 2 cách hiểu:kinh doanh và buôn bán.

Nếu ai đã từng nghe hay xem trên các mxh về bác Nguyễn Cảnh Bình,người sáng lập nên Alpha books cùng những câu chuyện về con đường khởi nghiệp của bác sẽ thấy rõ ràng rằng bác có 1 niềm đam mê sâu sắc với sách,tình yêu sách cùng ước muốn đc  lan tỏa tri thức,kiến thức cho độc giả nước nhà

Kinh doanh khác việc buô

người kinh doanh là người kinh doanh thôi:))) đạo kinh doanh là kiếm xèng, không thể lấy mấy câu chuyện kiểu giá trị các thứ các thứ để thay cho tiền xăng xe, công sức và miếng cơm hàng ngày được đâu bạn. Thích sách thì đóng tủ để sưu tầm hoặc bày thôi chứ vẫn phải ưu tiên kiếm xèng chớ

Mình xin gửi tặng đến bạn Lena et Films (15 tim) 50 coin, bạn Đất Sét (10 tim) 30 coin và bạn Vàng Vui Vẻ (9 tim) 20 coin. Rất mong được đọc câu trả lời Full của bạn Đất Sét :) Cảm ơn các bạn đã tham gia Book Debate và chia sẻ quan điểm của bản thân.

"Phi thương bất phú", đạo của thương nhân là lời lãi chứ không phải những thứ khác nên sách bất quá chỉ là hàng hóa với họ thôi. Xã hội này còn cổ súy cho tư tưởng người bán hàng giỏi là người bán được mọi thứ nên gì họ cũng bán, miễn là thu lợi.

Thực ra cái gì cũng có 2 mặt đối lập của nó. 1 số người họ bán vì lợi nhuận mà sách có thể thu lại nguồn thu nhập cho họ, 1 số người thì họ hiểu được giá trị của quyển sách đó nên họ sẽ bán đúng với cái giá trị mà sách mang lại cho người đọc. Lấy ví dụ như những nhà xuất bản sách chẳng hạn, họ cũng là những người kinh doanh sách đó, bạn nghĩ coi họ xem sách là giá trị hay họ xem cái lợi nhuận mà sách mang lại