Các bạn nghĩ sao về sự kiện thảm sát ở Thiên An Môn. Giả sử nếu biểu tình ở Thiên An Môn không được dập tắt liệu nó có dẫn đến chia rẽ nội bộ TQ rồi như hiệu ứng domino.?

  1. Lịch sử

  2. Luật pháp

Đây có lẽ là chủ đề nhạy cảm.Nếu như CNXH TQ sụp đổ thì VN, Cuba, Triều Tiên, Liên Xô sẽ bị ảnh hưởng ntn? Liệu nó có dẫn đến hiệu ứng domino không?
Từ khóa: 

lịch sử

,

luật pháp

Mình bắt đầu manh nha biết về Thiên An Môn hồi cấp III, trong một lần nghe phong thanh một cuộc nói chuyện về lịch sử Trung Quốc của hai bác bàn bên cạnh trong quán cà phê. Vì là người đam mê và yêu thích lịch sử nên mình đã tìm hiểu về Trung Quốc, Cách mạng văn hóa và Thiên An Môn, và vào thời điểm đó mình thực sự đã rùng mình trước sự kinh hoàng của sự kiện. Tuy nhiên, mãi đến khi vào trường Luật, khi nhận thức và tư duy đã được đào tạo (trained) một cách bài bản và cẩn trọng, mình mới thực sự nhận thức được mức độ kinh hoàng và tầm vóc ảnh hưởng của sự kiện. Thiên An Môn là một thất bại của chính quyền, bất kể ngày nay Trung Quốc có trở nên một siêu cường, có đáng gờm cỡ nào thì sự kiện này cũng là một vết nhơ khó gột bỏ trong lịch sử đất nước. Dù có thế nào, một khi quân đội đã chĩa súng vào người dân thì đất nước đó, nhà cầm quyền ở đó đã thất bại. Tầm vóc và sự hiện diện của sự kiện và cách chính quyền Trung Quốc xóa bỏ nó không có gì khác hơn là một hành vi che giấu đi sự tội lỗi, sai lầm của họ, đó là sự dối trá kinh hoàng và điều đó khiến cho chính quyền Trung Quốc trở nên một chính quyền độc tài toàn trị đi ngược lại với các giá trị tiến bộ của nhân loại.

Còn về khía cạnh chủ nghĩa xã hội, thì nếu đi sâu vào hình thái nhà nước của các quốc gia từ Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba và Việt Nam thì bạn sẽ thấy là không quốc gia nào giống quốc gia nào. Việt Nam kế thừa tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô nhưng sau khi Liên Xô tan rã, bản thân Việt Nam cũng rơi vào khủng và việc chúng ta có Đổi Mới năm 1986 là một bước đi nhằm tự cứu lấy mình đúng lúc đúng chỗ. Trong khi đó, Trung Quốc không hề kế thừa tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô mà họ là một đất nước theo chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Hoa. Tư tưởng CNXH mà Trung Quốc kế thừa là tư tưởng của Đặng Tiểu Bình, không phải Lenin. Sự sụp đổ của CNXH Trung Quốc thực chất chỉ là sự thay đổi nội bộ của họ và sẽ không thể gây ảnh hưởng lớn đến các quốc gia khác như Liên Xô được. Mà cũng từ sau thời Liên Xô thì khối CNXH cũng không còn đầu tàu đúng nghĩa nào nữa.

Ngày nay, chủ nghĩa xã hội và tư bản đang dần trở nên khó phân định rõ ràng, khi thế giới phẳng hơn, các quốc gia có xu hướng cởi mở hơn và tham vọng lợi ích dân tộc lớn hơn. Câu chuyện của thế giới trong thời đại 4.0 không còn là cuộc đua tư tưởng chính trị nữa mà nó là cuộc đua của vị thế quốc tế, công nghệ, tài chính và tiềm lực quân sự.

Trả lời

Mình bắt đầu manh nha biết về Thiên An Môn hồi cấp III, trong một lần nghe phong thanh một cuộc nói chuyện về lịch sử Trung Quốc của hai bác bàn bên cạnh trong quán cà phê. Vì là người đam mê và yêu thích lịch sử nên mình đã tìm hiểu về Trung Quốc, Cách mạng văn hóa và Thiên An Môn, và vào thời điểm đó mình thực sự đã rùng mình trước sự kinh hoàng của sự kiện. Tuy nhiên, mãi đến khi vào trường Luật, khi nhận thức và tư duy đã được đào tạo (trained) một cách bài bản và cẩn trọng, mình mới thực sự nhận thức được mức độ kinh hoàng và tầm vóc ảnh hưởng của sự kiện. Thiên An Môn là một thất bại của chính quyền, bất kể ngày nay Trung Quốc có trở nên một siêu cường, có đáng gờm cỡ nào thì sự kiện này cũng là một vết nhơ khó gột bỏ trong lịch sử đất nước. Dù có thế nào, một khi quân đội đã chĩa súng vào người dân thì đất nước đó, nhà cầm quyền ở đó đã thất bại. Tầm vóc và sự hiện diện của sự kiện và cách chính quyền Trung Quốc xóa bỏ nó không có gì khác hơn là một hành vi che giấu đi sự tội lỗi, sai lầm của họ, đó là sự dối trá kinh hoàng và điều đó khiến cho chính quyền Trung Quốc trở nên một chính quyền độc tài toàn trị đi ngược lại với các giá trị tiến bộ của nhân loại.

Còn về khía cạnh chủ nghĩa xã hội, thì nếu đi sâu vào hình thái nhà nước của các quốc gia từ Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba và Việt Nam thì bạn sẽ thấy là không quốc gia nào giống quốc gia nào. Việt Nam kế thừa tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô nhưng sau khi Liên Xô tan rã, bản thân Việt Nam cũng rơi vào khủng và việc chúng ta có Đổi Mới năm 1986 là một bước đi nhằm tự cứu lấy mình đúng lúc đúng chỗ. Trong khi đó, Trung Quốc không hề kế thừa tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô mà họ là một đất nước theo chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Hoa. Tư tưởng CNXH mà Trung Quốc kế thừa là tư tưởng của Đặng Tiểu Bình, không phải Lenin. Sự sụp đổ của CNXH Trung Quốc thực chất chỉ là sự thay đổi nội bộ của họ và sẽ không thể gây ảnh hưởng lớn đến các quốc gia khác như Liên Xô được. Mà cũng từ sau thời Liên Xô thì khối CNXH cũng không còn đầu tàu đúng nghĩa nào nữa.

Ngày nay, chủ nghĩa xã hội và tư bản đang dần trở nên khó phân định rõ ràng, khi thế giới phẳng hơn, các quốc gia có xu hướng cởi mở hơn và tham vọng lợi ích dân tộc lớn hơn. Câu chuyện của thế giới trong thời đại 4.0 không còn là cuộc đua tư tưởng chính trị nữa mà nó là cuộc đua của vị thế quốc tế, công nghệ, tài chính và tiềm lực quân sự.