Chứng trầm cảm kéo dài là gì và làm thế nào để vượt qua?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Bạn thân em mới đi khám tâm lý ở bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ kết luận là bạn ấy bị trầm cảm kéo dài.

Em muốn hỏi trầm cảm kéo dài là gì? Và em có thể làm gì để giúp đỡ bạn ấy vượt qua giai đoạn này ạ?

Từ khóa: 

trầm cảm

,

trầm cảm kéo dài

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

TRẦM CẢM KÉO DÀI LÀ GÌ?

Chứng rối loạn trầm cảm kéo dài là tình trạng trầm cảm mạn tính. Bạn có thể mất hứng thú trong các hoạt động bình thường hằng ngày, cảm thấy tuyệt vọng, thiếu năng suất và tự ti, có cảm giác thiếu thốn. Những cảm giác này kéo dài nhiều năm và có ảnh hưởng đáng kể tới các mối quan hệ, công việc, học tập và các hoạt động hành ngày của bạn.

Nếu bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm kéo dài, bạn có thể cảm thấy khó vui lên được ngay cả trong các dịp vui vẻ - bạn có thể được miêu tả là người có tính cách u sầu, luôn than phiền hoặc không thể hưởng thụ niềm vui.

Trả lời

TRẦM CẢM KÉO DÀI LÀ GÌ?

Chứng rối loạn trầm cảm kéo dài là tình trạng trầm cảm mạn tính. Bạn có thể mất hứng thú trong các hoạt động bình thường hằng ngày, cảm thấy tuyệt vọng, thiếu năng suất và tự ti, có cảm giác thiếu thốn. Những cảm giác này kéo dài nhiều năm và có ảnh hưởng đáng kể tới các mối quan hệ, công việc, học tập và các hoạt động hành ngày của bạn.

Nếu bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm kéo dài, bạn có thể cảm thấy khó vui lên được ngay cả trong các dịp vui vẻ - bạn có thể được miêu tả là người có tính cách u sầu, luôn than phiền hoặc không thể hưởng thụ niềm vui.

Mình nghĩ bạn ấy nên được tư vấn tâm lý kết hợp dùng thuốc.

Tư vấn tâm lý

Các kiểu tư vấn tâm lý khác nhau như liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức có thể có hiệu quả với chứng trầm cảm kéo dài. Bạn và chuyên gia trị liệu có thể bàn bạc để xem loại trị liệu nào thích hợp nhất với bạn, với mục tiêu điều trị và độ dài của quá trình điều trị.

Tư vấn tâm lý có thể giúp bạn:

  • Điều chỉnh tâm trạng phù hợp trong tình huống căng thẳng hoặc các khó khăn khác trong hiện tại

  • Xác định các vấn đề có liên quan tới chứng trầm cảm của bạn và thay thế chúng bằng các hành vi, suy nghĩ lành mạnh và tích cực hơn

  • Tìm ra cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề

  • Tìm được các mối quan hệ mới và trải nghiệm mới, phát triển các mối quan hệ với người khác

  • Xây dựng lại cảm giác thỏa mãn và kiểm soát cuộc sống của bạn, đồng thời giúp bạn giải tỏa các triệu chứng trầm cảm như cảm giác vô vọng hoặc giận dữ

  • Học cách đặt ra các mục tiêu thực tế

Trầm cảm không phải là buồn, không phải là cô đơn, không phải là thất vọng hay mệt mỏi. Bạn biết bóng đè không, là khi bạn nằm cứng ngắc tay chân, ngộp thở, cảm giác bị đè bẹp, bị bóp cổ, bị cưỡng ép, não bạn gào lên "Tỉnh dậy, tỉnh dậy!", và bạn bất lực như thể một linh hồn đã chết bị giam cầm trong cái xác của chính mình. Trầm cảm giống vậy đó.

Mình, thoạt nhìn, không giống người bị trầm cảm lắm. Như kiểu lúc bạn thức thì không ai biết là bạn ngủ thì sẽ bị bóng đè ấy.

Mình có một gia đình tử tế và khá giả. Ba mẹ mình yêu thương con cái, và tái hôn với những người cũng hết sức tử tế và tôn trọng con cái. Mình có những đứa bạn thân đã hơn chục năm, hợp tính, chơi rất vui và thoải mái với nhau. Mình có người để yêu, cũng có người yêu mình, chuyện tình cảm không thuận lợi lắm nhưng cũng chả thiếu tình lẫn dục. Mình có sự nghiệp mới khởi điểm, có nhà, có xe, có tiền trong tài khoản, năm nào cũng đi du lịch mấy lần.

Nhìn mình mà bảo, trầm cảm, chắc dễ bị đánh giá là nhà giàu dẫm gai mùng tơi, sướng quá hoá rồ. Thật ra thì tới tận trước khi gặp bác sĩ, mình cũng không nghĩ là mình bệnh. Trầm cảm, lúc ấy, đối với mình, vẫn là thứ gì đó đẹp đẽ mô tả và đánh bóng cho những đứa trẻ mới lớn (như mình trong quá khứ), không có gì để làm ngoài ngồi cả nghĩ u buồn vơ vẩn cả ngày, và muốn cả thế gian này chú ý, rằng tôi buồn và đẹp lắm, đặc biệt như một bông tuyết không giống bất cứ bông tuyết nào khác trên đời.

Nhưng mà, bạn biết đấy, chả có gì là đẹp và đặc biệt cho trầm cảm cả.

Chả có gì là đẹp và đặc biệt, khi hàng tháng trời mình giam bản thân trong căn phòng 10 mét vuông. Khi tới cả việc tắm gội cũng là một thử thách ở chế độ địa ngục. Khi tóc mình bết lại, rụng từng nắm và rối thành từng nùi không thể gỡ được, vảy gầu bịt kín da đầu, gối vàng khè cáu bẩn, và cơ thể bốc mùi ẩm mốc khét lẹt của mồ hôi và khói thuốc tích luỹ. Khi mình đóng kín rèm và khoá trái cửa, từ chối tiếp xúc với cả ánh sáng và nước. Khi mình sống bằng trà, thuốc an thần và thuốc lá, không nhớ được lần cuối mình ăn, hay nói chuyện với người khác, là lúc nào. Khi chủ nhà phải đập cửa mấy ngày liền mà mình từ chối mở cửa phòng, và bà ấy phải nhắn tin hỏi rằng, mày có sao không, trả lời tao đi không thì tao phải gọi cảnh sát phá cửa đấy.

Khi đến cả việc ngồi dậy, rời khỏi giường, cũng làm mình tuyệt vọng.

Chẳng có gì là đẹp và đặc biệt, khi mình ngồi xổm trong góc bãi đậu xe của trường, giữa nhiệt độ gần 0, khóc và tự cào cấu bản thân, không thể nghĩ được xe mình đậu ở đâu, hoảng loạn gọi điện cầu cứu mà không hề nhận ra mình đang gọi vào chính số mình.

Hay là khi mình không thể giải thích được với nhiều người yêu cũ, và với mẹ mình, là không, mình không oán giận, không căm ghét, không né tránh họ. Mình không cố ý giận dữ, gào thét, tổn thương hay bỏ rơi họ. Mình không cố ý, không cố ý.

Hay là khi mình quay lại với một người mình yêu bằng cả tuổi trẻ, và phải bắt chước chính bản thân mình hồi xa xưa, vì không dám để cô ấy biết con người mình trong hiện tại, vì cô ấy trầm cảm còn nặng hơn mình. Và rồi cô ấy bảo là, mình không hiểu tình trạng của cô ấy, là cô ấy không xứng đáng được yêu, không thể trở thành một người yêu bình thường được. Thật ra thì, mình hiểu cả.

Hay là khi mình đập hết đồ đạc trong phòng, và cố gắng đóng một cái móc lên trần nhà để treo cổ.

Hoặc là khi mình ngồi giữa trung tâm thương mại, nhìn thấy mọi hình ảnh và âm thanh xung quanh biến thành những bóng đen có hai lỗ mắt trắng bệch. Và mọi lỗ mắt đang nhìn vào mình, nguyền rủa mình, cười nhạo mình.

Và ngay ở hiện tại, khi viết những thứ này ra, giữa một quán cafe đầy người ở trung tâm quận 1, mình hút hết một gói thuốc, và nước đen đã dâng qua đầu mình. Một lát nữa mình có hẹn, và mình thấy may mắn đấy là hẹn xem phim. Vì trong rạp thì tối, và mình không cần đụng chạm, lắng nghe hay mở miệng với bất kỳ ai.

Vậy nên, đừng yêu cầu những người như mình là, hãy vui lên, hãy tích cực lên, hãy tìm việc để làm đi, hãy đừng nghĩ nữa. Ai cũng có bản năng sinh tồn, và ai cũng cố gắng vật lộn để sinh tồn, và những người như mình càng như thế. Cũng đừng vội vã kết luận rằng bản thân bạn bị trầm cảm, và cảm thấy căn bệnh này là một thứ cần ca ngợi, cần lãng mạn hóa hay tôn thờ. Vì chỉ khi ngã vào nó rồi, bạn mới biết, nó xấu xí và đáng sợ tới chừng nào. (St)

https://cdn.noron.vn/2022/04/22/1439274502679994-1650619368.jpg
Em hãy ở bên cạnh và tâm sự với bạn ấy nhé.
Tuy nhiên, tránh đưa nhận xét vào câu chuyện kiểu:
"Đừng buồn nữa, vui lên"
"Không được khóc"
"Chuyện chỉ có thế mà vẫn buồn á!?"
"T gặp chuyện kinh khủng hơn cả như thế rồi."
Hãy bên cạnh lắng nghe, hỏi sâu hơn để bạn em bộc lộc được hết nỗi lòng ra nhé.