Chuyên mục: Tìm hiểu về kỹ năng xin việc làm chuẩn nhất

  1. Kỹ năng mềm

- Người viết: Ploli Sali (Chuyên gia kĩ năng mềm và cứng) -

Với bài viết tâm huyết này bằng kinh nghiệm của mình, nếu bạn thật sự nắm vững, 100% bạn sẽ nhận được công việc đúng như bạn mơ ước và hoài bão giống như tôi truyền tải đến các bạn.

1. Lựa chọn trang phục sáng màu

Ăn mặc lịch sự, gọn gàng luôn là tiêu chí hàng đầu khi đi phỏng vấn. Bạn nên chọn trang phục sáng màu để gợi cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, ngược lại trang phục tối màu thường tạo cảm giác nặng nề, khó gần.

2. Ngồi xuống sau khi được mời

Tự nhiên quá cũng là điều không tốt, bạn nên ngồi xuống sau khi nhận được lời mời. Tư thế ngồi cũng rất quan trọng, bạn nên ngồi thẳng lưng, bình tĩnh và điều đạm, cúi mặt, ngồi nép vào thành ghế, hai vai buông thõng là dấu hiệu của người nhút nhát, kém tự tin; Ngồi gác chân lên ghế, rạng chân là kiểu người bỗ bã, tốt nhất, bạn nên tránh cả 2 tư thể trên để không bị mất điểm.

3. Không đòi hỏi những loại nước uống quá phức tạp

Nhiều khi, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn có muốn dùng trà, cà phê, nước ép không… Những loại đồ uống này rất ngon nhưng bạn đừng vội đồng ý vì đôi khi đó chỉ là một lời mời xã giao thôi, việc đòi hỏi một loại đồ uống quá phức tạp sẽ khiến nhà tuyển dụng mất nhiều thời gian, điều này có thể vô tình ảnh hưởng tiêu cực đến buổi phỏng vấn của bạn.

4. Ước lượng độ tuổi người đang phỏng vấn bạn

Ước lượng tuổi cũng là một kĩ năng quan trọng khi đi phỏng vấn. Nếu đoán được độ tuổi của người đối diện bạn sẽ chọn được cách nói chuyện và thể hiện cảm xúc phù hợp, từ đó nhanh chóng thu về cảm tình.

Bạn hoàn toàn có thể luyện được kĩ năng này thông qua việc giao tiếp và ứng xử hàng ngày. Tuy nhiên, đây lại là kĩ năng mà nhiều người bỏ quên.

5. Nhìn thẳng vào mắt ban phỏng vấn

Nhìn xuống dưới chân hoặc nhìn lên trần nhà thường là biểu hiện của người kém tự tin. Tốt nhất, bạn nên nhìn thẳng vào ban phỏng vấn để có sự kết nối tốt nhất, nên dùng ánh mắt tự nhiên, từ tốn, đừng nhìn trừng trừng kẻo bạn lại gây nên đánh giá tiêu cực.

6. Không trả lời cộc lốc

Bạn hãy nhớ trả lời có đầu có đuôi, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy được tôn trọng. Ngược lại, những câu trả lời cộc lốc tuy vẫn đủ ý nhưng lại tạo cảm giác khó chịu cho người nghe. Dù bạn trả lời sai hay đúng, hãy luôn đặt thái độ trả lời nên trước tiên.

7. Khôn khéo trong câu trả lời

Đôi khi nhà tuyển dụng hay dùng câu hỏi mẹo để thử khả năng linh hoạt của bạn. Vì vậy, bạn cần nghe kĩ câu hỏi, tránh vì hấp tấp mà trả lời sai.

https://cdn.noron.vn/2021/12/13/nhung-cau-phong-van-thuong-gap-ma-ung-vien-nao-cung-nen-doc-mot-lan-11-1639372049_1024.jpg

8. Chú ý điều chỉnh nét mặt, hãy nở nụ cười vì nó là sức mạnh thu hút mọi giới nhìn

Ngoài nội dung câu trả lời, nhà tuyển dụng còn đánh giá bạn qua nét mặt. Nếu nét mặt bạn quá căng thẳng, mắt láo liên… thì sẽ rất dễ mất điểm. Bạn hãy cố gắng kiểm soát nét mặt mình thật tốt, tự nhiên, thoải mái, tự tin và tươi tắn, như thế nhà tuyển dụng dễ có cảm tình và có lòng tin vào câu trả lời của bạn.

Nếu bạn không giỏi kiểm soát biểu hiện gương mặt của mình thì hãy thử luyện tập nó mỗi ngày, chỉ cần dành 15 phút trước gương là bạn sẽ dần thành thạo kĩ năng này.

9. Không bỏ qua ngôn ngữ cơ thể, sử dụng nó một cách khéo léo và tinh anh

Ngôn ngữ cơ thể tuy được ít người chú ý nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể đoán được trạng thái của bạn quá đôi bàn tay:

– Lòng bàn tay ngửa lên: Thái độ chân thành

– Hai bàn tay úp vào nhau và đặt lên bàn: Bạn đang làm chủ tình huốg

– Khoanh tay trước ngực: Bạn đang phòng vệ

– Đút tay vào túi: Bạn đang muốn che giấu điều gì đó

– Gõ ngón tay lên bàn: Bạn đang mất bình tĩnh

– Đan các ngón tay vào nhau: Bạn đang sợ hãi

Ngoài ra, những biểu hiện ở chân, cổ, đầu… cũng dễ dàng tố cáo trạng thái của bạn với nhà tuyển dụng.

10. Quan sát thái độ nhà tuyển dụng và có những điều chỉnh thích hợp

Nhà tuyển dụng là những người có khả năng che giấu cảm xúc bậc thầy, tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc họ không tỏ ra bất cứ cảm xúc nào trong suốt quá trình phỏng vấn.

Nếu tỉ mỉ quan sát kĩ, bạn có thể thấy họ cau mày một chút, gật gù tán thưởng… Căn cứ vào biểu hiện này bạn nên điều chỉnh câu trả lời theo cách có lợi nhất cho mình.

Phỏng vấn luôn là khâu quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào, kĩ năng, kinh nghiệm và thái độ ứng xử của bạn. Dù bạn không phải là người giỏi nhất thì hãy thể hiện mình là người có thái độ ứng xử tốt nhất để tăng cao cơ hội trúng tuyển.

11. Lắng nghe chia sẻ của nhà tuyển dụng

Những lời chia sẻ của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí, công việc và môi trường làm việc của công ty. Ngoài ra, những lời góp ý của họ cũng sẽ giúp bạn nhận ra những điều bản thân còn thiếu sót và cần cải thiện. Do đó, hãy lắng nghe và tiếp nhận nó một cách lịch sự. Kỹ năng lắng nghe cũng là một điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở một ứng viên.

12*. Biết cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Trong một buổi phỏng vấn, không chỉ có nhà tuyển dụng đặt câu hỏi một chiều mà bạn cũng nên suy nghĩ và đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Bạn hãy chú ý đến các thông tin nhà tuyển dụng cung cấp, nếu có thắc mắc thì nên mạnh dạn hỏi để được giải đáp ngay. Nhà tuyển dụng thường sẽ đánh giá cao các ứng viên biết đặt câu hỏi cho họ vì đó là những người mạnh dạn và thực sự hiểu các vấn đề mà hai bên đã trao đổi.

https://cdn.noron.vn/2021/12/13/cau-hoi-phong-van-1639372234_1024.jpg

13. Thái độ thẳng thắn, tự tin

Mặc dù không có kiến thức chuyên môn quá giỏi hay bảng thành tích vượt trội nhưng sự tự tin sẽ giúp bạn lấy được điểm từ nhà tuyển dụng. Bạn không nên e dè, rụt rè, ngại ngùng mà hãy thật thẳng thắn, tự tin bày tỏ quan điểm cá nhân, thể hiện tính cách của mình. Điều đó giúp cho nhà tuyển dụng có thể cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực và hiểu rõ bạn hơn.

14. Thành thật khi trả lời phỏng vấn

Sự trung thực là yếu tố rất quan trọng mà nhà tuyển dụng đánh giá ở mỗi ứng viên. Hãy là chính mình cũng như trả lời thành thật những gì mình có, những gì mình biết. Đôi khi điều đó khiến bạn không quá nổi bật nhưng còn tốt hơn là câu trả lời thiếu trung thực.

Bởi vì những nhà tuyển dụng có kinh nghiệm rất dễ nhận ra khi đáp viên mình trả lời không thật lòng. Và điều đó sẽ khiến đáp viên bị trừ điểm, không được đề cao trong mắt nhà tuyển dụng.

15. Theo dõi phản hồi sau phỏng vấn

Dù bạn cảm thấy mình thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn hay không thì cũng hãy theo dõi thường xuyên điện thoại, email để nhận thông báo từ nhà tuyển dụng. Tránh trường hợp hồi âm trễ gây khó khăn và mất thời gian trong công tác tuyển dụng của công ty nhé!

16*. "Tuyệt đối" đừng bao giờ thốt miệng dột dạ nói những điều tiêu cực về công ty cũ của bạn

Câu này hầu như công ty/tập đoàn nào cũng sẽ hỏi và nó là "câu chính" để đánh giá sự khôn ngoan của bạn, nếu bạn nói xấu công ty cũ khả năng bạn sẽ thất bại "ngay từ vòng gửi xe" là RẤT CAO.

Đây một số mẹo nhỏ giúp bạn hình thành một câu trả lời câu hỏi vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ một cách hợp lý và thuyết phục:

- Trung thực tương đối: Bạn không cần phải nói lý do chính xác, chỉ cần thể hiện nó một cách tương đối. Nếu lý do là bạn không có nhiều cơ hội để phát huy năng lực của mình; thì bạn có thể bắt đầu bằng việc mô tả một số việc mà mình đã làm được, sau đó nói rằng mình có thể làm được nhiều hơn thế nữa nhưng lại không được trao cơ hội. Như vậy, bạn chắc chắn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng và cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn.

- Trả lời ngắn gọn và luôn lạc quan: Với câu hỏi này, hãy trả lời ngắn gọn nhất có thể vì bạn sẽ rất dễ mắc phải sai lầm khi trình bày lý do. Chỉ 1 hoặc 2 câu là đủ; và nếu có thể, hãy cố gắng sử dụng những từ ngữ tích cực và lạc quan nhất.

- Chuẩn bị câu trả lời trước khi đến phỏng vấn: Luyện tập câu trả lời trước khi đến phỏng vấn để có thể trình bày một cách trôi chảy và tự tin nhất. Bạn cũng sẽ không bị bất ngờ khi bị đặt một câu hỏi khó nhằn như thế này, đặc biệt là khi bạn bị sa thải khỏi công ty trước.

Những Câu Trả Lời Hay cho vấn đề thứ 16 khi bị hỏi:

1. Thực lòng mà nói, tôi chưa có ý định chuyển việc nhưng một người bạn đã giới thiệu cho tôi công việc này. Tôi đã nghiên cứu rất kĩ và thấy rằng đây chính là một cơ hội tốt để tôi phát huy năng cực của mình.

2. Tôi không may mắn bị sa thải vì công ty cắt giảm nhân sự.

3. Tôi muốn vận dụng những kiến thức về giáo dục và công nghệ mà gần đây mình đã học được vào công việc mới này vì công việc ở công ty cũ không cho phép tôi làm điều đó.

4. Tôi đã phải nghỉ việc ở công ty cũ một thời gian để chăm sóc người thân bị ốm, nhưng bây giờ người đó đã hoàn toàn bình phục và tôi có thể tiếp tục quay lại làm việc.

5. Sau bao năm làm việc thì tôi thấy mình cần thay đổi; do đó, tôi đã lựa chọn nghỉ việc để tìm kiếm một môi trường làm việc mới với nhiều thử thách hơn.

6. Tôi từ chức để tìm một việc khác gần nhà hơn và có thể giúp tôi phát huy tối đa kỹ năng và kinh nghiệm của mình.

7. Tôi là người ưa sáng tạo và luôn mong muốn tìm kiếm những thử thách mới, và muốn vận dụng những kĩ năng và kinh nghiệm mà mình tích lũy được vào một vị trí công việc hoàn toàn mới.

8. Trước đây, văn phòng ở quá xa khiến tôi phải dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để đi làm; do đó, tôi muốn tìm một công việc gần nhà hơn trước.

9. Công việc cũ của tôi đòi hỏi phải thành thạo rất nhiều kĩ năng nhưng nó lại chẳng phù hợp với những gì tôi đã được học. Vậy nên, tôi lựa chọn tìm kiếm một công việc mới phù hợp hơn với nền tảng giáo dục và kinh nghiệm của mình.

--------------

*Trước khi đi phỏng vấn phải bảo đảm những chỉ tiêu chuẩn mực sau:

1. Tìm hiểu về công ty/tập đoàn bạn đang ứng tuyển:

Dù ứng tuyển ở bất kỳ vị trí nào, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về công ty qua những thông tin trên website, Google hoặc từ những người quen đã và đang làm việc tại đó. Điều này giúp bạn xác định được môi trường công ty có phù hợp với định hướng, phong cách của mình hay không. Hơn nữa trong buổi phỏng vấn, việc bạn hiểu rõ về công ty là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ đánh giá bạn thật sự nghiêm túc khi ứng tuyển vào công ty.

2. Tập luyện trước buổi phỏng vấn

Dù bạn giỏi đến đâu mà không có sự luyện tập trước thì rất có thể vẫn sẽ lúng túng khi gặp phải các tình huống bất ngờ. Vì vậy hãy tổng hợp lại những thông tin cơ bản về bản thân, xem lại các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Sau đó tự luyện tập cách trả lời hoặc nhờ bạn bè, người thân hỏi các câu hỏi mà mình đã chuẩn bị để có thể tự tin hơn khi phỏng vấn thật.

3. Phải đảm bảo nắm đúng thời gian và đến khi phỏng vấn phải đi đúng giờ như quy định

Nguyên tắc về giờ giấc là rất quan trọng trong mọi việc, mọi tổ chức, không riêng đối với buổi phỏng vấn. Bạn nên đến nơi phỏng vấn sớm hơn khoảng 15 - 20 phút đối với phỏng vấn offline và tham gia cuộc gọi sớm hơn 10 - 15 phút đối với phỏng vấn online.

Trong trường hợp có việc đột xuất, bạn nên sắp xếp và cố gắng đến đúng giờ. Tuy vậy lời khuyên dành cho bạn vẫn là đến sớm để chuẩn bị tinh thần và phòng ngừa những tình huống bất ngờ xảy ra.

4. Phải chuẩn bị hồ sơ xin việc và kỹ năng PV kĩ càng vì có thể nhà tuyển dụng đang thử tài năng thiên bẩm của bạn.

 

https://cdn.noron.vn/2021/12/13/arh2-1639371160_1024.jpg
Từ khóa: 

kỹ năng nghề

,

rèn luyện kỹ năng mềm

,

học kỹ năng mềm

,

cơ hội nghề nghiệp

,

khởi nghiệp

,

kỹ năng mềm

Bài viết rất hay, nếu thêm một vài hình ảnh nữa sẽ càng sinh động hơn đó bạn :)

Trả lời

Bài viết rất hay, nếu thêm một vài hình ảnh nữa sẽ càng sinh động hơn đó bạn :)

=))) theo bạn từ bình luận sang bài viết. Thực sự rất chất lượng ^^ Bản thân mình cũng cần những lời khuyên chi tiết như thế này thay vì những cái chung chung kiểu: Đến sớm, ăn mặc lịch sự,...