Có đúng là iOS bảo mật tốt hơn Android?

  1. Công nghệ thông tin

Nghe nhiều người bảo thích dùng iPhone vì bảo mật tốt hơn, có đúng thế không ạ?

Từ khóa: 

ios

,

iphone

,

android

,

công nghệ thông tin

Apple và Google luôn có sự cạnh tranh không ngừng trong mỗi ngày, và cả hai luôn đặt bảo mật là ưu tiên hàng đầu dành cho người dùng. Tuy Android có nhiều lợi thế hơn so với IOS về tính năng mở và khả năng ứng biến nhưng từ trước tới nay hệ điều hành IOS vẫn được đánh giá vượt trội hơn về khả năng bảo mật. Vậy Apple đã xây dựng những gì để có tính năng này?

Apple là một hệ sinh thái khép kín

Apple là một hệ sinh thái khép kín hoàn toàn bởi "gã khổng lồ" này có quyền kiểm soát mọi thứ từ phần cứng đến phần mềm. Nó giúp việc kiểm soát thông tin, truy cập một cách dễ dàng hơn, nhanh hơn, tiện lợi hơn. Android thì hoàn toàn khác, bởi đây là một hệ điều hành mở, điều này cho phép người dùng sử dụng thoải mái hơn trong các việc cài đặt ứng dụng, các thương hiệu sử dụng được phép tùy biến theo nét riêng của từng hãng như Samsung, Xiaomi, OPPO,...

- Chưa kể trong tương lai, Apple có thể đang đẩy mạnh hơn kế hoạch "bí mật" phát triển hệ thống tài chính cho riêng mình. Nhiều khả năng hãng sẽ không cần thông qua bên thứ 3 để cung cấp thanh toán như cổng Square nữa.

Apple cập nhật phần mềm thường xuyên, nhanh chóng và kịp thời

Apple rất chăm cập nhập phần mềm, khắc phục lỗi và lỗ hổng, đồng thời đưa ra những tính năng tiện lợi, nhanh chóng đến cho người dùng. Trong khi hệ điều hành Android là hệ điều hành mở, vì thế hãng phải chờ những bản cập nhật lớn từ Google.

iPhone luôn được Apple bao bọc đến cả những dòng máy đã cũ như iPhone 6s, bởi càng bảo vệ được nhiều thiết bị thì hệ sinh thái sẽ càng an toàn. Chỉ trong 6 tháng, IOS 14 đã được cài đặt trên 90% thiết bị. Trong khi đó, Android 11 phát hành đồng thời với IOS 14 nhưng chỉ ước tính 25% số thiết bị đang sử dụng nó trong vòng 6 tháng kể từ khi phát hành.

Công nghệ Sandboxing

Công nghệ Sandboxing đang được Apple sử dụng trên toàn bộ ứng dụng của App Store. Nó được thiết kế để ngăn các ứng dụng thu thập hoặc sửa đổi thông tin do các ứng dụng khác lưu trữ. Khi một ứng dụng sử dụng được bật, Sandboxing sẽ tạo một bức tường để cách ly ứng dụng với phần còn lại của hệ điều hành như hình ảnh, các tệp thư mục, mạng, danh bạ, vị trí,…

App Store cũng đươc kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt. Để chống lại việc xâm nhập mã độ, hãng đã rất cẩn trọng trong quá trình xét duyệt ứng dụng trên App Store của mình. Chính sách Google Play tương tự cũng có nhưng không hoàn toàn mạnh mẽ và gắt gao như Apple. => Tóm lại qua bài viết này có thể thấy Apple rất chỉnh chu và tin cậy trong việc nâng cao bảo mật của mình, nhưng điều đó không có nghĩa rằng Android thì không. Việc so sánh khả năng bảo mật thông qua các mối đe dọa nghiêm trọng lại chỉ đúng tùy từng thời điểm, vì không ai biết rằng trong tương lai liệu có xảy ra vụ việc nào nghiêm trọng hay không.

Trả lời

Apple và Google luôn có sự cạnh tranh không ngừng trong mỗi ngày, và cả hai luôn đặt bảo mật là ưu tiên hàng đầu dành cho người dùng. Tuy Android có nhiều lợi thế hơn so với IOS về tính năng mở và khả năng ứng biến nhưng từ trước tới nay hệ điều hành IOS vẫn được đánh giá vượt trội hơn về khả năng bảo mật. Vậy Apple đã xây dựng những gì để có tính năng này?

Apple là một hệ sinh thái khép kín

Apple là một hệ sinh thái khép kín hoàn toàn bởi "gã khổng lồ" này có quyền kiểm soát mọi thứ từ phần cứng đến phần mềm. Nó giúp việc kiểm soát thông tin, truy cập một cách dễ dàng hơn, nhanh hơn, tiện lợi hơn. Android thì hoàn toàn khác, bởi đây là một hệ điều hành mở, điều này cho phép người dùng sử dụng thoải mái hơn trong các việc cài đặt ứng dụng, các thương hiệu sử dụng được phép tùy biến theo nét riêng của từng hãng như Samsung, Xiaomi, OPPO,...

- Chưa kể trong tương lai, Apple có thể đang đẩy mạnh hơn kế hoạch "bí mật" phát triển hệ thống tài chính cho riêng mình. Nhiều khả năng hãng sẽ không cần thông qua bên thứ 3 để cung cấp thanh toán như cổng Square nữa.

Apple cập nhật phần mềm thường xuyên, nhanh chóng và kịp thời

Apple rất chăm cập nhập phần mềm, khắc phục lỗi và lỗ hổng, đồng thời đưa ra những tính năng tiện lợi, nhanh chóng đến cho người dùng. Trong khi hệ điều hành Android là hệ điều hành mở, vì thế hãng phải chờ những bản cập nhật lớn từ Google.

iPhone luôn được Apple bao bọc đến cả những dòng máy đã cũ như iPhone 6s, bởi càng bảo vệ được nhiều thiết bị thì hệ sinh thái sẽ càng an toàn. Chỉ trong 6 tháng, IOS 14 đã được cài đặt trên 90% thiết bị. Trong khi đó, Android 11 phát hành đồng thời với IOS 14 nhưng chỉ ước tính 25% số thiết bị đang sử dụng nó trong vòng 6 tháng kể từ khi phát hành.

Công nghệ Sandboxing

Công nghệ Sandboxing đang được Apple sử dụng trên toàn bộ ứng dụng của App Store. Nó được thiết kế để ngăn các ứng dụng thu thập hoặc sửa đổi thông tin do các ứng dụng khác lưu trữ. Khi một ứng dụng sử dụng được bật, Sandboxing sẽ tạo một bức tường để cách ly ứng dụng với phần còn lại của hệ điều hành như hình ảnh, các tệp thư mục, mạng, danh bạ, vị trí,…

App Store cũng đươc kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt. Để chống lại việc xâm nhập mã độ, hãng đã rất cẩn trọng trong quá trình xét duyệt ứng dụng trên App Store của mình. Chính sách Google Play tương tự cũng có nhưng không hoàn toàn mạnh mẽ và gắt gao như Apple. => Tóm lại qua bài viết này có thể thấy Apple rất chỉnh chu và tin cậy trong việc nâng cao bảo mật của mình, nhưng điều đó không có nghĩa rằng Android thì không. Việc so sánh khả năng bảo mật thông qua các mối đe dọa nghiêm trọng lại chỉ đúng tùy từng thời điểm, vì không ai biết rằng trong tương lai liệu có xảy ra vụ việc nào nghiêm trọng hay không.