"Có nhất thiết phải đi xe sang nhưng sống quá nhanh và tàn phá tất cả'', bạn có đồng ý với quan điểm này của PTT Vũ Đức Đam?

  1. Phong cách sống

  2. Xã hội

Trong một cuộc hội nghị, chia sẻ về quy hoạch đặt mục tiêu tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng cho biết, nhiều chuyên gia nước ngoài khẳng định ở một số nước phát triển, thu nhập rất cao nhưng họ sống 3 tiếng/ngày trên tàu điện, không muốn lập gia đình.

Và họ rất đồng tình với định hướng của Việt Nam là nước ta không thể nghèo, không cần quá giàu, cần vừa phải, nhưng có cuộc sống an toàn và có nhiều tình yêu thương giữa con người với nhau, giữa con người với thiên nhiên và vạn vật.

“Có chuyên gia nói họ đến từ nước phát triển nhất, nhưng nếu được ước, họ ước được quay lại như Việt Nam và phát triển theo định hướng này.Không thể đi xe đạp, không đi xe gắn máy vì khi trời mưa sẽ ướt, nhưng có thể đi xe Toyota thì còn hơn là đi xe Lexus mà sống quá nhanh và tàn phá tất cả” - Lời Phó Thủ tướng.

Nguồn:

Từ khóa: 

quan điểm của bạn

,

tin nóng

,

phong cách sống

,

xã hội

Đúng kiểu lãnh đạo dân túy luôn. 

  • Nếu tiền ko phải là vấn đề, 100 đứa mua xe hỏi nó chọn lếch xù hay con buổi sáng, 99 đứa chọn lếch, thằng còn lại hẳn là bị mù.
  • Ở nước ngoài, người ta có thể ngồi 3 tiếng trên tàu điện, nhưng là để đi hơn 100 km vào trung tâm làm việc và từ trung tâm thành phố về nhà; nhà họ ở là cái biệt thự ngoại ô sân vườn, tiện nghi đủ cả, không khí trong lành; ngồi tàu điện có thể đọc sách, lấy laptop ra làm việc hoặc ngủ.
  • Trong khi ở VN, ở thành phố kiểu HN/HCM, nếu khoảng cách từ nhà đến cơ quan 10km+, khả năng cao là hàng ngày bạn cũng phải phơi mặt 2h trên đường, hít đủ khói bụi, lết từng mét ở những điểm đen giao thông. Hạ tầng giao thông yếu kém hoàn toàn ko đáp ứng được nhu cầu giao thông hiện tại, chưa kể đến quy hoạch bừa bãi chung cư xây tràn lan, tùm lum. Ko chung cư thì nhà cũng toàn nhà ống, siêu mỏng, ngõ hẻm... Tàu điện thì muốn đi cũng chịu, cả nước mới có 1 tuyến chay được. Thế nên, theo mềnh nếu được hỏi là chọn 3h trên tàu điện hay 1h30-2h trên xe máy thì đa phần cũng chọn ngồi tàu điện thôi.
  • Chuyên gia nói abcxyz nhưng chuyên gia nào, đến từ nước nào thì PTT ko nói. Cho chuyên gia sang VN lái xe máy qua ngã tư khổ giờ cao điểm mấy hôm mưa rét chắc chỉ độ 1 tuần là chuyên gia chạy mất dép luôn.
  • Chuyên gia nào đó, ở nước nào đó phát biểu "không cần quá giàu, cần vừa phải, nhưng có cuộc sống an toàn và có nhiều tình yêu thương giữa con người với nhau, giữa con người với thiên nhiên và vạn vật" trên nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển hoàn thiện, PPP 77k (x4 bình quân thế giới) như Thụy Sĩ, hay 69k (x3.7 tg) như Mẽo thì dễ mà. Chứ cắc ké như VN PPP có hơn 11k (0.6 tg) mà kêu cứ phát triển làng nhàng là được thì muôn đời nghèo, đi làm culi cho đám kia. 
Trả lời

Đúng kiểu lãnh đạo dân túy luôn. 

  • Nếu tiền ko phải là vấn đề, 100 đứa mua xe hỏi nó chọn lếch xù hay con buổi sáng, 99 đứa chọn lếch, thằng còn lại hẳn là bị mù.
  • Ở nước ngoài, người ta có thể ngồi 3 tiếng trên tàu điện, nhưng là để đi hơn 100 km vào trung tâm làm việc và từ trung tâm thành phố về nhà; nhà họ ở là cái biệt thự ngoại ô sân vườn, tiện nghi đủ cả, không khí trong lành; ngồi tàu điện có thể đọc sách, lấy laptop ra làm việc hoặc ngủ.
  • Trong khi ở VN, ở thành phố kiểu HN/HCM, nếu khoảng cách từ nhà đến cơ quan 10km+, khả năng cao là hàng ngày bạn cũng phải phơi mặt 2h trên đường, hít đủ khói bụi, lết từng mét ở những điểm đen giao thông. Hạ tầng giao thông yếu kém hoàn toàn ko đáp ứng được nhu cầu giao thông hiện tại, chưa kể đến quy hoạch bừa bãi chung cư xây tràn lan, tùm lum. Ko chung cư thì nhà cũng toàn nhà ống, siêu mỏng, ngõ hẻm... Tàu điện thì muốn đi cũng chịu, cả nước mới có 1 tuyến chay được. Thế nên, theo mềnh nếu được hỏi là chọn 3h trên tàu điện hay 1h30-2h trên xe máy thì đa phần cũng chọn ngồi tàu điện thôi.
  • Chuyên gia nói abcxyz nhưng chuyên gia nào, đến từ nước nào thì PTT ko nói. Cho chuyên gia sang VN lái xe máy qua ngã tư khổ giờ cao điểm mấy hôm mưa rét chắc chỉ độ 1 tuần là chuyên gia chạy mất dép luôn.
  • Chuyên gia nào đó, ở nước nào đó phát biểu "không cần quá giàu, cần vừa phải, nhưng có cuộc sống an toàn và có nhiều tình yêu thương giữa con người với nhau, giữa con người với thiên nhiên và vạn vật" trên nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển hoàn thiện, PPP 77k (x4 bình quân thế giới) như Thụy Sĩ, hay 69k (x3.7 tg) như Mẽo thì dễ mà. Chứ cắc ké như VN PPP có hơn 11k (0.6 tg) mà kêu cứ phát triển làng nhàng là được thì muôn đời nghèo, đi làm culi cho đám kia. 

«"Có nhất thiết phải đi xe sang nhưng sống quá nhanh và tàn phá tất cả'', bạn có đồng ý với quan điểm này của PTT Vũ Đức Đam?»

Câu trả lời ngắn, ngay và luôn, là: — “Đồng Ý. Tại sao Không ?

• • •

Còn, nếu cảm thấy cần 'sờ sẫm' một tẹo cho rõ thêm chủ đề, thì nên chấp nhận TRƯỚC 2 giải pháp gọn gàng (để khỏi bể nghễ, ê chề, than vãn..muộn màng VÌ PHẢI ĐỌC DÀI, mệt mắt):

❮1❯— để có thể đạt độ sâu cơ bản, nếu dự định.. xới đào vấn đề, đầu tiên và tốt nhất nên gạt ngang/bỏ ngoài yếu tố “PTT Đam phát biểu” (lý do ? thì.. — những ai quen thở chậm đều thừa năng lực hiểu-tại sao), chớ ĐỔ THỪA/vịn bám, lạc trôi này nọ lọ chai;

❮2❯— nên sớm nhận ra: 

câu chuyện «TẠI SAO “định hướng tầm nhìn của Việt Nam đến năm 2050 là KHÔNG THỂ nghèo, KHÔNG CẦN quá giàu, CẦN vừa phải, CẦN có cuộc sống an toàn, văn hóa, văn minh, KHÔNG tàn phá tất cả”», có ĐÍCH CUỐI là:

để CÂN ĐỐI chứ không phải (và cũng không thể) để KỀM HÃM lòng ham muốn (không nên dùng từ "lòng tham") của một lượng người Việt (dù chỉ dao động xung quanh mức.. đâu đó 1% của hơn 98 triệu cư dân nội địa) luôn luôn sinh tồn và vui sống ro ro, bất chấp thời cuộc. Thậm chí, "lòng ham muốn thiện lành" này, đang truyền cảm hứng cho.. tận hơn 8O% số dân còn lại.

https://cdn.noron.vn/2022/12/16/3914235385297625-1671195115.jpg

• • •

.. Nếu cần xem nhiều hơn “một bức ảnh cãi cọ tiêu biểu” như trên, và, có thời gian thừa, chịu đọc, XIN VUI LÒNG nhấp nhẹ link sau:

https://www.noron.vn/post/an-yen-cung-nam-tay-nghiet-nga-12jhawtud1g

Trân trọng.. góp vui.

Mình thấy quan điểm này của bác Đam hợp tình, hợp lý đấy chứ.
Cả thế giới hàng năm vẫn đổ bỏ hàng chục triệu tấn thực phẩm, quần áo,... Chứng tỏ về cơ bản thế giới đã có năng lực sản xuất dư thừa để sử dụng, chỉ có điều nó không được phân bổ đồng đều. Trung Quốc đã nhận ra điều này và đã từ bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP, thay vào đó tập trung phát triển đồng đều, ổn định trên toàn quốc.
VN cũng nên suy nghĩ dần về định hướng như vậy.
Một quốc gia phát triển hay đang phát triển như VN cũng đều hướng tới một xã hội văn minh, thân thiện với môi trường và yêu thương đồng loại. Giá trị sống của một đời người không phải ai có nhiều tài sản mới là hạnh phúc. Với mình cuộc sống của đất nước Thụy điển hay Buhutan thật thanh bình với góc nhìn cho một người sinh ra tại Việt Nam không thích cuộc sống nơi quá ồn ào.
Ok ý kiến cũng hay.hi